8 loại trà thảo mộc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Uống một hoặc hai cốc trà thảo dược mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lưu ý, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống bất kỳ loại trà thảo dược nào.
Dưới đây là danh sách 8 loại trà thảo dược kỳ diệu có thể giúp quản lý lượng đường trong máu một cách tự nhiên:
Ảnh minh họa từ Internet
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Ngoài việc yêu cầu bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện lối sống lành mạnh nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, chỉ đơn giản là điều chỉnh một chút thói quen ăn uống hàng ngày của họ.
Bệnh nhân chủ yếu được khuyên nên cắt giảm đường, carbohydrate tinh chế, các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa từ chế độ ăn uống hàng ngày. Một vài loại trà thảo dược đã cho thấy tác dụng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Uống một hoặc hai cốc trà thảo dược mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Lưu ý, luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu uống bất kỳ loại trà thảo dược nào. Dưới đây là danh sách 8 loại trà thảo dược kỳ diệu có thể giúp quản lý lượng đường trong máu một cách tự nhiên:
Nhân sâm có xu hướng làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và tăng tiết insulin từ tuyến tụy. Nên uống một cốc trà nhân sâm mỗi sáng để kiểm soát mức đường huyết. Uống trà nhân sâm luôn luôn tốt hơn ăn nhân sâm sống.
Video đang HOT
Nha đam từ lâu đã được sử dụng làm thuốc thảo dược để điều trị nhiều căn bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tác dụng cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường typ 2 và làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người có triệu chứng tiền tiểu đường. Thêm 1 muỗng cà phê thạch nha đam vào tách trà đen, thảo dược hoặc trà xanh. Bạn cũng có thể mua trà nha đam có sẵn trên thị trường.
Xô thơm đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường hoạt động của hormone insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Đổ một chén lá xô thơm vào nước sôi và lọc nước thật kỹ trước khi uống
Nha đam từ lâu đã được sử dụng làm thuốc thảo dược để điều trị nhiều căn bệnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nha đam có tác dụng cải thiện các dấu hiệu của bệnh tiểu đường typ 2 và làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người có triệu chứng tiền tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet
Loại cây có mùi thơm này có công dụng chữa bệnh và làm nguyên liệu trong ẩm thực. Cỏ cà ri luôn được sử dụng trong y học Ayurvedic và y học Trung Quốc. Cỏ cà ri có nhiều chất xơ hòa tan giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hạt cây cỏ cà ri có thể cải thiện hầu hết các triệu chứng chuyển hóa liên quan đến cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2 bằng cách hạ mức đường huyết và cải thiện quá trình dung nạp glucose. Cở cà ri cũng giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Rễ và lá của loại thảo mộc Trung Quốc này được sử dụng nhiều trong những năm qua vì lợi ích sức khỏe của nó. Bồ công anh chứa các thành phần hoạt tính sinh học với các đặc tính chống bệnh tiểu đường tiềm năng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ lá bồ công anh và bột rễ cây đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường loại 2.
Trà Ô Long
Mức caffeine trong loại trà nổi tiếng của Trung Quốc này có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường type 2 giảm lượng đường trong máu. Sử dụng 2 muỗng cà phê lá ô long trong một cốc nước nóng và ủ từ 1 đến 5 phút. Tránh sử dụng nước sôi để hãm loại thảo dược này.
Theo Tiền phong
Một nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đường, chớ coi thường!
Tiểu đường loại 2 là một dịch bệnh về sức khỏe trên toàn thế giới, và những người mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 4 lần.
Shutterstock
Bệnh tiểu đường loại 2 là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Insulin là một loại hoóc môn điều chỉnh lượng đường trong máu và khi một người có lượng đường trong máu quá cao, có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.
Có một nguyên nhân chính khiến ngày càng có nhiều người mắc bệnh này và biết được nguyên nhân này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Và nguyên nhân chính gây ra sự gia tăng liên tục của bệnh tiểu đường loại 2, đó chính là béo phì, theo Express.
Trang Diabetes.co.uk cho biết: Tuy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có chứng cứ rõ ràng rằng thừa cân chiếm tới 80 - 85% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một thực tế không thể chối cãi là nếu bị thừa cân hoặc béo phì, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, đặc biệt nếu bị tích tụ mỡ thừa quanh bụng.
Bệnh tiểu đường loại 2 đã trở thành đại dịch toàn cầu, lan rộng từ các quốc gia giàu có đến các nền kinh tế mới nổi của châu Á, châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Mặc dù các yếu tố di truyền đóng một phần trong việc phát triển bệnh tiểu đường, tốc độ gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường phần lớn là do dịch bệnh béo phì.
Bệnh tiểu đường loại 2 phát triển do sự tích tụ mỡ xung quanh các tế bào cơ và gan và 90% dạng bệnh này là thừa cân hoặc béo phì, theo Express.
Chris Askew, giám đốc điều hành của cơ quan về bệnh tiểu đường Anh quốc, cho biết cứ 3 phút có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2, cho thấy tốc độ đáng sợ khi số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng.
Tuy nhiên, 3/5 trường hợp bệnh tiểu đường loại 2 có thể được ngăn chặn hoặc trì hoãn bằng cách ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Phải hành động để giải quyết dịch bệnh béo phì, nhằm kìm hãm sự gia tăng của bệnh tiểu đường loại 2.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 là đi tiểu thường xuyên, khát nước ngày càng nhiều, luôn cảm thấy đói bụng, nhìn mờ .
Theo Express
Chế độ ăn ít carb giúp giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2 Nghiên cứu mới từ Đại học bang Ohio phát hiện chế độ ăn ít carb có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường cao hơn, ngay cả khi không giảm cân. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề sức khỏe nhất định của một người, bao...