8 bước giúp thoát khỏi “vòng xoáy bận rộn” cuối năm
Càng gần đến cuối năm chúng ta càng có nhiều việc phải làm. Chúng ta đặt rất nhiều áp lực lên bản thân để có thể làm việc hiệu quả và năng suất.
Năng suất không chỉ là hoàn thành danh sách những việc cần làm, đó còn là một tư duy. Chúng ta càng sẵn sàng về mặt tinh thần để giải quyết các nhiệm vụ, chúng ta càng đạt được nhiều thành tựu hơn và càng ít cảm thấy căng thẳng hơn. Đây là 8 mẹo để giúp thay đổi tư duy của bạn và giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy bận rộn dịp cuối năm.
1. Bắt đầu bằng cách sắp xếp lại suy nghĩ của bản thân
Nếu không có tổ chức, thì mọi thứ đều sẽ trở nên lộn xộn. Chúng ta thường cảm thấy choáng ngợp và làm việc thiếu hiệu quả chỉ vì tất cả những gì chúng ta có thể thấy là cả tá nhiệm vụ chưa hoàn thành đang ở trước mắt. Nếu đó là nơi bạn đang bắt đầu, hãy hít một hơi thật sâu. Nếu cứ lao vào các nhiệm vụ thì có thể bạn không những không hoàn thành hết mà còn khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là hãy bắt đầu bằng cách giải tỏa đầu óc và sắp xếp lại suy nghĩ của mình.
Nghiên cứu từ Hội đồng Quốc gia về Người cao tuổi tại Mỹ đã chỉ ra rằng tinh thần vô tổ chức có xu hướng tạo ra nhiều căng thẳng và những hành vi bốc đồng hơn, và cả hai điều này đều không giúp ích gì cho công việc của bạn. Vì vậy, trước khi bạn giải quyết danh sách những việc cần làm, hãy dành một chút thời gian suy nghĩ, viết nhật ký, thiền định để bạn có thể sắp xếp những suy nghĩ của mình. Nếu bạn bắt đầu sắp xếp các nhiệm vụ của mình với ý thức rõ ràng và có mục đích, bạn sẽ lập kế hoạch hiệu quả và làm việc năng suất hơn.
2. Lên kế hoạch cho ngày, hoặc tuần của bạn
Bạn làm việc liên tục nhưng dường như không bao giờ hoàn thành bất cứ điều gì quan trọng? Đó là bởi vì bạn đã đầu hàng trước sự khẩn cấp.
Có một sự thật là bạn sẽ không bao giờ có thể hoàn thành mọi thứ trong danh sách những việc cần làm của mình. Luôn có việc khác cần giải quyết hoặc người khác nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Và thay vì làm hết từ việc này sang việc khác, bạn cần có một kế hoạch giúp bạn hoàn thành những gì quan trọng nhất.
Hãy lập kế hoạch cho ngày hoặc cho một tuần của bạn. Đó là một bài tập về tính kỷ luật tinh thần. Nó đòi hỏi bạn phải xem xét điều gì là quan trọng nhất với mình, cho dù là công việc hay cuộc sống cá nhân, và lên lịch trình cho những ưu tiên đó. Hãy coi đó là cơ hội để kiểm tra lại bản thân và đảm bảo rằng bạn đang sử dụng thời gian hợp lý.
3. Bắt đầu với một nhiệm vụ dễ dàng
Nếu bạn đang cố gắng làm cho “bánh xe năng suất” quay, bạn có thể bắt đầu với một hoặc hai nhiệm vụ dễ dàng. Điều đó sẽ mang lại cho bạn cảm giác hoàn thành và thiết lập động lực vừa đủ để bạn tiếp tục.
Tuy nhiên, khi bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ dễ dàng đó, đừng mắc kẹt trong những nhiệm vụ dễ dàng khác. Lấy năng lượng đó để hoàn thành những nhiệm vụ lớn hơn.
4. Chia nhiệm vụ lớn thành từng nhiệm vụ nhỏ
Khi bạn hướng tới những nhiệm vụ lớn hơn, phức tạp hơn, bạn rất dễ cảm thấy bối rối. Khi cảm thấy vạch đích còn xa, bạn có thể muốn bỏ cuộc hoặc quay ra làm những nhiệm vụ nhỏ.
Bí quyết là ở đây, hãy biến những nhiệm vụ lớn đó thành những nhiệm vụ nhỏ hơn. Hãy chia nhiệm vụ lớn thành những bước nhỏ, dễ quản lý để bạn có thể hoàn thành từng bước một.
Chẳng hạn, bạn đang muốn lên kế hoạch cho một chuyến du lịch dài ngày cùng gia đình. Bạn không thể nắm bắt mọi thứ cùng một lúc, vậy thì hãy chia nhỏ nó ra. Ban đầu bạn có thể nghiên cứu lộ trình và nơi ở để bạn có thể lập ngân sách cho chi phí đi lại. Bắt đầu từ đó rồi hãy chuyển sang lập danh sách những địa điểm tham quan và những món ăn cần thưởng thức.
Chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ, dễ quản lý sẽ giúp bạn duy trì động lực để tiếp tục vì nó mang lại cho bạn cảm giác hoàn thành. Và động lực là một yếu tố tâm lý quan trọng để duy trì năng suất.
5. Tạo ranh giới cho bản thân và những người xung quanh
Video đang HOT
Trong môi trường làm việc hiện tại, chúng ta có xu hướng luôn bị phân tâm. Môi trường làm việc cởi mở, công cụ giao tiếp kỹ thuật số với tốc độ chóng mặt khiến chúng ta cảm thấy mình luôn ở trong tâm thế sẵn sàng. Và sự “có sẵn” này khiến chúng ta dễ bị phân tâm khi đang tập trung làm những nhiệm vụ quan trọng.
Nếu bạn muốn làm việc hiệu quả, điều quan trọng là phải giảm thiểu những yếu tố khiến bạn phân tâm để bạn có thể tận dụng tối đa khoảng thời gian tập trung của mình. Để làm được điều này bạn cần phải thiết lập một số ranh giới, chẳng hạn như tắt thông báo, rời xa mạng xã hội và thông báo cho đồng nghiệp hoặc cấp trên biết rằng bạn cần thời gian.
6. Yêu cầu giúp đỡ khi cần
Trở thành một người làm việc năng suất và hiệu quả không có nghĩa là không cần sự trợ giúp của người khác. Đôi khi, một số nhiệm vụ liên quan đến người khác cũng có thể giúp bạn gia tăng năng suất của mình.
Chẳng hạn, giả sử bạn cần phải lập một bảng tính cho một dự án quan trọng. Chuyên môn của bạn không nằm ở bảng tính, mà ở việc thiết kế bản trình bày. Vậy thì, nếu bạn chuyển phần bảng tính đó cho một đồng nghiệp có chuyên môn hơn, họ sẽ làm phần công việc đó tốt hơn và bạn có thể tập trung thời gian để tạo ra một bản trình bày tuyệt vời.
Yêu cầu sự trợ giúp từ người khác có thể giảm căng thẳng và giải phóng không gian tinh thần để bạn có thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất với mình.
7. Ăn mừng một chút khi hoàn thành mọi việc
Trên con đường hoàn thành mục tiêu, bạn sẽ học được rất nhiều điều, cả lớn và nhỏ. Hãy dành thời gian để nhìn lại những gì bạn đã làm. Và ăn mừng một chút khi bạn đã hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Điều đó giúp bạn có thể duy trì được động lực.
Đừng vội vã lao vào những nhiệm vụ tiếp theo trong danh sách của mình, bởi điều đó có thể khiến bạn quay trở lại nơi bạn bắt đầu: căng thẳng và kiệt sức.
8. Cho bản thân nghỉ ngơi
Cách tốt nhất để tránh bị cuốn vào guồng quay vô tận của sự bận rộn là đảm bảo thời gian dành cho bản thân.
Đó không chỉ là nghỉ xả hơi. Ưu tiên một vài sở thích và mối quan tâm của riêng bạn có thể khiến bạn hạnh phúc, vui vẻ và giúp bạn duy trì động lực cũng như sự tập trung để làm việc tốt nhất khi đến lúc.
Dùng một bức thư, vợ cũ thành công quay về với chồng
Quay lại với người yêu cũ, tái hôn với vợ/chồng cũ là lựa chọn nhiều người đưa ra. Nhưng trước khi đi đến quyết định ấy cần phải chuẩn bị những gì?
Quay lại với người yêu cũ, tái hôn là một điều vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, chẳng phải ai cũng có được cái kết tuyệt đẹp trong lần thứ hai sánh bước bên nhau. Để đi đến được hạnh phúc, nó còn có cả một hành trình.
Tái hợp sau khi chia tay
Daniell Curtis, 42 tuổi đến từ Dunbogan, Australia và chồng Tim Curtis đã đệ đơn ly hôn năm 2015.
Họ gặp nhau năm 2002 và bắt đầu kết hôn vào năm 2003. Thời gian trôi qua, cặp đôi xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, đến năm 2012, cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo những ảnh hưởng nặng nề. Tim phải đi làm việc mới và không còn nhiều thời gian cho gia đình. Hai vợ chồng bắt đầu cãi vã và kết cục là cuộc hôn nhân kết thúc năm 2015. Họ vẫn còn yêu nhau nhưng hôn nhân quá mệt mỏi nên đã chấm dứt.
2 năm sau, Danielle nhận ra rằng dường như cô chưa quên được chồng cũ. Cô gửi email cho anh để nói hết nỗi lòng, chia sẻ nhận thức đúng đắn về vai trò của bản thân khi hôn nhân đổ vỡ. Cô cũng thừa nhận cái sai cái đúng của chính mình trong việc dẫn đến ly hôn một cách thẳng thắn.
Cặp đôi kết hôn vào năm 2003 rồi ly hôn sau 12 năm.
Từ lời mở đầu đó, họ đã trò chuyện và quyết định tái hợp cùng nhau. Sau khi quyết định hẹn hò vài tháng, họ đã tái hôn và chung tay xây dựng cuộc sống hạnh phúc từ những bài học ở sự đổ vỡ trước đó. Họ cẩn trọng hơn, chuẩn bị từng chút một chứ không hề vội vàng. Nhờ đó mà sau khi tái hôn, các mâu thuẫn như ngày xưa không còn xuất hiện nữa.
Họ quyết định tái hợp.
Câu chuyện về tái hôn với vợ chồng cũ hay quay lại với người yêu cũ không có gì là xa vời. Trong xã hội bây giờ, nó diễn ra nhiều hơn là bạn tưởng tượng.
Thời gian xa nhau khiến họ cảm thấy các vết thương đã được chữa lành hoặc nhận ra tình cảm với đối phương chưa cạn.
Tuy nhiên, khi bạn nghĩ đến việc quay lại với người yêu cũ hoặc tái hôn thì cũng có một số bước cần thực hiện để mối quan hệ (một lần nữa) được thành công.
Tại sao các cặp đôi ly hôn rồi tái hôn
Lý do cho sự tái hôn giữa các cặp vợ chồng không giống nhau. Nhiều người nhận ra rằng, sau khi cơn tức giận và thất vọng của vụ ly hôn tan biến, họ sẽ nhớ đến bạn đời cũ. Đặc biệt là khi cả hai kết hôn một thời gian khá dài.
Họ sẽ tự hỏi nếu làm khác đi thì có thể cứu vãn cuộc hôn nhân được không. Một số người nghĩ đến việc tái hôn với người cũ tin rằng mình đã phạm sai lầm khi đưa ra quyết định ly hôn ngay từ đầu.
Một nghiên cứu về các cặp đôi tái hôn sau khi ly hôn đã tìm thấy lí do cho những sự vụ hòa giải như sau:
- Trải nghiệm cá nhân khiến họ muốn quay lại mối quan hệ.
- Tha thứ và quên đi những điều người cũ đã làm sai.
- Duy trì mối quan hệ tích cực với gia đình người cũ.
- Nhận ra cuộc sống độc thân không thỏa mãn và thật khó khăn.
- Nhận ra vẫn còn tình cảm.
- Nhận ra ly hôn thật sự bốc đồng và chưa đủ lý do để chia ly.
Xác định tâm lý trước khi tái hôn
Trước khi quyết định tái hôn hãy chắc chắn rằng cả hai đã sẵn sàng cho tất cả mọi chuyện liên quan. Nó sẽ không hề dễ dàng chút nào.
Nhiều cuộc hôn nhân đến từ chuyện tái hôn đều kết thúc bằng ly hôn. Trên thực tế, theo tờ Psychology Today, có đến 60% các cuộc tái hôn đều thất bại và chúng còn diễn ra khá nhanh, trung bình là 10 năm.
Nếu như bạn và chồng cũ muốn quay lại với nhau, hãy nhớ 3 điều:
- Nhận ra rằng rất nhiều chỉ báo đang chống lại cả hai.
- Đừng vội vàng.
- Ưu tiên gặp chuyên gia tư vấn hôn nhân và tham gia một khóa giáo dục hôn nhân.
Ảnh minh họa.
Lên kế hoạch duy trì hôn nhân
Nếu đã quyết tâm tái hôn, bạn nên lên kế hoạch duy trì mối quan hệ yêu đương ít nhất 1 năm trước khi chính thức trở lại làm vợ chồng. Trong thời gian đó, hãy giải quyết những vấn đề là lí do để hai bạn ly hôn. Dẫu sao thì bạn cũng đang kết hôn với cùng một người.
Mặc dù cả hai bạn có lẽ đã trải qua một số trưởng thành cá nhân kể từ khi ly hôn nhưng chắc chắn vẫn có những điều về người cũ khiến bạn khó chịu. Hãy cố gắng cải thiện mọi chuyện để lần tái hôn này sẽ thành công với vợ/chồng cũ.
Hãy tìm đến chuyên gia tư vấn
Các chuyên gia tư vấn hôn nhân đồng ý rằng bạn phải học hỏi từ lịch sử hôn nhân của mình, nếu không bạn và người cũ sẽ phải lặp lại những sai lầm tương tự.
Nếu hôn nhân thất bại vì vấn đề tài chính, hãy xác định rõ bạn sẽ giải quyết chuyện tiền bạc thế nào. Nếu vấn đề xoay quanh chuyện nuôi con cái, hãy nói về chuyện này trước. Nếu ly hôn do ngoại tình, hãy xử lý sự không chung thủy, tha thứ và xây dựng lại lòng tin.
Bạn cũng có thể đọc những cuốn sách về hôn nhân cùng nhau và tham gia hội thảo hoặc khóa học về hôn nhân.
Bạn càng làm nhiều việc cho mối quan hệ của mình, bạn sẽ càng tốt hơn sau khi tái hôn.
Bạn phải đối mặt với vấn đề trong quá khứ và giải quyết triệt để nếu không lịch sử sẽ lặp lại.
Ảnh minh họa.
Tự nhìn nhận lại bản thân mình
Khi ly hôn xảy ra, không ai là không có lỗi. Ngay cả khi nguyên nhân chính dẫn đến việc này là ngoại tình thì cũng phải xem xét cả những vấn đề khác trong hôn nhân.
Bạn nên nhìn nhận lại bản thân, thừa nhận vai trò và trách nhiệm của bạn trong những sai lầm ở cuộc hôn nhân đã tan vỡ. Nếu bạn không mạnh dạn tự nhận xét mình, bạn sẽ tiếp tục gặp khó khi tái hôn.
Hãy thực tế hơn
Điều quan trọng là phải nhận ra rằng cuộc hôn nhân đầu tiên đã chết. Dù khó khăn đến đâu, đừng để điều đó ám ảnh đến cuộc hôn nhân thứ hai khi bạn đã tái hôn. Đừng chăm chăm vào sai lầm bạn mắc phải mà thay vào đó hãy tập trung cho tương lai.
Ngoài ra, chắc chắn bạn sẽ có những kỳ vọng trước khi tái hôn. Về cốt lõi, bạn sẽ kết hôn với cùng một người, một số thói quen cũ, khó chịu sẽ vẫn còn đó. Nếu bạn phát hiện ra rằng mọi thứ không ổn, hãy tin vào trực giác của mình và chấm dứt mối quan hệ.
Người trẻ không còn muốn làm đám cưới vì tốn trên dưới 600 triệu, để tiền mua nhà còn hơn Nói lời tạm biệt với những thủ tục phức tạp và thừa thãi, đơn giản hóa các nghi lễ, và tổ chức một đám cưới thực sự dành cho chính mình đang trở thành ý tưởng của nhiều người. Một ngày đầu thu, Maizi, 28 tuổi và chồng cô tổ chức lễ cưới trên bãi cỏ của một khách sạn ở Thượng Hải,...