8 bí kíp giúp con cải thiện hiệu quả học tiếng Anh
Làm thế nào giúp con mình cải thiện trình độ tiếng Anh để học tốt hơn? Đây là 8 bí kíp của Tiến sĩ Henry Toi, Trưởng khoa nội dung và chương trình giảng dạy tại Little Green House.
Hãy tạo môi trường sử dụng tiếng Anh gần gũi
Ngôn ngữ được học tự nhiên thông qua việc tiếp thu từ giao tiếp hàng ngày. Con bạn được đặt trong một môi trường có tiếng Anh cùng với người thân một cách gần gũi, con sẽ biết nói trong câu đúng ngữ pháp, ngắn gọn và không phức tạp.
Giai đoạn này, não của con phát triển nhanh nhất…
Đừng sợ tiếng Anh làm khó con
Chúng ta lặp lại các từ tiếng Anh với con vì nghĩ rằng nó không hiểu hết ý của cả câu. Trẻ em có nhiều khả năng hơn chúng ta nghĩ. Và trong giai đoạn này, não của con phát triển nhanh nhất, bắt đầu kết nối với thế giới xung quanh, rất nhạy bén với ngôn ngữ.
Thường xuyên nói chuyện với con
Nói chuyện với con về những thứ xung quanh con, khuyến khích con bày tỏ ý kiến của mình mà không áp đặt ý kiến của bạn. Tránh nói chuyện một chiều, chỉ đưa ra hướng dẫn với cô ấy.
Đọc nhiều loại sách
Sách tốt là một cửa ngõ để viết tốt. Cho con bạn tiếp xúc với nhiều thể loại sách khác nhau, khuyến khích bé học từ vựng, cấu trúc câu và cách viết khác nhau.
Lựa chọn chủ đề gần gũi nói chuyện với con…
Video đang HOT
Lựa chọn chủ đề gần gũi
Biển số xe, cửa hàng, biển báo đường, áp phích, nhãn thực phẩm… là một số ví dụ tốt bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nó cũng giúp làm nổi bật sự liên quan của chữ viết trong cuộc sống của con.
Cho con bạn nghe tiếng Anh chuẩn
Chúng ta có thể tìm thấy tiếng Anh tốt trên đài, các chương trình trẻ em trên TV. Cho bé nghe và xem, kiểm tra lại xem bé nghe thế nào, cùng bé kể lại tóm tắt chương trình để bé phát triển ngôn ngữ nói và khả năng nắm bắt nội dung thông tin.
Bạn có thể ghi lại giúp con suy nghĩ, ý kiến…
Cho con cơ hội để viết
Nếu con chưa biết chữ, bạn có thể thay bé ghi lại các ý kiến, câu chuyện của con, sau này con vô cùng thích nếu đọc lại được chúng. Khi bé đọc sách cũng nên ghi chú các nhận xét của bé. Điều này giúp bé hiểu làm thế nào những suy nghĩ có thể được xác minh bằng lời nói và sau đó viết ra.
Cách sửa sai tế nhị
Sửa quá nhiều sẽ chỉ khiến con bạn không cố gắng, thậm chí có thể cản trở con nói hoặc viết. Thay vì nói con sai khi nói điều gì đó, hãy hỏi lại con bằng một câu đúng: Có phải con nói là con mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi phải không?
Hà Vũ dịch/phunuvietnam
Nhà giáo ưu tú Trần Đức Huyên: Đây là thời điểm chín muồi để tôi làm điều đặc biệt cho giáo dục
NGƯT Trần Đức Huyên là một trong những người thầy đầu ngành của giáo dục phổ thông tại TP.HCM, hơn 15 năm thầy giữ vị trí hiệu phó chuyên môn tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ngoài việc để lại dấu ấn trong kiến tạo chương trình giảng dạy tại ngôi trường nổi tiếng này, thầy còn là tác giả của nhiều sách giáo khoa, sách tham khảo có tính ứng dụng thực tế cao.
Chính thầy Huyên cũng là người tạo ra bất ngờ đầy thú vị khi soạn sách giáo khoa Toán bằng... tiếng Anh, điều mà trước đó chưa ai dám nghĩ đến.
Nghỉ hưu được hơn một năm, thầy Huyên bất ngờ nhận nhiệm vụ mới: Hiệu trưởng Trường cấp I, II, III Hoàng Việt (Buôn Mê Thuột). Điều gì khiến một nhà sư phạm công lập trở nên đặc biệt hào hứng khi bắt tay vào quản lý một trường tư thục?
- Thưa thầy, là một người dành gần trọn cuộc đời cho giáo dục, nếu nhìn toàn cảnh giáo dục VN hiện nay, thầy ưu tư nhất điều gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Tôi tin chắc rất nhiều người cùng tôi thấy vấn đề lớn nhất của giáo dục ở ta hiện nay là "triết lý không rõ ràng", nếu không muốn nói là "không có triết lý". Xin đừng nghĩ triết lý giáo dục là điều gì đó cao xa, đó đơn giản là trả lời câu hỏi "giáo dục để tạo ra điều gì và làm thể nào để tạo ra điều đó".
Ở các nước tiên tiến, học sinh kết thúc chương trình phổ thông thì mới bắt đầu hành trình... học tập cao hơn của mình, đó là tự học. Còn ở ta, học sinh tốt nghiệp chương trình phổ thông và sau đó tốt nghiệp đại học, coi như đã đạt kết quả. Tức là, nhiều học sinh, giáo viên, phụ huynh vẫn nhận thức chưa đúng về mục đích của giáo dục. Một số người cho rằng học sinh đi học phổ thông để... thi đậu đại học, một số người khác lại mơ hồ cho rằng đi học để sau này... có được việc làm.
Trong nhiều cuộc họp chuyên môn, kể cả những hội thảo, nhiều giáo viên vẫn tránh né câu hỏi "giáo dục để làm gì? Giáo dục như thế nào để tạo ra kết quả đó". Bởi nhiều người vẫn mơ hồ về mục tiêu giáo dục.
Tôi tin rằng, làm bất cứ việc gì cũng vậy, nếu mình còn mơ hồ về mục tiêu thì mình sẽ không biết bản thân đang làm gì. Giáo dục cũng vậy. Thật đáng ưu tư khi chưa rõ ràng về triết lý giáo dục. Tôi biết có một số trường đặt ra mục tiêu "giáo dục để học sinh ... thi đậu đại học". Điều đó cho thấy phiến diện khi đặt mục tiêu giáo dục và những người làm giáo dục chân chính không thể không buồn khi nghĩ về điều này.
Hiệu trưởng và giáo viên cùng trao đổi những phương pháp giảng dạy mới là điều thầy Huyên luôn mong muốn.
- Khi nghỉ hưu, thầy được nhiều trường phổ thông tư thục tại TP.HCM "săn đón", đâu là lý do khiến thầy lên tận Tây Nguyên xa xôi để làm hiệu trưởng Trường liên cấp Hoàng Việt?
NGƯT Trần Đức Huyên: Sau nhiều năm dấn thân trong ngành giáo dục, đến tuổi hưu, tôi tự cho phép mình nghỉ ngơi hoặc làm một điều gì đó thật đặc biệt đối với bản thân. "Đặc biệt" nghĩa là tôi được làm giáo dục theo tâm huyết mà tôi nung nấu từ lâu.
Khi lên tham quan Trường Hoàng Việt, tôi ngỡ ngàng với cơ sở vật chất tại đây. Tôi cũng từng tham quan các mô hình giáo dục ở hơn 20 nước trên thế giới nhưng thực sự chưa thấy ngôi trường phổ thông nào được xây bài bản và phục vụ đầy đủ các nhu cầu cho học sinh như Hoàng Việt. Cơ sở vật chất ở ngôi trường phổ thông đẹp nhất VN này giúp học sinh được học tốt, từ chính khoá đến ngoại khoá, từ lý thuyết đến thực hành.
Quan trọng hơn cả là Trường Hoàng Việt có triết lý giáo dục rõ ràng trong hoạt động. Tôi và người sáng lập trường đồng điệu về triết lý giáo dục ấy. Hoàng Việt đưa ra triết lý giáo dục từ 5 định hướng khá "lạ tai" nhưng tôi rất thích: Đạo đức, trí tuệ, nghị lực, thể chất, kĩ năng sống. Như vậy, với 5 định hướng này, thầy và trò Trường Hoàng Việt sẽ xác định rõ mục tiêu là giúp mỗi học sinh sau khi ra trường có đạo đức tốt, nền tảng trí tuệ đầy đặn, có nghị lực để vượt qua thử thách của cuộc sống, có sức khoẻ thật tốt và kĩ năng sống giỏi để tồn tại trong bất cứ hoàn cảnh nào.
NGƯT Trần Đức Huyên chia sẻ tại Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, đặt ra được mục tiêu là một chuyện, có đạt được mục tiêu đó hay không còn là chuyện khác. Thầy có niềm tin ngôi trường này sẽ đạt được các mục tiêu vừa nêu?
NGƯT Trần Đức Huyên: Đúng vậy, khoảng cách giữa chuyện nói và chuyện làm là rất xa, cần một quá trình. Nhưng khi tiếp xúc với các thầy cô Trường Hoàng Việt, tôi nhận thấy sự tươi trẻ và giàu nhiệt huyết. Rõ ràng, nhà trường đã có quá trình xây dựng đội ngũ khá tốt nên mới tạo ra được tập thể trẻ trung và giàu sức sống như vậy. Tôi không còn trẻ nhưng lại rất thích làm việc với những người giàu năng lượng. Tôi có niềm tin rằng, với kiến thức và kinh nghiệm mấy chục năm làm nghề giáo, tôi sẽ góp phần giúp tập thể Hoàng Việt mạnh thêm và cùng nhau đạt được từng mục tiêu giáo dục.
Giờ học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ theo phương pháp sinh động, tạo cho học sinh không gian thể hiện bản thân ở Trường Hoàng Việt.
- Thưa thầy, điều thầy kì vọng lớn nhất khi bắt tay vào quản lý Trường Hoàng Việt là gì?
NGƯT Trần Đức Huyên: Khi còn làm việc ở trường công, tôi đã rất chú trọng yếu tố khai phóng trong giáo dục. Bây giờ làm việc ở trường tư, cơ chế quản lý thoáng hơn giúp tôi và đội ngũ giáo viên của mình được thực hiện giáo dục khai phóng nhiều hơn.
Tôi và tập thể giáo viên sẽ tạo ra cơ chế học tập chủ động cho học sinh, giúp mỗi em tự nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và phát triển tối đa thế mạnh của mình. Đó chính là điểm cốt yếu của giáo dục khai phóng.
Bao nhiêu năm nay, tôi đau đáu về tâm huyết giáo dục khai phóng thực sự, nay có duyên gặp một ngôi trường đồng triết lý với mình, tôi nghĩ rằng, đây là thời điểm chín muồi để làm một điều đặc biệt cho giáo dục.
Xin cảm ơn thầy về buổi trò chuyện thú vị này.
Trần Triều (thực hiện)
Theo Dân trí
Quốc gia EU nào nói tiếng Anh tốt nhất và kém nhất? Pháp được xếp trình độ tiếng Anh thấp nhận trong Liên minh châu Âu (EU) theo chỉ số thành thạo tiếng Anh năm 2018 (2018 English Proficiency Index), được công bố bởi công ty đào tạo ngôn ngữ toàn cầu Education First mới đây. Chỉ số thành thạo tiếng Anh năm 2018 (2018 English Proficiency Index), được công bố bởi công ty đào...