8 bộ phận trên cơ thể là “công tắc” trường sinh, nên tích cực xoa bóp mỗi ngày
Những bộ phận này nếu được xoa bóp thường xuyên sẽ mang tới rất nhiều lợi ích đáng kinh ngạc cho cơ thể.
Sau một ngày bận rộn, chắc chắn toàn bộ cơ thể sẽ mệt mỏi, đau lưng, mỏi chân, nhức mắt… Nếu không được nghỉ ngơi vào lúc này, hầu hết mọi người sẽ chọn cách xoa mặt hoặc tai để được thư giãn. Nhiều người không biết rằng, thực ra động tác xoa bóp như vậy là một trong những kỹ thuật massage của người Trung Quốc.
Trong cơ thể có 8 bộ phận, nếu được xoa bóp có thể làm giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, loại bỏ các cục huyết khối, ngăn ngừa được rất nhiều bệnh.
1. Xoa mặt – Trẻ trung
Cảm xúc của con người, sự tức giận, nỗi buồn và niềm vui đều thể hiện trên khuôn mặt trước tiên. Việc xoa mặt có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ở tay và mặt, da mặt trở nên căng bóng, tốt hơn nhiều so với việc đắp mặt nạ.
Đặc biệt, khi đang mệt mỏi, nếu xoa trán, không những da mặt được thoải mái mà mắt sẽ sáng hơn, tinh thần sảng khoái bội phần.
Đặt đầu ngón tay lên trán, di chuyển từ giữa sang hai bên theo một hướng, làm 30-50 lần mỗi ngày.
2. Xoa đầu – Giảm tóc bạc
Tóc bạc do lão hóa bẩm sinh, thường không thể thuyên giảm, nhưng chỉ cần bạn xoa đầu nhiều hơn mỗi ngày, có thể ngăn tóc bạc ngày càng nhiều.
Xoa đầu bằng 5 ngón tay có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu cục bộ của các nang tóc, khiến tóc con mọc nhanh hơn, cải thiện được sắc tố từ chân tóc, làm cho tóc đen hơn.
3. Xoa tai – Cải thiện thính giác
Trên tai chứa nhiều huyệt đạo, thông tới nhiều cơ quan cơ thể người. Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, việc xoa bóp tai có thể bổ thận hiệu quả.
Video đang HOT
Khi xoa tai, cần chú ý xoa kiểu vòng xoắn từ bên ngoài, phần sụn của tai được cuộn lại từ phía ngoài cùng của tai), nó sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi.
4. Xoa mũi – Thông mũi
Có rất nhiều người bị viêm mũi, việc xoa bóp này có thể chữa viêm mũi mãn tính mà không cần dùng thuốc.
Xoa mũi bằng nước lạnh vào mỗi buổi sáng hoặc trước khi ra ngoài có thể cải thiện lưu thông máu của niêm mạc mũi, giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Đối với những người không bị viêm mũi, xoa mũi thường xuyên có thể làm tăng tốc độ lưu thông máu trong mũi, kích thích các huyệt đạo và ngăn ngừa cảm lạnh.
Dùng 2 ngón trỏ bắt đầu từ giữa chân mày, ấn dọc sống mũi xuống rồi xoa lên, lực không quá lớn, mũi hơi ửng đỏ là được.
5. Xoa tay – Bảo vệ nội tạng
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng trên bàn tay con người có rất nhiều huyệt quan trọng. Các huyệt khác nhau tương ứng với các cơ quan khác nhau của cơ thể. Việc xoa bóp thường xuyên các huyệt này có thể điều chỉnh các chức năng của nội tạng.
Dùng lòng bàn tay hoặc mu bàn tay xoa vào nhau đến khi xoa đỏ và nóng là được.
6. Xoa ngực – Điều chỉnh tâm trạng
Chúng ta đều biết rằng tức giận sẽ làm tổn thương cơ thể, khi bị phấn khích một điều gì đó, mọi người thường xoa ngực để dễ thở.
Thực tế, ngoài tác dụng xoa dịu cơn tức giận, hành động này còn có thể tăng cường chức năng tim phổi, xoa dịu cảm xúc, điều hòa cảm xúc, nên thực hiện thường xuyên.
Dùng 2 lòng bàn tay ấn nhẹ vào xương ức và hai bên sườn (mạng sườn) rồi xoa tròn, mỗi bên làm 50 lần, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
7. Xoa thắt lưng – Không bị còng
Có những cụ già tuổi 70, 80 mà lưng vẫn còn thẳng. Trên thực tế, có một cách để cải thiện vóc dáng đó là xoa eo và thắt lưng
Dùng 2 tay đặt ở thắt lưng, 4 ngón phía trước, ngón cái phía sau eo. Bạn cũng có thể nắm tay bằng cả 2 tay, ấn vào thắt lưng như kiểu massage. Động tác này sẽ làm giãn mao mạch ở da cục bộ, cải thiện sức bền của cơ, ngăn ngừa đau thắt lưng do gió lạnh và mệt mỏi.
8. Xoa chân – Kéo dài tuổi thọ
Theo Y học Cổ truyền Trung Quốc, bàn chân là phần dưới cùng của cơ thể con người, chất dinh dưỡng nhận được ít hơn so với các bộ phận khác, nhưng trọng tải lại vô cùng nặng nề.
Việc xoa chân có thể điều chỉnh các chức năng cơ thể và giúp con người sống lâu hơn. Vì có ít lớp mỡ dưới da ở lòng bàn chân nên chúng dễ bị nhiễm lạnh. Khi ngủ không nên để lòng bàn chân hướng gió, thường xuyên xoa bóp lòng bàn chân để tránh bệnh.
Có 2 cách xoa chân: xoa khô và xoa ướt
- Xoa khô: Dùng tay trái nắm mặt trước mu bàn chân trái, dùng tay phải xoa lên xuống lòng bàn chân 100 lần để làm nóng lòng bàn chân, sau đó dùng tay trái xoa lòng bàn chân phải. Cường độ cọ xát sao cho thoải mái nhất là được.
- Xoa ướt: Cho chân vào bát nước ấm, ngâm chân rồi dùng tay chà xát đến khi khô là được.
Bác sĩ chỉ ra thủ phạm khiến dị ứng, ho hen kéo dài
Mẩn ngứa, ho hen, viêm mũi thường xuyên... rất nhiều bệnh lý gặp phải và tác nhân đó là từ chính những thú cưng trong nhà nhất là chó và mèo.
Chị Nguyễn Thị Hương - Thanh Xuân, Hà Nội thường xuyên bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng ngày càng nặng hơn đặc biệt mỗi lần dọn dẹp nhà cửa là chị hắt hơi, chảy nước mũi, da đỏ mẩn lên.
Chị Hương đi kiểm tra được bác sĩ kê thuốc viêm mũi họng về uống không đỡ. Chị nghe người quen nhỏ cả tinh dầu tỏi nhưng chỉ thêm khô rát niêm mạc mũi.
Sau đó, chị Hương đến khám bác sĩ chuyên khoa, chị được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm tìm tác nhân gây dị ứng để điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng, kết quả bác sĩ cho biết chị bị dị ứng lông chó mèo.
Lúc này, chị Hương mới nhớ ra nhà chị con trai rất thích nuôi chó. Con chị nghiện nuôi chó dù gia đình không ai thích nhưng từ ngày học cấp 3 với lời hứa thi đỗ sẽ được tặng con chó và từ đó đến nay đã 4 năm con chó con vẫn sống với gia đình chị. Khi biết tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng suốt thời gian qua của mình, chị Hương nghĩ chắc sẽ gửi con chó đến trang trại chó mèo nào đó.
PGS Nguyễn Thị Hoài An cho biết lông chó, mèo cũng là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý dị ứng, viêm mũi, ho hen
Còn trường hợp của cháu Nguyễn Mạnh Thắng, 3 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội đến khám vì bị cơn hen cấp tính. Cháu Thắng thường xuyên có hiện tượng khó thở, da tái xanh.
Gia đình đưa bé đi khám được biết bé bị hen. Các bác sĩ giới thiệu cháu vào BV ở Hà Nội để tìm rõ căn nguyên khiến bé khó thở trong khi trước đó bé hoàn toàn khoẻ mạnh không có bất thường gì.
Sau nửa ngày cho bé nhập viện tuyến trên và được các bác sĩ khám kỹ, mẹ bé mới ngã ngửa khi bác sĩ bảo con chị bị khó thở là do lên cơn hen cấp tính. Thủ phạm gây bệnh chính là lông của con mèo. Mẹ của Thắng cho biết chị thích mèo nên vài tháng trước đã mua 1 con mèo với giá 3 triệu đồng về nuôi.
Cu cậu cũng rất thích mèo nên suốt ngày ôm ấp trên tay, lúc đi ngủ cũng tha một chú mèo con lên nằm cùng. Lông mèo bị rụng dính trên gối, chăn, bé hít vào suốt một thời gian nên bị lên cơn hen.
Vì sao dị ứng với chó mèo
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Bệnh viện Đa khoa An Việt, bà thường xuyên gặp các bệnh nhân đến khám vì viêm mũi dị ứng, hen nhưng không tìm ra nguyên nhân. Chỉ đến khi làm các xét nghiệm chuyên sâu mới phát hiện tác nhân là lông động vật trong nhà.
PGS An cho biết tùy vào mức độ phản ứng, các dấu hiệu dị ứng lông chó mèo sẽ thể hiện tương ứng. Việc theo dõi và nhận biết các triệu chứng dị ứng có thể hơi khó khăn vì dấu hiệu dị ứng có thể phát triển chỉ trong vài phút hoặc vài giờ ngay sau khi tiếp xúc với lông chó mèo.
Mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng dị ứng lông chó mèo thường gặp như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa nổi mề đay, da đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt, viêm da dị ứng. Thậm chí có những người bị dị ứng nặng cảm giác ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè, tăng áp lực, đau vùng mặt.
Khi xác định nguyên nhân dị ứng do lông chó mèo tùy vào từng mức độ từ vừa đến trung bình bác sĩ có thể kê thuốc thuốc dị ứng để kiểm soát phản ứng.
Ngược lại, với những triệu chứng nghiêm trọng, ví dụ: Nổi mề đay khắp người, ngứa mắt hoặc có biểu hiện ở đường hô hấp, thuốc kháng histamin sẽ là giải pháp giúp bạn. Kháng histamin là thuốc chống dị ứng được chỉ định đầu tiên và hữu hiệu cho các vấn đề liên quan đến dị ứng.
PGS An cho biết ở chó mèo, chất gây dị ứng đó là các vảy hay còn gọi là gàu, nước bọt, nước tiểu và lông của chúng.
Khi nuôi chó mèo những chất trên dính ra quần áo, chăn gas, gối đầu có thể gây nên tình trạng dị ứng cho người có cơ địa dị ứng. Một số loại chó mèo, thường xuyên rụng lông thì càng dễ gây dị ứng hơn.
PGS An khuyến cáo, nuôi thú cưng cần chăm sóc và vệ sinh chúng thường xuyên. Đặc biệt nên tẩy giun để tránh nguy cơ mắc giun sán từ chó mèo. Ngoài ra, những người thường xuyên có cảm giác ho, hắt hơi, chảy nước mũi như dạng cảm lạnh nhưng kéo dài không khỏi cũng nên đi khám sức khỏe vì có thể đó là viêm mũi dị ứng do lông chó mèo.
Tự ý mua thuốc về rửa mũi cho con, bé 3 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu Sau khi được mẹ rửa mũi bằng 2 - 3 lọ thuốc, bé xuất hiện tình trạng lơ mơ, da tái, tay chân lạnh, biểu hiện ngộ độc cấp. Thông tin từ Đơn vị Cấp cứu Nhi bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), nơi đây đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi nhập viện...