8 kỳ vọng vào quân đội giúp TP.HCM giảm thiểu tác hại của COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành tại TP.HCM, mọi sự giúp sức đều quý báu.
Sự giúp sức của một tổ chức có tính kỷ luật cao, trang bị hiện đại, chuyên nghiệp của lực lượng quân đội càng quý báu.
Lực lượng quân nhân Trung đoàn 88, Sư 302 (QK7), Học viện Quân y ( Bộ Quốc phòng) phối hợp cùng lực lượng tại chỗ tuần tra bên trong địa bàn quận 4 – Ảnh: TỰ TRUNG
Từ 0h hôm nay 23-8, toàn TP.HCM đã bước vào những ngày tăng cường các biện pháp mạnh giãn cách xã hội, xét nghiệm truy vết F0.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây ra thảm họa tại TP.HCM, mọi sự giúp sức đều quý báu. Sự giúp sức của một tổ chức có tính kỷ luật cao, trang bị hiện đại, chuyên nghiệp của lực lượng quân đội càng quý báu.
Nguồn lực quý báu này, cần được tối ưu hóa như thế nào, theo trật tự nào?
Thứ nhất , đa số đều đồng tình và mong đợi việc đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19. Quân đội không mang đến vắc xin, nhưng có thể mang đến sự trật tự trong tiêm vắc xin, hạn chế tối đa việc không tuân thủ khoảng cách và 5K trong tiêm vắc xin, biến điểm tiêm vắc xin thành điểm lây nhiễm.
Khi dừng kinh doanh các phương tiện vận tải hành khách sẽ gây khó cho người không có phương tiện cá nhân di chuyển đến địa điểm tiêm, các phương tiện vận tải của quân đội được kỳ vọng bù lấp khoảng trống này.
Thứ hai , bên cạnh lực lượng quân y, trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân COVID-19, ở các bệnh viện hiện tại lực lượng lao công, hậu cần đã kiệt sức sau hơn 40 ngày “3 tại chỗ”, nên việc tiếp sức của các quân nhân sẽ rất hữu ích.
Thứ ba , áp dụng “giãn cách xã hội”, “cách ly xã hội” có tác dụng làm chậm tốc độ lây lan, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh của người nghèo.
Song song với chính sách hỗ trợ lương thực cho người nghèo, cần có lực lượng vận chuyển miễn phí lương thực tới cho người nghèo. Chỉ khi chính quyền có thể bảo đảm không ai bị chết đói thì người dân mới yên tâm “ai ở đâu ở yên tại chỗ”.
Thứ tư , hỗ trợ logistics. Dịch bùng phát, thương mại điện tử đã thay thế chợ truyền thống. Trong bối cảnh tỉ lệ giao hàng công nghệ (shipper) tiêm vắc xin COVID-19 đủ hai mũi còn thấp, việc giao hàng tự do có thể gây ra nguy cơ lây nhiễm giữa các khu vực.
Nếu cơ quan chức năng có thể tự xây dựng hoặc trưng mua một gói năng lực, bao gồm nhưng không hạn chế, kho bãi, server của các sàn thương mại điện tử (như Tiki, Shopee, Sendo…) rồi 24 tài khoản (account) tương ứng với địa bàn 24 quận/huyện cũ. Điểm khác biệt của các account này là bán giá tương đương thị trường, nhưng tiền ship bằng 0 đồng.
Video đang HOT
Bằng cách này, ưu thế công nghệ của thương mại điện tử được phát huy, “bàn tay vô hình” của thị trường không bị chặt, chuỗi cung ứng không bị đổ vỡ, xã hội tránh được thảm họa kép (dịch bệnh và đổ vỡ kinh tế).
Các sàn thương mại điện tử được quảng cáo miễn phí, chuỗi cung ứng được khôi phục, dân sinh được bảo đảm gần như bình thường. Phương tiện vận chuyển hai bánh có thể trưng dụng hoặc kêu gọi người dân cho mượn. Khi các shipper đã tiêm đủ hai mũi, quân đội cần rút nguồn lực sang hỗ trợ vận tải liên tỉnh.
Thứ năm , khi đỉnh dịch đi qua, hệ thống y tế quay trở lại có khả năng tiếp nhận cách ly F0, việc quay trở lại áp dụng xét nghiệm, cách ly sẽ giúp cộng đồng đi xuống chân dốc của dịch và trở về trạng thái bình thường nhanh hơn.
Bên cạnh hoạt động chính là xét nghiệm, việc vận chuyển trang thiết bị, dựng lán, thiết lập địa điểm và duy trì trật tự điểm xét nghiệm ở quy mô lớn (toàn dân), sự hỗ trợ của quân đội sẽ cho phép hoàn thành việc xét nghiệm được nhanh hơn.
Việc xét nghiệm không phải để “bóc tách”, mà để nhận diện, khoanh vùng, chí ít là nâng cao nhận thức của những người xung quanh để hạn chế tiếp xúc hơn nữa.
Thứ sáu , tổ chức mai táng cho các ca tử vong. Trong thời gian vừa qua, sự tham gia của quân đội vào hoạt động này đã thiết lập lại trật tự, người dân rất cảm kích.
Nay nếu có thêm lực lượng quân đội chi viện từ các vùng khác, có thể tổ chức việc hỏa thiêu ở các tỉnh lân cận, trong bối cảnh Bình Hưng Hòa bị quá tải, phải xếp hàng chờ vài ngày.
Sau đó đưa tro cốt trả về cho gia đình như thể tổ chức hỏa thiêu tại Bình Hưng Hòa. Với sự tham gia của quân đội, Việt Nam sẽ tránh được những cảnh đau lòng như người Ấn Độ phải trải qua.
Thứ bảy , giữ gìn trị an. Hiện nay lực lượng vũ trang của TP đang làm tốt việc này, nhưng sắp tới ngưỡng kiệt sức, tỉ lệ phơi nhiễm cao, sự chi viện của lực lượng quân sự từ bên ngoài sẽ bảo đảm COVID-19 chỉ là đại dịch y tế, không kéo theo trộm cướp hôi của.
Thứ tám , tổ chức hồi hương có trật tự. COVID-19 không chỉ gây ra tử vong, khó khăn nhất thời, mà nó sẽ thay đổi vĩnh viễn nhiều trật tự kinh tế, xã hội. Nhiều ngành nghề biến mất, hoặc chưa nhìn thấy lối thoát trong 12 tháng tới.
Nên một bộ phận cư dân có nhu cầu quay về quê nhà mưu sinh chính đáng cần được tổ chức hồi hương một cách có trật tự. Lực lượng quân đội với kinh nghiệm, năng lực di tản chiến tranh sẽ thích hợp với nhiệm vụ này.
Việc triển khai lực lượng quân đội có tuần tự, bám sát diễn biến thực tế và có lộ trình, thông điệp nhất quán, rõ ràng sẽ tăng thêm niềm tin và phối hợp từ dân chúng.
Chồng mất để lại 7 triệu trong túi, vợ vừa làm cha làm mẹ nuôi 2 con
Chỉ với 7 triệu đồng trong ví chồng được bệnh viện đưa lại khi anh đột ngột ra đi vì tai nạn giao thông, chị Tuyết (38 tuổi) phải tạm gác mọi đau đớn để vừa làm cha, vừa làm mẹ một mình nuôi 2 con.
3 năm với 2 vụ tai nạn nghiêm trọng, nhưng không may mắn như lần đầu, lần sau chồng chị Tuyết không qua khỏi . ẢNH: BẮC BÌNH
"Người ở lại vừa đau buồn, nhớ thương, gánh nặng biết bao nhiêu cho con cái, cha mẹ và cả người bạn đời. Tai nạn giao thông thật ám ảnh", chị Trần Thị Ánh Tuyết (38 tuổi, ngụ Q.12, TP.HCM) mở đầu câu chuyện về cuộc đời mình.
"Nghe bác sĩ kết luận, tôi gục ngã"
Ngày 27.6.2019, anh Đỗ Hoài Thiện (sinh năm 1982) đi cùng 3 người khác trên chiếc Innova 7 chỗ từ TP.HCM về Sóc Trăng. Khi qua cầu Hàm Luông (tỉnh Bến Tre) thì va chạm với xe cẩu tuột dốc khiến cả hai xe bị văng xuống kênh. Vụ tai nạn khiến 3 người chết, trong đó có anh Thiện.
Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 người trên xe không qua khỏi . ẢNH: BẮC BÌNH
Đang loay hoay lo cơm nước, chị Tuyết nhận điện thoại nghe tin sét đánh ngang tai. "Tai nạn nghiêm trọng lắm", người báo tin nhấn mạnh khiến chị không khỏi lo lắng. Tức tốc, chị cùng với vài người bạn bè thân của chồng di chuyển xuống bệnh viện.
Trên đường đi, chị có linh tính chẳng lành nhưng vẫn luôn hy vọng phép màu sẽ xảy ra, vì chỉ 2 năm trước, chồng chị cũng bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, gãy xương hàm, xương đòn rất nặng mà anh còn có thể vượt qua được, chẳng thể nào, số anh lại bạc đến vậy...
Tới bệnh viện ở Bến Tre, nhìn chồng, chị càng tin vào linh tính của mình hơn. Cố kìm nén cảm xúc, chị cùng mọi người chuyển anh lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Tại đây, bác sĩ nói chồng chị không qua được vì bị sình làm ngạt đường thở. Bác sĩ chích cho một mũi thuốc vàng, giữ ấm cơ thể để kịp đưa anh về Tiền Giang lo hậu sự.
Người trụ cột của gia đình ra đi mãi... ẢNH: NVCC
Chị Tuyết tâm sự: "Dù biết là sẽ như vậy nhưng nghe bác sĩ kết luận thì tôi gục ngã hoàn toàn, tôi không thể gượng nổi. Vụ tai nạn trước kinh hoàng như vậy anh còn vượt qua được, sao lần này lại không. Bạn bè anh động viên bảo tôi không được khóc để còn lo hậu sự chu toàn cho anh và là chỗ dựa cho 2 con".
Lo xong hậu sự cho chồng, trở lại căn nhà 16m 2 ở Sài Gòn, suốt thời gian dài chị không thể chợp mắt. Cô con gái nhỏ vốn được ba cưng chiều nhất nhà cũng hụt hẫng, tay luôn ôm con gấu bông nhỏ, nói, cười rồi hát một mình.
"Năm đó bé nhỏ vào đầu lớp 2 mà không biết chữ gì, y như bị trầm cảm. Nhìn bạn nào chơi bên cha mẹ là nó thèm lắm. Tôi nghĩ thương con thiếu tình cảm của cha chứ không lo thiếu ăn thiếu mặc, tình cảm mới là thứ quan trọng. Trong nhà nhìn qua nhìn lại không có bóng người đàn ông buồn lắm. Phải mất hơn 1 năm, thấy tôi khóc nhiều quá, bé tự thay đổi. Hôm vừa rồi vẽ hình tặng sinh nhật mẹ nó còn vẽ mái nhà có cha ở đó nữa, nghĩ mà đứt ruột", chị bộc bạch.
Mẹ chị từ Thừa Thiên - Huế phải vào ở bên động viên, lo cho mấy mẹ con. Bạn bè của chồng cũng luôn chia sẻ, giúp đỡ ba mẹ con để chị vượt qua được cú sốc này.
Người sống vẫn phải bước tiếp...
Cầm 7 triệu trong ví của chồng được bệnh viện đưa lại, cũng là tất cả tài sản của gia đình lúc ấy, chị gạt nước mắt để bước qua nỗi đau. Mất đi người bạn đời, cũng là trụ cột gia đình, từ một người hay đau bệnh, chị Tuyết phải vực dậy để làm đủ công việc kiếm tiền chợ, nuôi con ăn học.
Con gái út vì thương nhớ cha mà một thời gian trầm cảm . ẢNH: V.P
Thời gian đầu, chị làm quản lý cho quán cà phê gần nhà, rảnh thì nhận thêm quần jean về cắt chỉ, mỗi cái được trả công 1.000 đồng. Mỗi ngày ngồi còng lưng cũng kiếm được gần 100.000 đồng đủ lo tiền chợ. Người hàng xóm thấy chị cắm mặt vào việc, rủ chị tham gia nhóm đọc kinh cầu nguyện và đi đến thăm những nơi nuôi dưỡng người già neo đơn làm thiện nguyện cho khuây khỏa.
Chị cho biết: "Tham gia nhiều hoạt động có ích, tích cực như vậy tinh thần tôi mới tốt hơn, sức khỏe cũng ổn định hơn. Từ khi chồng mất đến nay tôi chưa đi tái khám, khi nào đuối lắm thì đi bấm huyệt, rồi lại tiếp tục với những vòng quay của cuộc đời".
Sức khỏe yếu, nhưng khi chồng mất, chị Tuyết phải tự đứng lên để làm chỗ dựa cho con . ẢNH: V.P
Gần đây, chị học thêm nghề bán bảo hiểm và vừa bắt đầu với vài hợp đồng đầu tiên. Nhưng từ sau Tết, công việc chưa mấy thuận lợi. Hai cô con gái (lớp 9 và lớp 3) dần hiểu chuyện, tự giác học hành, phụ mẹ việc nhà là niềm động viên lớn nhất của chị.
Căn nhà chật chội vừa được bạn bè gom góp sửa sang sau 49 ngày của anh Thiện. Chị Tuyết nói: "Như có điềm vậy, trước ngày anh mất vài hôm là anh đóng chiếc kệ này và mua chiếc tủ lạnh mới. Trước đó, cả nhà chỉ mua tủ lạnh cũ vài trăm ngàn mà hư suốt. Khi hai vợ chồng nói chuyện, anh cũng hay nói mông lung những điều không hay, không ngờ chuyện này xảy ra thật".
Cũng may chồng chị còn có nhiều người anh em thương quý nên vẫn thường qua lại đốt cho anh nén nhang, hỗ trợ mấy mẹ con qua cơn ngặt nghèo. Dịp giáng sinh năm qua, cũng trùng với sinh nhật anh, mọi người đã góp được gần 10 triệu đồng đưa chị để sắm đồ Tết và đóng học phí cho 2 đứa nhỏ. Nhờ vậy, từ khi mất đi người trụ cột trong nhà, mấy mẹ con cũng chưa rơi vào cảnh túng thiếu.
"Tai nạn giao thông đột ngột lắm, sau vụ của chồng, ra đường tôi chạy chỉ 20km/h. Tôi cũng thường nhắc những người bạn ăn nhậu gì thì đón xe về. Dù biết tai nạn có thể ập đến bất kỳ lúc nào nhưng mình cẩn thận phòng ngừa thì hạn chế được phần nào, người ở lại là người đau khổ nhất nhưng cuộc sống vẫn phải vượt qua nỗi đau mà bước tiếp, vì con cái", chị chia sẻ.
Người phụ nữ ngày ngày chặn xe tải, xe đầu kéo xin đường cho học sinh ở TP.HCM Ngày hai lần, người phụ nữ cầm tấm bảng ra đứng giữa dòng xe cộ để giúp hàng nghìn học sinh qua đường an toàn khiến nhiều người thán phục. Hơn 7 tháng qua, người dân huyện Bình Chánh, TP.HCM quen thuộc với hình ảnh của bà Nguyễn Thị Bạch Phượng (62 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) hàng ngày cầm tấm bảng ghi...