8 biện pháp giúp giảm đau đầu gối hiệu quả tại nhà
Rau mùi tây có đặc tính chống viêm và gây mê có thể tác động nhanh chóng trong việc kiểm soát và giảm cơn đau đầu gối.
Đau đầu gối có thể xảy ra do hai lý do. Đau đầu gối do tai nạn, do gãy xương, chấn thương dây chằng, trật khớp gối, bong gân và căng cơ. Và, cũng xảy ra do viêm khớp. Đau đầu gối từ nhẹ đến trung bình có thể được điều trị tại nhà.
Trong tình trạng như vậy, đau khớp, cứng và sưng ở khớp gối có thể gây khó khăn cho việc đi đứng.
Có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu gối như:
1. Rau mùi tây
Một trong những biện pháp khắc phục tại nhà tốt nhất cho chứng đau đầu gối là rau mùi tây. Rau mùi tây có đặc tính chống viêm và gây mê có thể tác động nhanh chóng trong việc kiểm soát và giảm cơn đau đầu gối.
Là một loại thuốc giảm đau mạnh, dầu khuynh diệp giúp tăng lưu lượng máu của bạn đến khu vực đầu gối, do đó làm giảm viêm và đau.
Bạn nên thoa dầu trực tiếp dầu khuynh diệp lên khu vực bị ảnh hưởng và massage cẩn thận. Nó được cho là một trong những biện pháp hiệu quả và nhanh chóng nhất để giảm đau đầu gối.
3. Chiết xuất gừng
Các chiết xuất gừng có tác dụng giảm đau đầu gối trong một khoảng thời gian ngắn. Một nghiên cứu về những người bị viêm khớp cho thấy gừng giúp giảm đau khi sử dụng kết hợp với điều trị viêm khớp theo toa.
Video đang HOT
4. Dầu long não
Loại dầu này cực kỳ có lợi trong việc giảm đau đầu gối nhanh chóng. Dầu long não có tác dụng làm mát cho da, giảm đau bằng cách gây ra một số kích ứng trên da và hoạt động như một chất chống kích ứng.
5. Củ nghệ
Gia vị này cực kỳ có lợi vì nó có đặc tính chống viêm giúp giảm đau đầu gối và viêm. Củ nghệ là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả nhất đối với đau đầu gối.
6. Muối Epsom
Hàm lượng magiê cao trong muối Epsom giúp giảm đau đầu gối. Cho muối vào nước ấm và hòa tan. Ngâm đầu gối trong đó và cơn đau đầu gối đau sẽ được giảm. Bạn thậm chí có thể tắm với nước muối Epsom.
7. Lá bồ công anh
Giàu vitamin A và C, lá bồ công anh có đặc tính chống viêm và giảm đau do sự hiện diện của axit linoleic và linoleic trong chúng.
8. Túi nước đá
Chườm đá lên đầu gối trong 15 đến 20 phút trong khoảng hai đến bốn giờ có thể giúp giảm đau đầu gối. Điều này sẽ giúp kiểm soát cơn đau, giảm sưng.
An Nhiên
Theo boldsky/giaoduc.net
Những ca bệnh lạ năm 2019
Thế giới có nhiều ca bệnh lạ được báo cáo y khoa trong năm 2019 như nước tiểu chuyển màu tím, hóa thạch dương vật...
Nước tiểu chuyển tím sau cơn đột quỵ
Người phụ nữ Pháp nhập viện trong tình trạng liệt nửa người trái, mất chức năng ngôn ngữ vì cơn đột quỵ. 10 ngày sau, nước tiểu của cô chuyển sang màu tím, độ pH ở mức 8 (độ pH của người thường là 6), tính kiềm cao.
Nước tiểu màu tím lành tính, song có thể báo hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. Người phụ nữ may mắn không bị nhiễm trùng, nước tiểu của cô dần trở lại bình thường sau 4 ngày điều trị.
Ca bệnh được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine hôm 31/10.
Túi nước tiểu của bệnh nhân. Ảnh: New England Journal of Medicine
Da chuyển xanh sau khi tiêm thuốc tê
Người phụ nữ Mỹ, 25 tuổi, đến phòng cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, choáng váng, khó thở, da và móng tay chuyển xanh. Máu từ động mạch có màu xanh đậm.
Cô được chẩn đoán mắc methemoglobinemia - chứng rối loạn máu khiến hemoglobin trong tế bào hồng cầu không giải phóng oxy tới các mô hiệu quả. Bác sĩ kết luận cơ thể cô phản ứng với thuốc, do ngay trước khi da chuyển xanh, cô sử dụng một lượng lớn thuốc tê vì đau răng. Sau khi được điều trị bằng thuốc xanh methylen, cô dần hồi phục, xuất viện ngay hôm sau.
Ca bệnh được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine hôm 19/9.
'Hóa thạch' dương vật
Đến viện khám do đau đầu gối, người đàn ông Mỹ 63 tuổi phát hiện có tế bào xương hình thành trong dương vật, dần hóa thạch bộ phận này, các mô mềm bị vôi hóa và cứng lại. Đây là trường hợp cực kỳ hiếm gặp, trong lịch sử y khoa mới ghi nhận gần 40 ca bệnh tương tự.
Ca bệnh được công bố trên tạp chí Urology Case Reports hồi tháng 9.
Phim chụp X-quang của bệnh nhân. Ảnh: Urology Case Reports
Lửa bùng cháy trên ngực bệnh nhân khi mổ
Bệnh nhân nam 60 tuổi, Australia, được phẫu thuật cấp cứu do bị bóc tách động mạch chủ, từng được chẩn đoán tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD). Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ cần cung cấp một lượng lớn oxy bổ sung để ngăn các vấn đề hô hấp, đồng thời dùng máy đốt điện để cầm máu, khiến tia lửa phát ra từ thiết bị bắt sang túi gạc khô, gây cháy. Việc sử dụng oxy bổ sung cũng được cho là góp phần khiến ngọn lửa bùng cháy.
Ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt bằng nước muối, không gây thương tích cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật tiếp tục và kết thúc sau đó mà không có sự cố nào khác xảy ra.
Ca bệnh được công bố vào tháng 6, trong một cuộc họp của Hiệp hội Gây mê Châu Âu.
Mới đây, hôm 29/12, một bệnh nhân ung thư tuyến tụy 66 tuổi người Romania bị bỏng nặng, tử vong do dao mổ điện tiếp xúc với cồn gây cháy ngay khi đang phẫu thuật.
Tóc mắc vào da chân
Người đàn ông 35 tuổi, Brazil, tới viện cấp cứu với cơn đau ở gót chân phải, khi bước đi cơn đau càng dữ dội. Sau nhiều lần kiểm tra, bác sĩ phát hiện một sợi tóc mắc bên trong bàn chân. Anh được chẩn đoán mắc cutaneous pili migrans - tình trạng hiếm gặp do một sợi tóc, hoặc mảnh tóc bị mắc vào bên dưới bề mặt da. Trong 60 năm nay mới có 26 bệnh nhân mắc căn bệnh này.
Một sợi tóc được phát hiện mắc vào bên dưới lớp da chân của người đàn ông. Ảnh: Medical Forum
Một sợi tóc kích thước 10 mm được gắp bỏ khỏi chân người đàn ông, các cơn đau chân được giảm ngay lập tức.
Ca bệnh được báo cáo trên tạp chí Journal of Emergency Medicine hôm 20/6.
Lê Hằng
Theo Live Science/SK&ĐS
Gặp họa với thuốc tưởng ... lành" nhất! Những viên thuốc tưởng chừng "lành" nhất, thậm chí có thể mua ở nhà thuốc mà không cần toa bác sĩ, vẫn có thể gây họa Ngồi chờ ở khu khám bệnh của Bệnh viện Nhân dân Gia ịnh, anh N.B.T (29 tuổi; ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết 2 tuần trước, mình bị ngã xe dẫn đến chấn thương dây...