8 biện pháp khắc phục cảm lạnh tại nhà hiệu quả nhất
Hydrat hóa, bổ sung vi chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch hay ăn súp gà, uống nước thơm… là những biện pháp khắc phục cảm lạnh tại nhà đơn giản và hiệu quả.
Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên truyền nhiễm do một số loại vi-rút và có thể bị nhiễm những loại virus đó nhiều lần.
Khi bị cảm lạnh thường có tình trạng nghẹt mũi, tắc nghẽn đường hô hấp, sổ mũi, hắt hơi… Ảnh: Shutterstock.
Khi bị cảm lạnh thường có tình trạng nghẹt mũi, tắc nghẽn đường hô hấp, sổ mũi, hắt hơi… vì vậy sử dụng các biện pháp tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe tổng thể hơn. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai tránh bị ảnh hưởng đến em bé.
Dưới đây là 8 biện pháp khắc phục cảm lạnh tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng
Hydrat hóa
Hydrat hóa có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm tắc nghẽn. Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy uống chất lỏng ấm có thể giúp giảm sổ mũi, đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi, hắt hơi và ho.
Vì vậy, bạn có thể bổ sung đủ nước và giảm nghẹt mũi bằng cách uống 8-12 cốc nước ấm/ nóng.
Vi chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch
Video đang HOT
Các vi chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin E, sắt, selen và kẽm cung cấp cho bạn chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch có thể giúp bạn phục hồi.
Nghiên cứu cho thấy vitamin C, vitamin D và kẽm có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn thời gian bị cảm lạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Vì vậy, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như cà rốt, ớt chuông, hạt bí ngô, dâu tây, xoài, rau cải, dưa đỏ và măng tây.
Súp gà
Súp gà từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp điều trị cảm lạnh tại nhà phổ biến. Trong một nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng súp gà ức chế một số phản ứng miễn dịch nhất định, giúp giảm thiểu các triệu chứng cảm lạnh thông thường.
Một nghiên cứu khác so sánh tác dụng của chất lỏng nóng đối với các triệu chứng cảm lạnh cho thấy súp gà nóng có hiệu quả nhất trong việc làm giảm nghẹt mũi.
Nước ép dứa
Bromelain, một hoạt chất có trong dứa, đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm và tiêu mỡ mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là nó có thể giúp giảm đau họng và tắc nghẽn đường thở.
Củ gừng
Gừng chứa các hợp chất gingerols và shogaols. Chúng được biết đến là một thành phần chống viêm, kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ. Vì vậy, bạn có thể nhai một miếng gừng với một chút muối hoặc một chút mật ong. Thậm chí pha trà gừng để uống.
Nghệ
Nghệ, giống như gừng, đã được sử dụng theo truyền thống để trị ho, cảm lạnh và viêm. Nghệ chứa chất curcumin, một chất chống vi rút, chống viêm và chống oxy hóa mạnh, là thành phần hoạt chất chính trong củ nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chức năng miễn dịch mạnh hơn có thể giúp chống lại nhiễm trùng, trong khi tác dụng chống viêm của nó có thể làm dịu cổ họng bị kích thích cũng như giảm nghẹt mũi.
Nghỉ ngơi
Nghiên cứu đã chứng minh rằng giấc ngủ kém tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và khiến con người dễ bị nhiễm trùng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Nghỉ ngơi đầy đủ, tức là ngủ từ 7 đến 9 giờ, có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại nhiễm trùng hiện có.
Nghiên cứu cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau họng và các triệu chứng cảm lạnh thông thường.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm thời gian xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh thông thường như sổ mũi, hắt hơi, ho và đau họng.
Ngoài ra, nước muối còn có lợi trong việc cải thiện vệ sinh răng miệng. Do đó, súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau nhanh chóng.
Lạng Sơn: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não mô cầu
Sáng 15/12, đại diện Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa cấp cứu, điều trị thành công cho một bệnh nhân 16 tuổi nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm do mắc viêm não mô cầu.
Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong cho người bệnh trong vòng 24 giờ nếu không được xử lý kịp thời.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn theo dõi, điều trị bệnh nhân viêm màng não do não mô cầu.
Trước đó, ngày 7/12, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận một bệnh nhân 16 tuổi là học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trú tại thôn Nặm Rạt, xã Tân Đoàn (Văn Quan) nhập viện với các triệu chứng điển hình của viêm màng não do não mô cầu như: sốt cao liên tục xen lẫn ngủ gà, đau đầu, nôn, xuất hiện ban xuất huyết ở trên người, tập trung nhiều từng mảng ở đùi, bụng; ban xuất huyết có màu đen, biểu hiện của hoại tử, nhiễm khuẩn huyết do nhiễm não mô cầu.
Theo thông tin từ người nhà, ban đầu, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được nhân viên y tế nhà trường cho uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.
Gia đình và nhà trường đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Văn Quan. Trung tâm Y tế huyện Văn Quan khám và điều trị bệnh không tiến triển, có dấu hiệu nặng hơn, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/theo dõi viêm màng não do não mô cầu và chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cách ly, điều trị.
Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với não mô cầu, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh, chống phù não, thực hiện chọc dò tủy sống. Đến nay, sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn.
Ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Lạng Sơn) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra và giám sát xử lý nguồn bệnh, khử khuẩn lớp học, phòng ngủ, lập danh sách những người tiếp xúc gần 1 mét trong vòng 1 tuần và cho uống kháng sinh dự phòng.
Đến nay, địa phương chưa phát hiện thêm ca bệnh mới, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục theo dõi ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư y tế để xử lý kịp thời các tình huống dịch theo quy định.
Mẹo đơn giản trước và sau khi uống rượu giúp cơ thể nhanh khỏe lại Ăn uống đầy đủ, hydrat hóa, uống nước dừa, uống trà gừng... là một số mẹo trước, trong và sau khi uống rượu để giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Uống rượu có thể dẫn đến nôn nao vì nhiều lý do. Rượu làm gián đoạn giấc ngủ và làm xáo trộn đồng hồ sinh học của cơ thể chúng ta, khiến...