8 câu nói làm tổn thương trẻ vô cùng, thế nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn vô tâm nói điều ấy mỗi ngày
Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ nghiêm khắc mới có thể khiến con tiến bộ được, thế nên không tránh khỏi việc nói ra những câu tưởng tốt cho con nhưng hóa ra lại khiến trẻ đau lòng gấp bội lần.
Đứa trẻ trong quá trình phát triển, không thể thiếu sự giáo dục của cha mẹ, trẻ vẫn chưa phân biệt rõ ràng được giữa việc tốt và việc xấu. Giáo dục đối với trẻ cũng cần phải nắm chắc phương pháp nhất định mới thành công, điều này mới có thể khiến trẻ hiểu thực sự từ trong nội tâm.
Rất nhiều bậc cha mẹ khi giáo dục trẻ, cho rằng chỉ cần nghiêm khắc một chút mới có thể khiến trẻ ghi nhớ, mới có thể khiến trẻ tránh gặp sai lầm. Do đó, cha mẹ trong khi giáo dục trẻ khó tránh nói ra những từ ngữ khó nghe, điều này làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, thậm chí khiến tâm hồn của trẻ bị tổn thương nhất định.
Đặc biệt 8 câu nói này, cha mẹ nhất định không được nói với trẻ
1. Có gì đáng sợ đâu, sao con nhút nhát vậy
Nếu bạn nói điều này thường xuyên, sẽ khiến đứa trẻ nghĩ bản thân mình rất nhát gan, khi gặp một sự việc nào đó, đứa trẻ sẽ luôn nghĩ sẽ rút lui, thay vì cố gắng tiến lên phía trước. Muốn đứa trẻ có lòng can đảm và trách nhiệm, cha mẹ cần phải có những lời nói khích lệ trẻ.
2. Sao con ngu dốt vậy? Có phải là não lợn không?
Đây là câu nói thường thấy của cha mẹ khi dạy kèm trẻ học và làm bài tập về nhà. Sau nhiều lần phủ định của cha mẹ, đứa trẻ bắt đầu hoài nghi bản thân mình thực sự rất ngu ngốc. Bất kỳ đứa trẻ nào, từ khi tin chắc bản thân mình ngốc nghếch, lời nói và cách cư xử của đứa trẻ sau này cũng sẽ càng ngày càng ngốc. Cha mẹ hãy dùng những từ khuyến khích trẻ thay vì trách mắng.
3. Đừng hỏi những câu vô nghĩa nữa, hãy tập trung vào việc học đi
Trong thế giới của trẻ, không phải là chỉ có học mới có tác dụng. Đối với trẻ khi đưa ra một số những vấn đề kỳ lạ, người lớn đừng né tránh, đừng trả lời qua loa, càng không nên thể hiện sự khó chịu. Ngay cả khi có những câu hỏi của trẻ khiến người lớn không thể trả lời được, nên nói rõ với trẻ rằng, bố mẹ không biết và nên cùng trẻ đi tìm đáp án chính xác nhất.
4. Nếu con không nghe lời, bố mẹ sẽ không cần con nữa
Trong tất cả những nỗi sợ hãi, điều đáng buồn và đáng sợ nhất đối với trẻ em là: “Bố và mẹ không cần con nữa”. Những mối đe dọa như vậy dường như rất hiệu quả đối với trẻ em, đứa trẻ đang nghịch ngợm bỗng chốc trở nên ngoan ngoãn. Tuy nhiên, đứa trẻ trong thời gian dài bị hù dọa như vậy, cảm giác an toàn trong nội tâm sẽ dần bị mất đi, từ đó trở nên nhạy cảm hơn, nhút nhát hơn.
Video đang HOT
5. Con nhìn xem, bạn con ngoan và học giỏi hơn con nhiều!
Rất nhiều cha mẹ sẽ nói câu này, trong mắt họ chỉ có con cái nhà người khác mới tốt. Trên thực tế, điều này làm tổn thương trẻ rất lớn, nhưng nhiều cha mẹ lại không nhận thức được hậu quả câu nói của mình đối với trẻ.
Khi so sánh với đứa trẻ khác sẽ có hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu trẻ có suy nghĩ đúng và có tư tưởng phấn đấu thì sẽ cố gắng học tốt hơn. Nhưng nếu ngược lại, nó sẽ phản ứng tiêu cực, sẽ “ì” ra và không phấn đấu, thậm chí còn cố tình làm ngược lại mong muốn của bố mẹ. Chúng ta nên so sánh trong điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Hãy cho trẻ học cách tự thi đua với bản thân và trưởng thành hơn so với chính mình.
6. Thất bại lớn nhất trong cuộc đời mẹ là sinh ra con
Câu này không chỉ làm tổn thương trẻ mà còn thể hiện sự thờ ơ của cha mẹ đối với trẻ. Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, chúng ta gặp hàng vạn những khó khăn, và con cái chính là báu vật mà ông trời ban tặng. Do đó, nếu khi trẻ có lỗi lầm, cha mẹ không nên nói ra câu này, điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy sự tồn tại của mình là vô nghĩa, khiến cha mẹ vất vả, theo thời gian trẻ sẽ coi thường bản thân mình.
7. Mẹ đã nói không được là không được
Cha mẹ thường có thói quen đứng bên ngoài và chỉ đạo hành động, suy nghĩ của trẻ như con phải làm thế này, làm thế kia… khiến trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng. Mỗi trẻ đều có suy nghĩ riêng của chúng. Hãy để trẻ tự làm và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Trong quá trình con làm, cha mẹ có thể quan sát, sau đó khuyên nhủ chứ không ép buộc. Đừng cấm đoán trẻ một cách vô tội vạ.
8. Con chỉ biết chơi mà không có tinh thần học tập
Thích chơi là bản tính của mỗi đứa trẻ, và trẻ nhỏ cũng cần người lớn dành cho không gian vui chơi. Chúng ta có thể khiến trẻ tập trung vào việc học, nhưng cũng nên cho trẻ học hành trong tâm trạng và môi trường thoải mái. Sau khi kết thúc học ở trường, sau khi hoàn thành bài tập về nhà, trẻ cũng phải được chơi, khi chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ có suy nghĩ linh hoạt hơn.
Dạy trẻ là cả một quá trình lâu dài. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ bằng những ngôn ngữ tích cực, tránh mỉa mai, chế giễu trẻ, cha mẹ hãy giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh trong một môi trường ấm áp, tràn đầy tình thương yêu. Tài năng của mỗi đứa trẻ là khác nhau, do đó không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Chỉ cần trẻ có hứng thú với học tập, có sở thích, có sự tự tin thì nhất định trẻ sẽ thành công.
Nguồn: Sina
Gian lận thi tại Hòa Bình: Không công bố vì sợ 'tổn thương' thí sinh
Sở GD&ĐT Hòa Bình đã tiếp nhận danh sách thí sinh được cơ quan điều tra xác định là điểm thi có sự can thiệp. Tuy nhiên, danh sách này vẫn được giữ kín, không công bố trước công luận. Hôm qua 14/3, phóng viên Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Hường, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình về vấn đề này.
Bà Đinh Thị Hường trao đổi với PV báo Tiền Phong. ảnh: Nghiêm Huê
Thưa bà, khi cơ quan điều tra có kết quả, điều dư luận lo lắng nhất đã được giải tỏa. Chính vì vậy, vấn đề dư luận quan tâm nhất hiện nay là Sở GD&ĐT Hòa Bình xử lý thế nào, thành lập ban bệ, quy trình xử lý ra sao... để có câu trả lời thỏa đáng, trả lại sự công bằng cho các thí sinh?
Qua sự việc, chúng tôi rất mừng là mọi người đều hiểu, chia sẻ với những tâm sự của chúng tôi, giải tỏa được phần nào đó về vấn đề này. Sự việc không ai muốn nhưng tạo áp lực lên tất cả những người làm giáo dục Hòa Bình, đến các gia đình, và đến học sinh. Nhưng giải quyết như nào để đảm bảo tâm lý cho học sinh, để các em không bị tổn thương cũng là điều chúng tôi trăn trở rất nhiều.
Ngày 13/3, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã nhận được công văn 941 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT. Trong công văn đó nói rất rõ những yêu cầu mà Sở GD&ĐT Hòa Bình phải làm như cập nhật lại điểm, xét lại tốt nghiệp, thông tin cho thí sinh, thông tin cho các trường ĐH. Sau khi nhận được công văn, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình đã hội ý luôn để triển khai. Lãnh đạo Sở đã giao cho phòng Khảo thí sẽ trực tiếp tiến hành, còn người được giao quản lý việc này là bà Bùi Kim Tuyến, phó giám đốc Sở GD&ĐT phụ trách phòng Khảo thí.
Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, phòng Khảo thí cho biết có hai khó khăn mà chúng tôi đang gặp phải. Thứ nhất là nhân sự. Người được tham gia tập huấn, sử dụng phần mềm quản lý thi 2018 hiện tại không có nữa (đó là đối tượng Nguyễn Quang Vinh đã bị bắt - PV). Vì năm 2018, theo quy định thì cả sở chỉ có 1 người được đi tập huấn về nội dung này. Thứ hai, hiện tại Sở cũng không cập nhật được điểm lên phần mềm quản lý thi vì không vào được hệ thống.
Vì vậy, sáng 14/3, Sở đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng và chờ văn bản trả lời của Cục. Khi Cục trả lời, Sở sẽ làm theo đúng hướng dẫn, đảm bảo đúng tiến độ mà Bộ quy định.
Danh sách 64 thí sinh, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã có. Lúc này bà có nói đến băn khoăn nhiều nhất là tránh tổn thương cho thí sinh. Quan điểm của Sở như nào về việc công bố danh sách các thí sinh này?
Trong công văn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hòa Bình cũng thống nhất chung trong anh em là khi có kết quả sẽ cập nhật lên phần mềm và thông tin đến cá nhân các thí sinh có liên quan và các trường ĐH, CĐ. Làm sao để thông tin đó đến đúng người cần. Vì tuổi của các thí sinh hiện đang 17, 18, đang ở tuổi tuy có những suy nghĩ chín chắn nhưng cũng có những suy nghĩ bồng bột. Việc người lớn làm, các em phải chịu đã là một tổn thất lớn cho các em. Nhưng chúng tôi muốn làm sao để tâm lý các em không bị đột ngột, không bị xáo trộn.
Nhưng dư luận không đồng tình với quan điểm này, thưa bà. Bởi có thí sinh được nâng tới 26,45 điểm/3 môn thì không thể nói là không biết mình được nâng điểm. Nếu Sở GD&ĐT Hòa Bình có quan điểm không công bố danh sách những thí sinh này, liệu có công bằng với thí sinh khác trên cả nước?
Quan điểm như dư luận chia sẻ không phải chúng tôi không nghĩ đến. Nhưng khi chúng tôi công bố với các trường ĐH, điều hiển nhiên là các em không đủ điều kiện để học nữa. Lúc đó sẽ xử lý theo quy chế tuyển sinh của các trường ĐH. Đây là điều chúng tôi băn khoăn. Chúng tôi cũng cố gắng hạn chế thấp nhất tổn thương đối với các em.
Nếu xử lý nghiêm khắc sẽ là bài học cảnh tỉnh cho mùa thi tiếp theo. Quan điểm sợ làm tổn thương thí sinh có vẻ như chưa ổn, thưa bà?
Chúng tôi chỉ muốn các em không xáo động tâm lý nhiều. Mình dùng khái niệm tổn thương chưa đúng lắm.
Nhiều bạn đọc cho rằng, các em đó xứng đáng bị trừng phạt một khi gian lận thi cử. Vì nếu lương tâm các em áy náy thì các em đã tự động không nhập học, tự rời bỏ "cuộc chơi" chứ không phải ung dung ngồi đấy để chiếm chỗ những các bạn khác. Cho đến khi phát hiện ra, bị mời về mới về?
Xử lý theo quy chế thì những thí sinh này chắc chắn không được học rồi.
Thưa bà, trong 64 thí sinh đó, chủ yếu tập trung ở địa bàn nào, trường nào trong tỉnh?
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra rút bài niêm phong. Danh sách gửi về thì hiện tại bản thân tôi chưa được thông báo. Danh sách này giám đốc là người nhận trực tiếp. Lý do chưa được thông báo là ngay chiều 13/3, khi trao đổi thì nảy sinh hai khó khăn nêu trên nên chúng tôi chưa triển khai được công việc. Khi có công văn trả lời của Bộ về nhân sự và mở cổng thông tin tuyển sinh chúng tôi sẽ xử lý ngay theo yêu cầu của Bộ.
Với trường hợp gian lận từ năm 2017, Sở GD&ĐT xử lý thế nào?
Dữ liệu thi lưu rất lâu. Việc cập nhật 2017 cũng giống như cập nhật 2018.
Việc tìm ra thông tin những thí sinh gian lận này đã nhập học vào các trường ĐH nào có khó khăn không, thưa bà?
Đây là vấn đề. Bên cạnh có công văn gửi Sở GD&ĐT Hòa Bình, Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT có công văn gửi các cơ sở đào tạo ĐH yêu cầu các trường chủ động liên hệ với Sở GD&ĐT Hòa Bình để cập nhật thông tin. Hai ngày qua đã có những trường ĐH liên hệ với Sở.
Sau vụ việc này, trong phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, Sở GD&ĐT đã tổ chức kiểm điểm gì chưa, thưa bà?
Ngay sau khi sự việc xảy ra (tháng 8/2018), những người tham gia làm kỳ thi đã làm kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của mình liên quan đến nội dung đó. Có đồng chí nhận hình thức kỷ luật liên quan đến trách nhiệm. Giờ có kết luận điều tra thì chúng tôi sẽ họp vì có cơ sở pháp lý để làm các công việc tiếp theo.
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đang đến gần. Sở GD&ĐT Hòa Bình có biện pháp gì để ngăn chặn tiêu cực tương tự có thể xảy ra?
Không phải chỉ riêng Hòa Bình, Bộ GD cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Với Dự thảo quy chế về kỳ thi năm nay, Bộ đã rút kinh nghiệm từ những gì xảy ra trong năm vừa qua. Hòa Bình thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ.
Thường thì luôn "đúng quy trình", song trên thực tế vẫn xảy ra sai sót? Trước tiên là làm đúng quy trình đã. Quy trình có đúng đến mấy, nếu "chọn mặt gửi vàng" sai thì vẫn có tiêu cực. Bà nghĩ sao? Ở phòng khảo thí, chúng tôi đã điều chuyển một đồng chí chuyên viên của phòng trung học sang. Việc tuyển chọn nhân sự, chúng tôi cũng đang trăn trở và cuối tháng 3 chúng tôi sẽ phải họp để bàn.
Khi có kết luận điều tra, có tới 64 thí sinh được chỉnh sửa điểm, bản thân bà và mọi người khác tại Sở có cảm thấy ngỡ ngàng không?
Thực tế, có người nói ra, người không nói ra. Còn quan điểm cá nhân tôi thì tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.
Xin cảm ơn bà!
Sáng 14/3, phóng viên báo Tiền Phong tới UBND tỉnh Hòa Bình để tìm hiểu về công tác chỉ đạo liên quan tới quá trình trả lại điểm thi thực cho 64 thí sinh gian lận, cũng như trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thi THPT năm 2018 của tỉnh này . Tuy nhiên, sau nhiều tiếng chờ đợi, một cán bộ Văn phòng UBND thông tin : Các chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh đều đi công tác hoặc bận họp nên không thể tiếp nhà báo. Đầu giờ chiều, trên đường về tòa soạn, chúng tôi nhận được cuộc gọi lại của ông Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT năm 2018 tỉnh Hòa Bình. Ông Cửu nói, đại ý chưa có chỉ đạo gì vì còn chờ sở GD&ĐT báo cáo.
Theo Tiền phong
Thầy sàm sỡ trò mà không tổn thương ư? Có không ít phụ huynh nghĩ rằng "thôi, cũng chưa có gì nghiêm trọng, nói ra nhiều khi người ta đồn đại lại ảnh hưởng không tốt đến con mình bởi dù gì nó cũng là con gái". Cũng có khi họ chỉ sống trong phạm vi nhỏ, làm căng lên con mình bị trù dập thì chẳng chuyển đi đâu được. Vì...