8 điều kỳ diệu khi bạn uống mỗi ngày một ly trà gừng
Trà gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên cho nhiều loại bệnh, theo The List .
Uống trà gừng mỗi ngày rất tốt cho tim mạch – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ngày càng nhiều bác sĩ khuyên nên uống một ly trà gừng mỗi ngày, vì những lợi ích của nó đối với sức khỏe, theo Bright Side .
Nhưng điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn uống trà gừng mỗi ngày?
1. Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nutrition , khảo sát 4.628 người, trong độ tuổi từ 18 đến 77, cho thấy gừng làm giảm nguy cơ huyết áp cao.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tiêu thụ gừng làm giảm nguy cơ bị đau tim và hình thành cục máu đông cũng như giảm mức cholesterol và cải thiện lưu thông máu, theo The List.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Diabetes & Metabolism , các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc tiêu thụ gừng giúp giảm các bất thường về tim ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
2. Phòng chống ung thư
Bên cạnh việc cắt giảm lượng thịt đỏ tiêu thụ hoặc ngừng uống rượu, uống trà gừng mỗi ngày là một cách bạn có thể giúp ngăn ngừa ung thư, chuyên gia dinh dưỡng từ Chicago (Mỹ), Amanda A. Kostro Miller, lưu ý.
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và các chất dinh dưỡng như kali để chống lại chứng viêm và bệnh tật nói chung, kể cả ung thư.
Tạp chí PLOS One tiết lộ vào năm 2015, các nhà nghiên cứu kết luận rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
Video đang HOT
Hơn nữa, một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy gừng có thể ngăn chặn các tế bào ung thư đại trực tràng.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Chuyên gia dinh dưỡng Hayley Cimring, đến từ Cape Town (Nam Phi), cho biết nghiên cứu cho thấy, trà gừng có thể là vũ khí bí mật giúp giữ cho lượng đường trong máu tối ưu, theo The List.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có thể giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường chỉ với 12 tuần tiêu thụ gừng hằng ngày, theo Bright Side.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, tốt hơn hết nên hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Giảm mỡ máu
Củ gừng có chứa các hoạt chất gingerols và shogaols giúp hỗ trợ các hoạt động sinh học. Uống trà gừng mỗi ngày làm tăng trao đổi chất và giảm mỡ máu.
5. Giảm đau khớp gối
Trà gừng có thể giảm đau đầu gối. – ẢNH SHUTTERSTOCK
Trà gừng có thể giảm đau đầu gối. Sau 6 tháng uống trà gừng mỗi ngày, những người bị viêm khớp gối có thể giảm đau đáng kể, theo Bright Side.
6. Tăng cường khả năng miễn dịch
Để tăng cường hệ miễn dịch, có thể uống trà gừng mỗi ngày. Gừng có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn và chống nấm, chưa kể đến vitamin C.
Củ gừng có chứa các hoạt chất gingerols, shogaol và paradols, có khả năng hỗ trợ cơ thể chống lại chứng viêm và các gốc tự do.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Trà gừng chứa hàm lượng gingerol cao, có khả năng chống buồn nôn mạnh mẽ do giúp giảm co thắt bụng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giảm bớt chứng khó tiêu và ợ chua, đầy hơi.
8. Tốt cho răng miệng
Henry Hackney, bác sĩ nha khoa, cho biết các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của gừng tiêu diệt vi trùng có hại và do đó, ngăn ngừa sâu răng.
Sử dụng gừng hằng ngày hỗ trợ giảm mảng bám và tăng cường nướu răng.
Hoạt chất chính trong gừng, raffinose, còn giúp làm dịu các cơn đau răng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với một số người, gừng có thể làm vấn đề trào ngược a xít nặng hơn, khiến chứng ợ chua càng nặng hơn.
Mọi người không nên tiêu thụ quá 4 gram gừng mỗi ngày, theo The List .
Trời lạnh, tập thể dục buổi sáng cần lưu ý nếu không muốn đi viện cấp cứu
Tuổi cao, ít ngủ, ông Nguyễn Mạnh Trung (65 tuổi) thường dậy từ 5h sáng đi tập thể dục. Những ngày này, Hà Nội lạnh sâu nhưng ông vẫn giữ thói quen từ chục năm nay.
Trời lạnh, người dân đặc biệt người cao tuổi không nên tập thể dục ngoài trời quá sớm (Ảnh minh hoạ)
Vợ con cản thế nào ông vẫn không nghe. Ông chủ quan với sức khoẻ của mình và cũng phòng thân bằng việc mặc đủ ấm. Bình thường ông chỉ mặc quần đùi và thêm cái áo khoác thì những ngày này ông mặc cả áo len, đội mũ, đi găng tay và đeo khẩu trang kín mít đi tập.
Thế nhưng, ngày hôm qua, đi được nửa vòng hồ Thủ Lệ, người ông cảm thấy ớn lạnh, đầu đau buốt. Ông vội vã quay về ngâm chân nước nóng và uống cốc trà gừng. Rất may sau đó tình trạng rét run đã được cải thiện. Nhưng cũng từ đó, ông ho như cuốc.
PGS TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo thói quen tập thể dục buổi sáng sớm của nhiều người dân rất nguy hiểm. Đáng nói, trào lưu tập thể dục từ sáng sớm, người dân tỉnh dậy từ 4 - 5 giờ sáng để đi tập là rất phổ biến không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn.
Theo PGS Tôn, tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược cho sức khoẻ.
Điều này cần đặc biệt lưu ý với những người người già, người có bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu... Bởi đây là nhóm người có nguy cơ cao đột quỵ khi tập luyện trong thời tiết giá lạnh. Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận trường hợp người dân bị đột quỵ khi đang đi bộ tập thể dục buổi sáng.
Đột quỵ não có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ tuổi nào.Tuy nhiên, theo ghi nhận tại các bệnh viện ....
Theo thống kê tại các bệnh viện, vào các đợt rét, bệnh nhân đột quỵ bao giờ cũng có xu hướng tăng 10 - 20% so với ngày thường. Đây là những bệnh nhân vốn có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá... Khi gặp yếu tố khách quan tác động như quá nóng hoặc quá lạnh làm cho các yếu tố nguy cơ bất ổn, cơn tăng huyết áp, tiểu đường tăng lên, gây nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân là do, thời tiết giá lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch, từ đó có thể gây ra đột quỵ, xuất huyết, bệnh nhân có thể tăng huyết áp kèm theo, gây ra đột quỵ, xuất huyết.
Để phòng ngừa đột quỵ, PGS. TS Mai Duy Tôn khuyến cáo, trong những ngày giá rét này, người dân không nên dậy sớm, ra ngoài đi bộ từ 4 - 5 giờ sáng.
Theo đó, mọi người hãy tập muộn hơn, 8 - 9 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều. Khi tập cần thay đổi môi trường tập luyện, thay vì tập ở bên ngoài trời, người dân có thể tập trong nhà kín gió.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Hiệu trưởng trường Thể thao 10-10, Hứa Thị Minh Hồng cũng nhấn mạnh, trong những thời điểm nhiệt độ xuống thấp như hiện nay, người dân nên tránh tập thể dục quá sớm, tốt nhất đợi nắng lên.
Khi ra ngoài tập, giữ ấm cơ thể là việc làm cần đặc biệt chú ý khi tập thể dục buổi sáng. Do lúc này, nhiệt độ thấp khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và gây bệnh. Để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy mặc quần áo thành nhiều lớp để có thể cởi bỏ dần trong khi tập luyện. Đeo găng tay, đội thêm mũ để giữ ấm đầu và tai cũng là điều cần lưu ý vì đây đều là những vị trí quan trọng.
"Việc không khởi động trước khi luyện tập trong thời tiết lạnh khiến các khớp dễ bị cứng. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ gặp phải tình trạng chuột rút trong khi tập. Do đó, trước khi tập thể dục bạn hãy chú ý khởi động bằng các động tác đơn giản khoảng 5 - 10 phút. Duy trì thói quen trên sẽ làm ấm cơ thể và giúp các khớp linh hoạt hơn", bà Hứa Thị Minh Hồng nói.
Ngoài ra, theo bà Hồng thời tiết khô hanh kèm việc vận động sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước. Nếu không bổ sung đủ lượng nước cần thiết lúc này sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi và làm cản trở hoạt động của các cơ quan khác. Khi đi tập vào buổi sáng, bạn hãy lưu ý đem theo một chai nước bên mình. Thói quen này không chỉ giúp bù nước mà còn rất có lợi cho sức khỏe bởi uống nước vào sáng sớm giúp thải độc hiệu quả.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý, người dân không tắm ngay nước nóng sau khi tập thể dục, bởi lẽ, sau khi tập thể dục, các mạch máu dưới da giãn nở, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các lỗ chân lông giãn to hơn, tiết ra mồ hôi nhiều hơn.
Nếu tắm nước nóng ngay sẽ làm tuần hoàn máu trong các cơ bắp và dưới da tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ cho các cơ quan khác trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não, trường hợp nặng có thể gây đau tim, nguy hiểm đến tính mạng. Tốt nhất nên chờ khoảng 20 phút, khi thân nhiệt ổn định trở lại, mổ hôi ráo, nhịp tim và hơi thở điều hòa, lau khô người rồi hãy đi tắm
Thói quen khiến bạn dễ mất mạng khi trời trở lạnh Nhiệt độ lạnh làm cho các mạch máu co lại, huyết áp tăng cao và là thủ phạm khiến nhiều người gặp biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Đột quỵ, nhồi máu cơ tim là 2 nguyên nhân gây tử vong rất cao, đều liên quan sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch. Trước đây, đột...