8 hoạt động giao thông ở TPHCM được khôi phục với những điều kiện nào?
Bộ tiêu chí an toàn đầu tiên của TPHCM thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. 8 hoạt động chính sẽ được khôi phục lại khi đảm bảo tất cả tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 20/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM đã quyết định ban hành bộ tiêu chí an toàn đầu tiên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Bộ tiêu chí này nhằm đánh giá độ an toàn về các hoạt động thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu và thực hiện, bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 sẽ áp dụng đối với 8 hoạt động chính gồm: Vận tải hàng hóa; Vận tải hành khách; Hoạt động tại bến xe, bến phà, bến thủy nội địa vận chuyển hành khách, bến khách ngang sông; Hoạt động đào tạo sát hạch lái xe; Hoạt động xây dựng công trình giao thông; Hoạt động tại cảng biển, cảng thủy nội địa; Hoạt động các ga đường sắt; Hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế.
Theo bộ tiêu chí, các trường hợp được hoạt động khi đảm bảo đạt tất cả tiêu chí trong lĩnh vực của mình. Chỉ cần có một tiêu chí không đạt, trường hợp đó sẽ không được phép hoạt động trong thời điểm hiện nay.
Bộ tiêu chí an toàn đầu tiên được TPHCM ban hành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.
Các hoạt động vận tải hàng hóa được hoạt động khi đảm bảo người điều khiển phương tiện, nhân viên đi cùng đã được tiêm vắc xin Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày hoặc có xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19; có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực; thực hiện nguyên tắc 5K; trang bị dung dịch rửa tay, dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên phương tiện; có khuyến cáo và hướng dẫn người lao động chấp hành các biện pháp phòng, chống Covid-19; vệ sinh, khử khuẩn buồng lái sau khi kết thúc hành trình vận chuyển.
Các hoạt động vận tải hành khách được hoạt động khi người điều khiển phương tiện, người phục vụ đi cùng đã được tiêm vắc xin Covid-19 đủ liệu trình, mũi tiêm gần nhất đã đủ 14 ngày; có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn hiệu lực; thực hiện nguyên tắc 5K; trang bị dung dịch rửa tay, dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên phương tiện; có khuyến cáo và hướng dẫn người lao động chấp hành các biện pháp phòng, chống Covid-19; đảm bảo độ thông thoáng trên xe, không dùng máy lạnh, không đóng kín cửa, sử dụng máy lạnh trên 26 độ C; vận chuyển không quá 50% sức chứa; có hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; vệ sinh, khử khuẩn phương tiện khi kết thúc hành trình; có vách ngăn giữa người điều khiển phương tiện và hành khách.
Video đang HOT
Phương tiện vận tải hàng khách được hoạt động lại khi tuân thủ các tiêu chí an toàn.
Các bến xe, bến phà, bến thủy nội địa vận chuyển hành khách, bến khách ngang sông được hoạt động khi người lao động đã được tiêm vắc xin Covid-19 đủ liệu trình, mũi tiêm gần nhất đã đủ 14 ngày; tất cả người lao động được xét nghiệm định kỳ theo quy định ngành y tế; thực hiện nghiêm quy tắc 5K; có thành lập ban chỉ đạo hoặc tổ công tác, kế hoạch đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19; có phương án xử lý ca nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2; tuyên truyền, phổ biến các quy định phòng, chống dịch; vệ sinh, khử khuẩn toàn khu vực định kỳ hàng tuần; đảm bảo độ thông thoáng, không dùng máy lạnh, không đóng kín cửa, sử dụng máy lạnh trên 26 độ C; có hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; trang bị camera giám sát và tầm soát nhiệt; có sơ đồ hướng dẫn và tổ chức lối ra, vào riêng biệt, một chiều.
Việc đào tạo sát hạch lái xe được hoạt động khi người lao động đã được tiêm vắc xin Covid-19 đủ liệu trình, mũi tiêm gần nhất đã đủ 14 ngày; học viên đã đủ 14 ngày sau khi tiêm vắc xin Covid-19 mũi thứ nhất; người lao động, học viên được xét nghiệm định kỳ; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; đảm bảo mật độ lao động, học viên đảm bảo an toàn đối với công tác đào tạo và sát hạch; cung cấp, bố trí vật tư y tế, máy đo thân nhiệt cho người lao động tại vị trí tiếp xúc nhiều người; có hợp đồng với đơn vị y tế hay có cán bộ y tế riêng; tuyên truyền người lao động, học viên người dân chấp hành quy định phòng, chống Covid-19; vệ sinh, khử khuẩn nơi giảng dạy, sát hạch; đảm bảo độ thông thoáng, không dùng máy lạnh, không đóng kín cửa, sử dụng máy lạnh trên 26 độ C; có hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Các công trình giao thông được hoạt động xây dựng trở lại khi đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường; có kế hoạch, phương án thi công gắn với công tác phòng, chống dịch; người lao động được tiêm vắc xin Covid-19 mũi thứ nhất đủ 14 ngày hoặc có xác nhận đã khỏi bệnh Covid-19; xét nghiệm định kỳ theo quy định ngành y tế; thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; ứng dụng công nghệ trong quản lý; trang bị đủ trang, thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết.
Cảng biển, cảng thủy nội địa được hoạt động lại khi tuân thủ các quy định của Bộ GTVT về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động hàng hải trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; quản lý, kiểm tra, giám sát thuyền viên, hành khách, tàu thuyền nhập cảnh, quá cảnh và các hoạt động tại cảng; đạt các tiêu chí về việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 đối với từng khoảng thời gian cụ thể; người lao động tại cảng được xét nghiệm định kỳ.
Các ga đường sắt được hoạt động lại khi tuân thủ các quy định của Bộ GTVT về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; người lao động đã tiêm đủ liệu trình vắc xin Covid-19, mũi gần nhất đã qua 14 ngày; xét nghiệm định kỳ theo quy định ngành y tế.
Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất hoạt động lại khi tuân thủ các quy định của Bộ GTVT về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động hàng không trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; người lao động đã tiêm đủ liệu trình vắc xin Covid-19, mũi gần nhất đã qua 14 ngày; xét nghiệm định kỳ theo quy định ngành y tế.
Quy hoạch đường sắt kết nối liên thông cảng biển, hàng không
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Mục tiêu dự thảo hướng tới việc kết nối liên thông các ga đường sắt với cảng biển, cảng hàng không.
Kết nối như thế nào?
Dự thảo quy hoạch đường sắt đề xuất các ga sẽ kết nối với cảng, trung tâm logistics để định hướng đầu tư.
Cụ thể, để kết nối với các cảng biển, dự thảo định hướng quy hoạch các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng với cảng biển có khối lượng lớn và có nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa bằng đường sắt như các cảng: Nghi Sơn, Vũng Áng, Liên Chiểu, Vân Phong, Hiệp Phước...
Đối với kết nối các cảng cạn, cảng thủy nội địa, sẽ bố trí ga trên các tuyến đường sắt hiện có và đường sắt mới kết hợp được chức năng cảng cạn hoặc bố trí nhánh đường sắt đến cảng cạn như các ga: Lào Cai, Hương Canh, Văn Lâm, Lạng Sơn, Nghi Sơn, Hòa Vang... ; đồng thời, tiếp tục duy trì các ga có kết nối đường sắt đến cảng Việt Trì, cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc.
Quy hoạch đường sắt kết nối liên thông cảng biển, hàng không.
Đối với kết nối đường sắt chuyên dùng, tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Đồng Đăng, Yên Viên - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Với hàng không, các ga sẽ kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài qua 2 tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn TP Hà Nội là tuyến số 2 và tuyến số 6; kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành qua tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành; kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất qua tuyến đường sắt đô thị là tuyến 4b kéo dài và tuyến số 2.
Bên cạnh đó, dự thảo quy hoạch cũng dự kiến các ga đường sắt kết nối khi có nhu cầu tại các đầu mối. Dự kiến, 5 ga chính của đầu mối đường sắt TP Hà Nội gồm: Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng, Tây Hà Nội; các ga chính khu đầu mối đường sắt TP Hồ Chí Minh gồm: Bình Triệu, Trảng Bom, An Bình, Tân Kiên.
Theo đó, trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng sẽ xây mới ga Nam Hải Phòng để kết nối cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn. Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ định hướng ga Thị Vải kết nối cảng Cái Mép - Thị Vải. Tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh sẽ định hướng ga Khoa Trường kết nối cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), ga Tân Ấp kết nối cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), ga Thừa Lưu kết nối cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế), ga Kim Liên kết nối cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), ga Tu Bông kết nối cảng Vân Phong (Khánh Hòa)...
Về kết nối cảng cạn, trung tâm logistics, dự thảo định hướng tuyến Hà Nội - Lào Cai, ga Lào Cai kết nối cảng cạn Lào Cai, ga Hương Canh mới kết nối cảng cạn Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, định hướng ga Yên Viên kết nối cảng cạn Tiên Sơn (Bắc Ninh), ga Yên Trạch kết nối cảng cạn Lạng Sơn, ga Đồng Đăng kết nối Khu trung chuyển hàng hóa và logistics cửa khẩu Hữu Nghị. Tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh định hướng ga mới tại khu vực phường Nam Hòa Khánh kết nối cảng cạn Hòa Nhơn (Hòa Vang, Đà Nẵng); các ga Diêu Trì, Phước Lộc, Canh Vinh kết nối cảng cạn Quy Nhơn (tại Phước Lộc, Canh Vinh, tỉnh Bình Định); ga Trảng Bom kết nối với các cảng cạn, trung tâm logistics khu vực Đông Nam Bộ.
Phân kỳ vốn đầu tư
Dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt đề xuất bố trí khoảng 240.000 tỷ đồng đầu tư các dự án ưu tiên giai đoạn 2021-2030. Số vốn này dự kiến phân bổ cho các dự án quan trọng quốc gia, ưu tiên đầu tư.
Theo dự thảo, trong 10 năm tới sẽ thực hiện các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có gồm: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, thực hiện đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Cùng đó, sẽ đầu tư tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - cảng Cái Lân, đoạn đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - cảng Cái Lân, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nối cảng Cái Mép - Thị Vải, các tuyến đường sắt Tân Ấp - Mụ Giạ - Vũng Áng, Dĩ An - Lộc Ninh, TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến đường sắt vành đai phía Đông thuộc khu đầu mối TP Hà Nội.
Kết hợp vận tải hành khách và vận tải hàng hóa kết nối cảng biển, cảng hàng không là mục tiêu của ngành Đường sắt giai đoan 2021-2030.
Dự thảo dự kiến phân kỳ vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030, với nhu cầu vốn 47.269 tỷ đồng ưu tiên nâng cấp các tuyến hiện có như: Tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh dài 1.726 km, Hà Nội - Lào Cai 285 km, Hà Nội - Hải Phòng 96 km, tuyến Hà Nội - Thái Nguyên 55 km, tuyến Hà Nội - Đồng Đăng 156 km; đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc) 5,5 km, nâng cấp các ga đường sắt, xây dựng các cầu đường bộ vượt đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt có mật độ giao thông lớn. Các dự án, công trình này đều sử dụng vốn ngân sách Trung ương. Riêng đầu tư nhánh đường sắt kết nối các cảng biển Nghi Sơn, Liên Chiểu... sử dụng vốn ngân sách địa phương, vốn đầu tư đối tác công - tư (PPP) khoảng 923 tỷ đồng.
Tổng nhu cầu vốn cho đường sắt xây dựng mới (không bao gồm đường sắt tốc độ cao) khoảng 79.436 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương. Phân bổ cho các dự án: Hoàn thành xây dựng tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 129 km; xây dựng đường sắt kết nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ với đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân gồm đoạn Mạo Khê - Dụ Nghĩa - Nam Hải Phòng, đoạn Nam Hải Phòng nối cảng Lạch Huyện, Đình Vũ; xây dựng mới tuyến vành đai phía Đông khu vực Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng) dài 59 km; xây dựng đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu dài 84 km; xây dựng tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành dài 38 km.
Giai đoạn 2021-2030, dự thảo cũng quy hoạch đề xuất ưu tiên bố trí vốn để triển khai 2 đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP Hồ Chí Minh thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Nhu cầu vốn cho 2 đoạn này giai đoạn 2021-2030 dự kiến là 112.325 tỷ đồng, sử dụng cả vốn ngân sách Trung ương và vốn PPP.
FDI giữ vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế của địa phương Giai đoạn 2016-2020, BR-VT luôn thuộc nhóm những địa phương dẫn đầu cả nước về quy mô vốn, dự án. Đặc biệt, các DN FDI đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước ngay cả khi đang trong quá trình triển khai xây dựng dự án. Dây chuyền đóng gói sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Phan Đình Tùng: Từng muốn làm linh mục, thủng màng nhĩ, giờ ra sao?
Sao việt
17:51:53 19/05/2025
Hoa hậu Thiên Ân diện váy đính hoa, được khen khi trở lại sàn catwalk
Phong cách sao
17:46:05 19/05/2025
Sau biến cố bệnh tật, vợ chồng ở Gia Lai biến nhà cũ thành điểm săn mây đẹp mê
Netizen
17:39:50 19/05/2025
Thủ tướng Ba Lan dự báo những ngày khó khăn sau đàm phán Nga - Ukraine
Thế giới
17:31:08 19/05/2025
Nhạc sĩ Anh Quân: "Mỹ Anh là một nghệ sĩ khác biệt và hoàn toàn tự lập"
Nhạc việt
17:13:33 19/05/2025
Nam NSƯT leo rào diễn 20 show một ngày, đưa hết tiền cho vợ mua bất động sản và kết quả
Tv show
17:04:54 19/05/2025
Kang Dong Won mở ra trào lưu "mỹ nam đẹp hơn hoa", thắng đời 126.000 tỷ là ai?
Sao châu á
17:04:48 19/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát, dễ ăn
Ẩm thực
16:40:21 19/05/2025
Werenoi qua đời đột ngột ở tuổi 31, nguyên nhân bất ngờ khiến fan sửng sốt!
Sao âu mỹ
15:28:03 19/05/2025
Phim mới của Jo Bo Ah Lee Jae Wook gây tranh cãi vẫn 'gây bão' Netflix
Phim châu á
15:05:58 19/05/2025