8 loại quả giàu canxi chẳng kém gì sữa, mẹ bổ sung ngay mà không lo bị béo
Không chỉ sữa mà nhiều loại hoa quả cũng chứa hàm lượng canxi rất cao và tốt cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung canxi cần thiết cho từng giai đoạn phát triển của thai nhi, phòng tránh trẻ bị sinh non, thiếu cân, còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ bị loãng xương. Việc bổ sung canxi cho bà bầu cần tuân thủ về liều lượng, thời gian và cách bổ sung phù hợp để có được hiệu quả nhất.
Theo Webmd, cơ thể không thể tự sản sinh ra canxi, vì vậy cần phải bổ sung canxi bằng thực phẩm cũng như những sản phẩm thuốc khi cần thiết. Khi bổ sung bằng thực phẩm thì mẹ bầu thường lựa chọn uống sữa. Tuy nhiên có những trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, không uống được sữa thì hoàn toàn có thể bổ sung canxi bằng các loại trái cây dưới đây.
Trái cây họ cam, quýt
Cam, quýt là một trong những loại trái cây giàu canxi mà mẹ có thể bổ sung cả trong khi mang thai và sau khi sinh nở. Không chỉ cung cấp hàm lượng lớn canxi, loại trái cây này còn giúp cơ thể khỏe khoắn hơn và tăng sức đề kháng.
Chuối
Chuối rất giàu chất xơ, giúp mẹ bầu “đối phó” với các vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ. Chuối còn dồi dào hàm lượng vitamin C, vitamin B6, axit folic, và các khoáng chất như: sắt, magie, kali, canxi, kẽm… omega-3, omega-6.
Mẹ bầu ăn chuối giúp thai nhi cao lớn, có hệ xương chắc khỏe và thông minh vượt trội.
Chuối rất giàu chất xơ, giúp mẹ bầu “đối phó” với các vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ. (Ảnh minh họa)
Đu đủ chín
Video đang HOT
Đu đủ chín là trái cây chứa nhiều vitamin A, beta – carotene, vitamin C, canxi và sắt. Ăn đu đủ chín sẽ giúp bà bầu giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch, tránh tình trạng táo bón và tốt cho sự phát triển thị giác của thai nhi.
Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn đu đủ chín 2 lần/ tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 1 miếng là đủ. Vì vị ngọt của đu đủ chín có thể khiến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Ăn quá nhiều đu đủ sẽ gây kích thích ruột già do đặc tính nhuận tràng và có thể gây vàng da. Các mẹ bầu hãy lưu ý loại bỏ hoàn toàn hạt đu đủ trước khi ăn vì có chứa độc.
Kiwi
Quả kiwi giàu nước, dồi dào các vitamin A, C, E, các vitamin nhóm B, axit folic. Kiwi còn chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: mangan, kẽm, sắt, đồng, kali, magie, đặc biệt là kiwi rất giàu canxi, trong 100gam kiwi chứa tới 34mg canxi.
Mẹ bầu nên bổ sung canxi hàng ngày bằng việc nhấm nháp một chút kiwi, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại tăng cường miễn dịch, chống táo bón, còn cung cấp canxi cho hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe.
Ổi
Ổi là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C, E, chất xơ và các khoáng chất như kali, canxi cực dồi dào. Mẹ bầu ăn ổi hoặc uống nước ép ổi trong thai kỳ sẽ giúp bổ sung vitamin C chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, ổi giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa, canxi trong ổi còn giúp hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe, tránh các bệnh về xương như còi cọc, thấp lùn.
Canxi trong ổi còn giúp hệ xương và răng thai nhi chắc khỏe. (Ảnh minh họa)
Trái cây sấy khô
Những loại trái cây sấy khô như mận sấy, nho khô, đào khô… chứa rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng. Lượng canxi lớn trong trái cây sấy khô sẽ rất tốt cho xương và răng của trẻ.
Mẹ có thể nhâm nhi những thực phẩm này hàng ngày để đánh bay những cơn ốm nghén. Tuy nhiên, chị em cần lựa chọn những loại quả được chế biến bảo đảm an toàn thực phẩm.
Quả sung
Không chỉ giàu canxi, quả sung còn chứa lượng chất xơ lớn, giúp mẹ bầu ngăn ngừa triệu chứng táo bón, trĩ – những triệu chứng rất phổ biến khi mang thai.
Sung là loại quả quen thuộc và rất giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Mẹ ơi, tuyệt chiêu giúp con tạm biệt rối loạn tiêu hóa và biếng ăn đây nhé!
Có rất nhiều bí kíp đơn giản giúp mẹ bé điều trị dứt điểm cho con chứng suy dinh dưỡng, biếng ăn và nhất là chứng rối loạn tiêu hóa (RLTH) dai dẳng cho bé.
Nguyên nhân bé thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa (RLTH)?
- Bé được áp dụng chế độ ăn uống trong khi ăn dặm không hợp lý, giàu đạm, đường, chất béo nhưng ít chất xơ, vitamin, chất khoáng... khiến cơ thể trẻ không hấp thu tốt. Từ đó gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho trẻ.
- Bé đã bị rối loạn tiêu hóa nhưng mẹ bé áp dụng các biện pháp khắc phục không đúng cách khiến bệnh chưa giải quyết được tận gốc. Điều này làm trẻ vừa mới điều trị gần dứt đã tái diễn trở lại.
RLTH làm trẻ khó chịu, mệt mỏi (Ảnh minh họa)
Hậu quả khi bé bị RLTH lặp đi lặp lại?
- RLTH làm trẻ khó chịu, mệt mỏi, lười vận động, thức ăn hơn khó tiêu hóa hơn, làm cơ thể hấp thu ít hơn, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương nghiêm trọng.
- RLTH gây rối loạn vị giác, nhất là với trẻ uống thuốc kháng sinh. Nó khiến trẻ biếng ăn, ăn ít lại, cơ thể không nạp đủ dưỡng chất.
- Khi tình trạng RLTH tiếp diễn quá dài, trẻ dễ bị suy sụp, khó trở lại trạng thái mạnh khỏe lúc đầu.
Bí kíp đơn giản giúp bé tránh xa RLTH và biếng ăn
Để giải quyết dứt điểm và tận gốc chứng RLTH cũng như biếng ăn ở trẻ, mẹ bé cần bỏ túi bí quyết đơn giản song thiết thực sau:
Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học và ổn định cho bé
Để giữ sức khoẻ tốt nhất cho bé, mẹ bé nên đảm bảo cho trẻ ăn uống khoa học và ổn định hàng ngày. Cần lưu ý cho bé ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là tinh bột (cơm, cháo, bột, bún, miến, bánh trưng...), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, giò, chả...), vitamin, muối khoáng (rau, củ quả) và dầu mỡ một cách cân đối, đa dạng. Tránh tình trạng ăn quá nhiều chất đạm, chất béo lại thiếu rau xanh, hoa quả tươi.
Để đảm bảo cho con ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tăng khả năng hấp thu và khôi phục vị giác của bé, tùy theo độ tuổi ăn dặm, mẹ bé nên cho con kết thân với những hương vị tự nhiên, không sử dụng chất tạo màu, chất bảo quản.
Ngay cả khi cho con ra ngoài chơi hoặc đi du lịch, mẹ bé nhất thiết phải nấu sẵn đồ ăn cho trẻ, để vào bình giữ nhiệt hay phích, tới nơi đến bữa hâm lại cho trẻ ăn. Hoặc mua những sản phẩm cháo, bột dưỡng, súp kể trên vừa tiện lợi khi mang đi chơi hoặc du lịch, lại có nhiều hương vị khác nhau hỗ trợ bé trong quá trình ăn dặm, đầy đủ dưỡng chất khiến trẻ không táo bón hay bị rối loạn tiêu hóa, vị ngon phù hợp với vị giác giúp trẻ khôi phục vị giác, kích thích ăn và tập cho bé làm quen dần với bữa ăn hằng ngày.
Bữa nào bé ăn ít, mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ một cốc sữa hay sữa chua. Cần hạn chế ăn vặt trước bữa ăn chính và nên được tính toán bù trừ trong khẩu phần để tránh trẻ ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Bổ sung kẽm và acid folic khôi phục vị giác của trẻ
Kẽm và acid folic, là khoáng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản xuất được, sẽ kích thích vị giác của trẻ, cho con có cảm giác thèm ăn. Từ đó con sẽ ăn ngon miệng hơn.
Bổ sung vitamin và acid amin để gia tăng khả năng hấp thu của bé
Việc bổ sung cho con uống các loại sữa bột trên đồng thời còn hỗ trợ bổ sung các vitamin và acid amin thiết yếu như vitamin B (B1, B2, B5, B6, B9...), các acid amin giúp tạo môi trường đường ruột thuận lợi, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cơ thể bé hấp thu tối đa dưỡng chất.
Bổ sung một đợt men vi sinh cho bé
Mẹ bé có thể cho con uống 1 đợt men vi sinh để bổ sung ngay cho bé hàng triệu vi sinh có ích nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu và lượng ăn tốt nhất Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu cung cấp một phần lượng canxi thiết yếu trong suốt quá trình mang thai. Nhưng lượng ăn bao nhiêu để có thể hấp thụ tốt canxi từ thực phẩm thì mẹ bầu cần chú ý. Canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Mẹ thiếu canxi...