8 cách đơn giản để bé sớm biết nói
Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã nghe được âm thanh bên ngoài. Khi chào đời, càng tiếp cận với ngôn ngữ nhiều, bé càng nhanh biết nói.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ:
1. Phản hồi với tiếng khóc của bé: Các bé sẽ học giao tiếp thông qua tín hiệu khóc. Trong năm đầu đời, khóc là phần giao tiếp quan trọng ở bé. Bé khóc có thể do mệt mỏi, bị đói, muốn được mẹ chú ý, thích được ra ngoài chơi…
Khi mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé, bé sẽ học được cách lắng nghe (nhiều bé chăm chú nhìn vào cử động miệng của mẹ đến quên cả khóc).
2. Tiếp chuyện bé: Bé bắt đầu biết “hóng chuyện” từ rất sớm. Đầu tiên, bé “o,e”, nhìn vào khuôn mặt mẹ và chờ đợi. Nếu bạn “ê, a” đáp lại, bé tiếp tục “o, e” thích thú. Với cách tiếp chuyện đơn giản như thế, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhau, đặc biệt, bé sẽ chăm chú để “nhại” theo âm thanh từ mẹ.
3. Coi bé như người bạn: Tức là mẹ dành thời gian giao tiếp với bé một cách tự nhiên và thoải mái. Nên gạt bỏ trong đầu suy nghĩ, bé còn nhỏ, không hiểu gì thay vào đó, mẹ có thể tâm tình với bé như với một người bạn.
Các bé có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ rất lâu trước khi hiểu ngôn ngữ và biết nói. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên. Khi bạn trò chuyện với bé, bạn nên ngắt quãng hợp lý để xem xét phản ứng quan tâm từ bé.
Video đang HOT
Hình minh họa
4. Mô tả và hướng dẫn bé thực hiện: Khi bé chạm tay vào mũi của mẹ, thử nói với bé: “Đây là mũi của mẹ” khi mở cửa số, bạn nên hỏi bé: “Con nghe thấy tiếng cửa sổ mở không? Cùng mẹ đẩy cửa ra nào”. Khi bé chạm tay vào vật nào đó, bạn có thể mô tả sự vật để bé hiểu và hứng thú.
5. Nói với bé hành động của mẹ: Có thể bé không hiểu bạn nói gì nhưng bé sẽ có kinh nghiệm với một số cụm từ quen thuộc và biết cách phản ứng nhanh với yêu cầu từ mẹ. Trước khi bế bé, bạn nên giang hai tay và nói: “Để mẹ bế con nào”.
Trong lúc thay tã cho bé, mẹ nên nói: “Đây là tã khô. Mẹ sẽ bỏ tã ướt và thay tã khô cho con”. Cách này sẽ khiến bé hiểu được hành động nào sẽ xảy đến khi mẹ có cử chỉ như giang rộng tay là sẽ bế bé đặt bé xuống giường và chuẩn bị tã khô là sẽ thay tã cho bé…
6. Nói với bé dự định của mẹ: Nhất là khi chuẩn bị rời khỏi phòng hay rời khỏi nhà, bạn nên nói: “Mẹ đi chợ đây, con ở nhà chơi với bà nội nhé” hoặc “Mẹ sang phòng bên để lấy áo cho con”.
7. Hát và kể chuyện cho bé: Đây được coi là hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi vì, hát và kể chuyện là công việc lặp lại nhiều lần, thông qua đó, bé sẽ ghi nhớ và tập “ê, a” theo. Nếu bé đã đến tuổi biết vỗ tay và nhún nhảy, bạn nên kết hợp việc cho bé nghe mẹ hát với hoạt động thể chất là vỗ tay hoặc nhún nhảy.
8. Đọc sách cho bé: Nên chọn những quyển sách có tranh minh họa rõ nét, nội dung đơn giản và tươi vui. Nhưng không nên chỉ chọn sách có hình đẹp mà nghèo nàn về chi tiết, các bé cần sách có ngôn từ vần điệu (như thơ), dễ hiểu và đa dạng. Bạn cũng có thể sáng tạo những quyển sách với hình hoa lá, cây cỏ cho bé. Nên nhớ bảo quản sách để bé không xé hoặc cắn rách sách.
Theo vietbao
Con biếng ăn do sai lầm của mẹ
Mẹ càng ép chúng càng không ăn, càng không ăn mẹ càng ép. Ba người lớn với hai trẻ con, cả ngày chỉ quanh quẩn ăn và ăn.
Bé ăn thun thút
"Có mỗi em nuôi con là chẳng thấy lớn", đó luôn là câu cửa miệng của chị Hằng mỗi khi nhắc đến chuyện trẻ con. Nhìn hai đứa con nhà Hằng mà nói là không thấy lớn thì chắc là ai cũng muốn con mình... chẳng lớn chút nào.
Sinh đôi hai cậu con trai, một đứa 3kg, một đứa 3,2kg, ai cũng bảo Hằng "khéo ăn". Còn chị Hằng thì luôn trả lời rằng: "Em có dám kén ăn đâu, cái gì cũng ăn để sau này các con không biếng ăn, chứ hai đứa liền, sau này chúng biếng ăn thì em chẳng biết xoay làm sao đâu".
Bất kể món ăn gì lành tính mà nghe nói bổ cho con là chị kì cụi làm cho bằng được mà con vẫn không chịu ăn. (Ảnh minh họa)
Và đúng là xét về khoản ăn uống thì hai đứa nhà chị Hằng không chê vào đâu được. Ngay từ nhỏ chúng đã ăn thun thút, cứ mẹ bón cái gì, đút cái gì là chúng chỉ việc há miệng ra ăn ngon lành. Cũng chính nhờ vậy mà chị Hằng giảm được bao mệt nhọc khi nghỉ ở nhà chăm con. Lại nhờ có bà nội, bà ngoại thay nhau lên ở cùng để chăm sóc cháu mà chị Hằng cũng có nhiều thời gian chăm lo bữa ăn cho con hơn.
Bất kể món ăn gì lành tính mà nghe nói bổ cho con là chị kì cụi làm cho bằng được. Bữa ăn nào của bọn trẻ cũng phải đủ rau, thịt, cá, đậu, trứng... tất cả đều được xay thật nhừ, thật nhuyễn để nấu thành cháo mịn cho bọn trẻ ăn. Nhiều người cho rằng như thế là quá nhiều chất, bọn trẻ sẽ không tiêu hóa hết, thế nhưng thấy con ăn được, cả chị Hằng và hai bà càng ra sức ép cho ăn.
So với các bạn cùng tuổi thì đúng là hai con của chị Hằng lớn vượt hơn hẳn, ai nhìn cũng chỉ mong con mình dễ nuôi được như vậy.
Nhưng càng lớn lại càng biếng ăn
Vốn đã quen cữ ăn của con nên hôm nào mà hai cu cậu ăn ít hơn là chị Hằng lại sốt ruột, chỉ sợ con không đủ chất vào người. Biện pháp của chị là ép con ăn, đồng thời mua một đống thuốc kích thích tiêu hóa, ăn uống cho con. Nhưng có vẻ tất cả các biện pháp của chị Hằng đều không hiệu quả, càng lớn, hai đứa càng ăn ít đi và có vẻ như chúng chẳng bao giờ thấy đói. Mẹ càng ép chúng càng không ăn, càng không ăn mẹ càng ép. Ba người lớn với hai trẻ con, cả ngày chỉ quanh quẩn ăn và ăn.
Mặc dù hai đứa ăn ít nhưng vẫn khỏe mạnh và nghịch ngợm. Người khác thì bảo chúng ăn nhiều quá nên thức ăn chưa tiêu hóa hết nên chúng bị bão hòa, không muốn ăn nữa. Còn chị Hằng thì quả quyết, tại chúng mải chơi nên lười ăn. Có người khuyên chị nên giảm bớt dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi bữa của con xuống, ví dụ bữa này có cá rồi thì bữa sau chuyển sang thịt, bữa sau nữa chuyển sang tôm, hôm nay có rau cải thì mai chuyển sang rau ngót, ngày kia chuyển sang rau muống... Cứ đổi bữa như vậy vừa đủ chất cho con lại giúp con có hứng thú ăn hơn là ngày nào cũng một món với tất cả các chất đạm, xơ, béo... cộng lại.
Có người lại khuyên chị Hằng nên cho con chuyển sang ăn cơm, vì dù sao hai đứa trẻ cũng đã 2 tuổi, ăn cơm được rồi, chứ bắt chúng ăn cháo mãi cũng chán, có lẽ vì vậy mà chúng lười ăn.
Sau nhiều ngày đắn đo, phân tích, chị Hằng thấy cũng hợp lý. Hồi nhỏ con chị ăn rất ngoan, mẹ cứ cho gì là ăn nấy, nhưng nay chúng đã lớn, chúng biết phân biệt thích ăn gì và không thích ăn gì. Thế mà ngày nào cũng như ngày nào, chị cho con ăn 3 bữa giống hệt nhau, với đủ loại thực phẩm. Có lẽ vì vậy mà chúng ngấy. Hơn nữa, giờ con đã có đủ răng, đáng lẽ phải được tập cho nhai để ăn cơm thì chị lại cho con ăn cháo mãi, thậm chí thịt còn phải xay vì sợ băm thì to quá, con nuốt sẽ nghẹn... Với từng đó sai lầm của chị thôi cũng đủ để các con chị thấy việc ăn uống đáng sợ hơn là thích thú. Và đó cũng chính là lý do tại sao chúng ăn càng ngày càng ít.
Thử nghe theo lời khuyên của mọi người, cho con chuyển sang ăn cơm với thực đơn khác nhau từng bữa, từng ngày, chị Hằng thấy hai con lại có xu hướng ăn uống trở lại như xưa, chị mừng hơn lúc nào hết. Đúng là nuôi con không hề đơn giản chút nào.
Theo vietbao
Cách giữ vệ sinh đồ chơi cho bé yêu Ai cũng biết nên cho bé yêu chơi những đồ chơi sạch sẽ, nhưng làm vệ sinh đồ chơi cho bé cũng không phải là dễ nếu bạn chưa biết cách. Hầu như em bé nào cũng có rất nhiều đồ chơi nên việc lấy đồ chơi của bé lần lượt mang đi làm vệ sinh cũng không quá khó khăn. Bạn có...