8 cách cắt giảm chi tiêu thừa thãi khiến bạn đang nợ nần chồng chất cũng có thể giàu lên nhanh chóng
Thay vì tháng nào cũng phải đau đầu suy nghĩ kiếm đâu ra tiền để sống còn, bạn có thể cắt giảm bớt những khoản chi hoang phí.
Thực tế là nếu bạn muốn tiền bạc không trở thành nỗi lo, sự ám ảnh nặng nề trong cuộc sống hằng ngày, thứ mà bạn cần thay đổi chính là việc chi tiêu chứ không phải công việc hay đồng lương.
Bởi lẽ dù bạn kiếm tiền trăm triệu, tiền tỷ nhưng có lối chi tiêu “hoang phí” thì bạn chưa nợ nần là may chứ đừng mong gì đến có thể giàu lên. Cắt giảm chi tiêu không thiết yếu chính là chìa khóa giải quyết những nợ nần hay vấn đề tài chính cá nhân của bạn. Có thể ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi cuộc sống phải “thắt bụng” nhiều hơn trước. Song, mọi nỗ lực đều có kết quả xứng đáng. Cắt giảm các khoản chi không cần thiết không những giúp bạn vượt qua khủng hoảng tài chính cá nhân mà còn có thể giúp bạn trở nên giàu có trong tương lai không xa.
Dưới đây là 8 cách cắt giảm các chi tiêu không cần thiết mà ai cũng nên biết!
1. Ưu tiên tiết kiệm mọi lúc mọi nơi
Ai mà không thấy vui khi vô tình tìm được tiền trong quần áo cũ đã lâu không mặc? Thay vì lấy số tiền ấy mua sắm ăn chơi, hãy gửi thẳng nó vào quỹ tiết kiệm của bạn. Bạn cũng có thể làm như thế với tất cả những loại tiền như thưởng, hoàn thuế… mà mình nhận được. Thông qua cách này, bạn sẽ không cho mình cơ hội được ăn tiêu hoang phí và làm dày quỹ tiết kiệm một cách triệt để.
2. Cơm nhà là best
Sau một ngày dài làm việc, hiếm ai còn năng lượng để nấu cơm. Thế nên hãy bắt đầu với thói quen nấu nướng tại gia ít nhất hai lần một tuần – nếu bạn ăn ngoài thường xuyên, và từ từ xây dựng lên ba hoặc bốn lần một tuần. Nếu điều đó không ổn lắm đối với bạn, hãy dành Chủ nhật để sơ chế sẵn thực phẩm cho các bữa tối đơn giản trong tuần. Bằng cách này, bạn sẽ có một bữa ăn ngon lành để thưởng thức khi đi làm về mà không hề tốn thời gian lắm đâu.
3. Lên danh sách những món cần mua trước khi đến siêu thị
Nếu bạn đi đến siêu thị mà không có danh sách hoặc khi đang đói, bạn có thể muốn mua nhiều thực phẩm hơn bình thường. Vậy nên lên kế hoạch sẵn những thứ bạn sẽ cần trước khi đến siêu thị không chỉ đảm bảo bạn sẽ không quên bất cứ thứ gì mà giúp bạn tránh được cám dỗ từ những món đồ linh tinh không cần thiết.
4. Không mua đồ ngay khi vừa muốn/ thích
Video đang HOT
Nếu bạn muốn có một chiếc áo khoác đắt tiền trong trung tâm thương mại, hãy đợi một hoặc hai ngày để xem bạn có còn suy nghĩ về nó hay không đã. Trong thời gian chờ đợi, hãy tìm kiếm các voucher, chương trình khuyến mãi mà bạn có thể áp dụng để tiết kiệm tiền khi mua sắm chiếc áo này.
5. Dọn dẹp tủ quần áo và cho/ bán đi những thứ không động đến
Thỉnh thoảng, bạn nên tập thói quen dọn lại tủ quần áo, phân chia lại những đồ đạc mà mình có và loại bỏ những món đồ mà bạn không bao giờ động tay vào. Việc làm này không chỉ giải phóng không gian tủ đồ mà còn có thể giúp bạn kiếm thêm chút ít. Mặt khác, khi soạn ra những món đồ mình đang có, một phần nào đó khát khao tiêu tiền mua sắm bốc đồng trong bạn cũng sẽ vơi đi rất nhiều.
6. Hủy hết những gói cước, thẻ thành viên tính phí của các dịch vụ không cần thiết
Có nhiều người vẫn thường than phiền về chuyện bị trừ tiền gia hạn đăng ký app A, app B hay gói cước 3G thường xuyên. Thế nhưng sau khi bị trừ tiền để gia hạn, chẳng ai trong họ chịu hủy ngay gói cước ấy mà lại tiếp tục dùng tiếp với lý do “tiếc”. Dù đã nhắn nhủ tháng sau sẽ cẩn thận hơn, họ vẫn tiếp tục lặp lại sai lầm và bị trừ tiền khi không để ý. Nếu bạn rơi vào tình trạng ấy, hãy mạnh dạn chấp nhận “nỗi đau” và sự xót của để hủy đăng ký những dịch vụ này luôn, đề phòng “đêm dài lắm mộng”.
7. Trung thành với đồ “nhà làm”
Ví dụ dễ hiểu nhất với “chiêu này” là thay vì đi ra ngoài mua một đống rau gia vị đắt đỏ, bạn có thể tập trồng chúng ở nhà để ăn quanh năm suốt tháng với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Khi cần đến một thứ gì đó như uống cà phê, sửa quần áo, làm móng đơn giản… bạn cũng có thể áp dụng tuyệt chiêu trên, ưu tiên đồ “nhà làm” trước khi ra hàng để cắt giảm tối đa chi phí tiêu hoang của mình.
8. Nhờ đến ứng dụng quản lý chi tiêu
Muốn dễ dàng kiểm soát và cắt giảm chi tiêu, bạn phải có trong tay một bảng kế hoạch thu chi ghi rõ từng khoản “xuống ví” trong tháng để dễ nắm. Với nhiều người, điều này vô cùng khó vì họ có khi còn chẳng biết lập bảng kế hoạch chi tiêu ra làm sao. Nếu vấp phải trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các app quản lý chi tiêu. Nhanh, gọn, đơn giản mà hiệu quả lại cao!
5 thử thách tiết kiệm đã giúp vợ chồng tôi đút lợn thêm hàng chục triệu đồng
Sau khi nhận ra tình hình tài chính có nhiều vấn đề, cặp vợ chồng này đã quyết tâm thay đổi và đặt ra 5 thử thách chi tiêu cho mình. Những thay đổi nhỏ này đã giúp cặp đôi tiết kiệm được 2.500 đô la (khoảng 56 triệu đồng) mà vẫn sống thoải mái.
(*) Bài viết là chia sẻ của Jen Glantz, người sáng lập công ty cho thuê phù dâu Bridesmaid for Hire, dẫn chương trình podcast "You"re Not Get Any Younger", tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất Amazon.
Những ngày đầu năm, khi vợ chồng tôi cùng ngồi với nhau và nhìn lại những gì đã qua, chúng tôi chợt nhận ra vấn đề lớn của hai đứa. Tình hình tài chính của vợ chồng tôi đang gặp vấn đề khi chúng tôi không kiểm soát được mọi thứ hay có kế hoạch để sửa chữa. Cả hai chúng tôi đều chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết, thường xuyên không góp vào quỹ hưu trí của mình và chưa bao giờ tiết kiệm đủ cho các mục tiêu chung.
Và rồi, chúng tôi đã quyết định sẽ tạo nên sự thay đổi lớn, biến năm 2021 này trở thành năm của tiết kiệm, cam kết sẽ đạt được nhiều mục tiêu hơn. Để làm được điều đó, chúng tôi đã thực hiện một loạt các thử thách về tiết kiệm và thành quả bây giờ là 2.500 đô la (khoảng 56 triệu đồng) trong tài khoản tiết kiệm chung.
Những thay đổi chúng tôi đã thực hiện là điều mà ai cũng có thể làm được, giúp tiết kiệm hiệu quả mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là những gì chúng tôi đã làm:
1. Mỗi tháng 1 tuần ăn cơm nhà
Bằng cách chọn 1 tuần mỗi tháng nói không với ăn hàng, chúng tôi có thể tiết kiệm hiệu quả mà không cảm thấy bị gò bó. Ảnh minh hoạ.
Một trong những danh mục lớn nhất mà chúng tôi nhận ra rằng mình đã chi tiêu quá nhiều tiền hàng tháng chính là thực phẩm. Có lẽ giống như nhiều cặp đôi hay người trẻ khác, chúng tôi đã lãng phí tiền vào những bữa ăn hàng trong khi bản thân hoàn toàn có thể tự chuẩn bị ở nhà. Vợ chồng tôi cũng chi không ít cho phí giao hàng khi gọi đồ ăn sẵn về nhà hoặc công ty.
Để có thể thực hiện mục tiêu, tiết kiệm hiệu quả hơn mà không phải cắt giảm hoàn toàn, chúng tôi quyết định chọn 1 tuần mỗi tháng để nói không với việc ăn hàng. Đó là khoảng thời gian mà vợ chồng tôi cam kết sẽ tự chuẩn bị tất cả các bữa ăn.
Tất nhiên, trong tuần đó chi phí cho thực phẩm, hàng tạp hoá có tăng khi chúng tôi ăn tất cả các bữa ở nhà song chi phí cho ăn uống đã dễ dàng giảm 100 đô la mỗi tuần. Chỉ đơn giản là 1 tuần không ăn hàng mỗi tháng, đến giờ chúng tôi đã tiết kiệm được tổng cộng là 800 đô la.
2. Đổi điểm thẻ tín dụng lấy quà tặng
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng mình đã chi tiêu khá nhiều cho quà tặng mọi người trong suốt năm. Vào các sinh nhật hoặc các dịp đặc biệt khác như giáng sinh, ngày lễ trong năm, vợ chồng tôi thường tặng các món quà cho người thân, bạn bè. Giờ thì chúng tôi đã quyết định có sự thay đổi, mỗi tháng chúng tôi sẽ dùng điểm thẻ tín dụng của mình để đổi ít nhất 1 món quà.
Điểm thẻ tín dụng sẽ được sử dụng để mua thẻ quà tặng và tặng cho bạn bè, người thân hoặc dùng chúng để mua quà tặng họ. Vậy là chúng tôi không phải cắt giảm hoạt động nào, không ảnh hưởng đến cuộc sống mà có thể tiết kiệm khoảng 25 đô la mỗi tháng. Tính đến nay, thay đổi nhỏ này đã giúp chúng tôi tiết kiệm tổng số 200 đô la.
3. Bám sát ngân sách đã đặt ra
Tác giả Jen Glantz và chồng mình trong ngày cưới.
Trong quá trình thực hiện, vợ chồng tôi luôn cố gắng để gắn bó, bám sát ngân sách đã đặt ra. Không chỉ là tạo ra ngân sách cho các khoản mục chi tiêu mà chúng tôi còn cam kết sẽ thực hiện đúng với kế hoạch đó. Nhiều người thường hào hứng bắt tay vào lập ngân sách nhưng rồi nhanh chóng bỏ bê và quên hoàn toàn kế hoạch đó chỉ sau vài ngày.
Để không lặp lại sai lầm đó, chúng tôi quyết định không chỉ cố gắng tạo ngân sách mỗi tháng trong năm nay mà còn định kỳ hàng tuần kiểm tra những gì mình làm được để đảm bảo luôn bám sát kế hoạch đó. Đến nay, nhờ việc bám sát ngân sách đã đề ra, chúng tôi đang từng bước đạt được các mục tiêu tiết kiệm của mình, giúp tình hình tài chính ngày càng tốt hơn theo từng tháng.
4. Thực hiện thử thách tiết kiệm 1 tháng
Khi mùa hè đến, chúng tôi nhận thấy rằng mình đã chưa kiểm soát tốt chi tiêu của mình và quyết định thực hiện một thử thách tiết kiệm kéo dài 1 tháng để xem, ai trong 2 đứa là người có thể tiết kiệm nhiều hơn.
Để thử thách trở nên thú vị hơn, chúng tôi tự làm một tấm áp phích lớn ở nhà để theo dõi tốc độ và mức tiết kiệm của mỗi người. Thử thách này đã khiến chúng tôi chú ý hơn vào những giao dịch chi tiêu mỗi ngày, từ những khoản chi nhỏ lẻ tưởng chừng không ảnh hưởng đến tình hình tài chính như mua cà phê, đồ linh tinh tại cửa hàng tạp hoá. Kết quả là, mỗi người chúng tôi đã tiết kiệm thêm được 250 đô la trong tháng đó.
5. Chỉ mua khi có chương trình khuyến mại, giảm giá
Khoảng thời gian chờ đó còn giúp vợ chồng tôi bình tĩnh hơn, tránh mua hàng nóng vội và đôi khi nhận ra bản thân không thực sự cần sản phẩm đó đến thế. Ảnh mình hoạ.
Trong năm nay, vợ chồng tôi đã cùng nhau thực hiện một thử thách chính là chỉ mua những thứ bản thân cần khi sản phẩm đó được giảm giá. Nếu chúng tôi cần giày hoặc quần áo mới, chúng tôi sẽ chỉ chi tiền khi sản phẩm đó được giảm giá, nói không với việc mua hàng nguyên giá.
Để làm được điều này, chúng tôi đã tốn khá nhiều thời gian để tìm kiếm các giao dịch tốt và săn mã phiếu giảm giá. Tuy nhiên, sự thay đổi này thực sự đã giúp chúng tôi tiết kiệm hàng trăm đô la. Khoảng thời gian chờ đó còn giúp vợ chồng tôi bình tĩnh hơn, tránh mua hàng nóng vội và đôi khi nhận ra bản thân không thực sự cần sản phẩm đó đến thế. Cho đến nay, chúng tôi vẫn rất hào hứng khi thực hiện thử thách này trong suốt chặng đường.
Theo dõi diễn biến trên đường đua cơm nhà, GATO hay không chưa rõ nhưng đói bụng là chắc Nhìn mâm cơm nhà người ta mà bụng mình réo ầm ĩ luôn á! Nếu hỏi đường đua nào đang có sức hút lớn nhất với các "con chiên" đam mê nấu nướng hiện tại thì câu trả lời chỉ có thể là đường đua "Cơm nhà là best". Trong tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, thời tiết lại nắng mưa thất...