8 bệnh viện ở Dải Gaza bị đánh bom chỉ trong ba ngày
Theo văn phòng truyền thông của chính quyền Dải Gaza do lực lượng Hamas kiểm soát, 8 bệnh viện đã bị lực lượng Israel ném bom trong 3 ngày qua và 18 bệnh viện đã ngừng hoạt động kể từ ngày 7/10.
Thi thể các nạn nhân tại hiện trường vụ nổ ở bệnh viện Ahli Arab thuộc thành phố Gaza tối 17/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, tuyên bố của văn phòng trên cho biết, pháo của Israel đã nã vào sân bệnh viện Al-Shifa và cổng bệnh viện Al-Nasr. Tuyên bố nêu rõ: “Đánh bom bệnh viện là tội ác chiến tranh theo luật nhân đạo quốc tế và bị hình sự hóa trong 16 hiệp định quốc tế cũng như nghị quyết của Liên hợp quốc vốn kêu gọi bảo vệ các cơ sở y tế này”.
Bệnh viện lớn nhất Gaza là al-Shifa, đã hứng chịu thiệt hại rất lớn trong các cuộc không kích của Israel.
Cơ quan Y tế Gaza cũng đã đăng một đoạn video cho thấy thiệt hại ở khoa X-quang tại bệnh viện al-Nasser ở Khan Younis, phía Nam Dải Gaza.
Trước đó, đêm 17/10, đã xảy ra một vụ nổ lớn tại Bệnh viện Ahli Arab thuộc thành phố Gaza đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Một số nguồn tin khác cho rằng đã có tới 500 nạn nhân tử vong trong vụ việc này. Cả Israel và Hamas đều cáo buộc nhau gây ra vụ nổ nói trên.
Israel thường cáo buộc Hamas xây đường hầm bên dưới các bệnh viện ở Dải Gaza. Ngày 5/11, người phát ngôn quân đội Israel (IDF), Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari cho biết đã phát hiện một mạng lưới đường hầm, trung tâm chỉ huy và bệ phóng tên lửa của Hamas ngay bên dưới hoặc sát với một số bệnh viện ở phía Bắc Dải Gaza. Trong một đoạn video được Chuẩn Đô đốc Hagari đưa ra tại buổi họp báo quốc tế, người ta nhìn thấy các tay súng xuất hiện từ đường hầm ở lối vào Bệnh viện Sheikh Hamad ở Dải Gaza, còn những người khác bắn từ tòa nhà vào các lực lượng Israel.
Chuẩn Đô đốc Hagari cũng công bố một đoạn video cho thấy một lối vào ngầm từ Bệnh viện Sheikh Hamad mà ông nói là kết nối với mạng lưới đường hầm của Hamas.
Quân đội Israel cũng từng công bố một video về “cửa hầm” mà họ cho là dẫn đến đường hầm của Hamas tại bệnh viện Qatari. Tuy nhiên, cuộc điều tra của Al Jazeera cho thấy đây chỉ đơn giản là cửa dẫn vào hầm chứa nước mà bệnh viện sử dụng để đổ đầy bể trị liệu và dự trữ trong trường hợp khẩn cấp.
Ngày 8/11, Giám đốc Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Philippe Lazzarini cho biết tình hình ở các bệnh viện tại Dải Gaza là đáng báo động. Hiện 14 trong số 35 bệnh viện có khả năng điều trị bệnh nhân nội trú đã ngừng hoạt động và 71% cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Gaza đã phải đóng cửa vì hư hỏng hoặc thiếu nhiên liệu.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 6/11, truyền thông Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đưa tin nước này sẽ thiết lập một bệnh viện dã chiến với đầy đủ công năng ở Dải Gaza.
Theo nguồn tin, 5 máy bay chở thiết bị y tế và những vật tư thiết yếu cho việc thành lập và vận hành bệnh viện dã chiến đã khởi hành từ Abu Dhabi vào cùng ngày để tới sân bay Al-Arish ở Ai Cập.
Trong khi đó, theo cơ quan y tế Gaza do Hamas kiểm soát, cuộc xung đột hiện nay đã cướp đi sinh mạng của 10.569 người Palestine ở Gaza, trong đó có 4.324 trẻ em và 2.823 phụ nữ, làm bị thương hơn 24.000 người khác. Gần 1,5 triệu người Palestine đã bị buộc phải di dời từ Bắc Gaza tới khu vực phía Nam của vùng lãnh thổ này.
Xung đột Israel Hamas tác động thế nào đến chiến lược 'ngoại giao cân bằng' của Trung Quốc ở Trung Đông?
Giới chuyên gia nhận định sự phân cực xảy ra trong cuộc xung đột Israel - Hamas đang khiến cách tiếp cận chiến lược của Bắc Kinh đối với Trung Đông ngày càng khó duy trì.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bắt tay sau lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 14/6. Ảnh: AP
Theo hãng tin CNA, sau khi lực lượng Hamas bất ngờ tấn công Israel, châm ngòi cuộc chiến ở Trung Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh không đứng về bên nào trong cuộc xung đột. Đồng thời, quốc gia này tuyên bố tôn trọng cả quyền tự vệ của Israel và các quyền của người dân Palestine theo luật nhân đạo quốc tế.
Tuyên bố này chính là nền tảng trong cách tiếp cận chiến lược của Trung Quốc đối với Trung Đông trong suốt hơn một thập kỷ qua. Trong thời gian đó, Bắc Kinh đã tìm cách thể hiện mình là bạn của tất cả các bên trong khu vực và không có kẻ thù nào.
Tuy nhiên, sự phân cực xảy ra trong cuộc xung đột này - ở cả Trung Đông và trên toàn thế giới - đang khiến cách tiếp cận chiến lược của Bắc Kinh đối với Trung Đông ngày càng khó duy trì.
Giáo sư Macalester College, học giả chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Macalester, nhận định: "Tôi tin rằng cuộc chiến Israel - Hamas đang đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với chiến lược Trung Đông của Trung Quốc. Cho đến nay, chiến lược này vẫn tập trung vào khái niệm ngoại giao cân bằng".
Theo ông, làn sóng ủng hộ người Palestine đang ngày càng tăng ở Trung Quốc cho thấy rằng nếu Bắc Kinh buộc phải rời bỏ chiến lược cân bằng, họ sẽ đứng về phía người Palestine thay vì Israel. Nhưng đó là lựa chọn mà Bắc Kinh không muốn thực hiện bởi chính sách đối ngoại và kinh tế khôn khéo.
"Tôi tin rằng việc đưa ra lựa chọn này sẽ chấm dứt nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của Trung Quốc trong việc định hình là quốc gia có tầm ảnh hưởng trong khu vực, một cường quốc luôn tìm cách thiết lập các thỏa thuận hòa bình và tạo ra một nền kinh tế khu vực bao trùm và trật tự an ninh", ông Macalester nói.
Lực lượng Israel triển khai chiến dịch tấn công trên bộ ở Dải Gaza, ngày 5/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong nhiều thập kỷ trước, giới ngoại giao có quan điểm cho rằng Trung Quốc không đầu tư nhiều vào Trung Đông, song điều này đã đổi kể từ khoảng năm 2012. Từ đó trở đi, Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào "ngoại giao năng lượng" để xây dựng ảnh hưởng trong khu vực.
Các nhà quan sát cho rằng tầm nhìn chiến lược tổng thể của Bắc Kinh đối với Trung Đông là giảm đáng kể ảnh hưởng của Mỹ và tăng vị thế của Trung Quốc trong khu vực.
Một mặt, đây là biểu hiện mang tính khu vực của tầm nhìn toàn cầu - như được nêu trong loạt sáng kiến chính sách đối ngoại của Trung Quốc - như Cộng đồng chung Vận mệnh, Sáng kiến Phát triển toàn cầu, Sáng kiến An ninh toàn cầu và Sáng kiến Văn minh toàn cầu. Các sáng kiến này đều được thiết kế để thu hút các quốc gia Nam bán cầu đang muốn thay đổi trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.
Ngoài ra, tầm nhìn này cũng xuất phát từ lo ngại rằng việc Mỹ duy trì thống trị ở Trung Đông sẽ đe dọa khả năng tiếp cận của Trung Quốc đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí trong khu vực. Song điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh đang tìm cách thay thế Mỹ để trở thành cường quốc thống trị trong khu vực. Hơn nữa, Trung Quốc không thể thay thế sức mạnh của đồng USD và mối quan hệ lâu dài của Mỹ với một số nền kinh tế lớn nhất Trung Đông.
Theo các nhà phân tích, đúng hơn, chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi là thúc đẩy liên kết đa phương giữa các quốc gia trong khu vực - tức là khuyến khích từng quốc gia hợp tác với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng và thương mại. Điều đó không chỉ xây dựng mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực mà còn làm suy yếu mọi động lực gia nhập các khối do Mỹ dẫn đầu.
Bắc Kinh cũng đang tìm cách thúc đẩy đa liên kết thông qua chính sách "ngoại giao cân bằng" và "cân bằng tích cực".
Ngoại giao cân bằng nghĩa là không đứng về bên nào trong nhiều cuộc xung đột khác nhau - bao gồm cả xung đột Israel - Palestine và không tạo ra bất kỳ kẻ thù nào. Iran cho rằng cân bằng tích cực tập trung vào việc theo đuổi sự hợp tác chặt chẽ hơn với một cường quốc trong khu vực và điều này sẽ khuyến khích các cường quốc khác, chẳng hạn các nước Vùng Vịnh Arab hành động theo.
LHQ vẫn bế tắc về tình hình ở Gaza. Ảnh: TTXVN
Trước cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10, chiến lược của Bắc Kinh đối với Trung Đông đã bắt đầu mang lại lợi ích đáng kể.
Năm 2016, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Saudi Arabia. Đến năm 2020, nước này đã ký thỏa thuận hợp tác 25 năm với Iran. Trong cùng khoảng thời gian đó, Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ kinh tế với một loạt quốc gia Vùng Vịnh khác bao gồm Bahrain, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Kuwait và Oman.
Ngoài Vùng Vịnh, Trung Quốc cũng tăng cường quan hệ kinh tế với Ai Cập. Nước này hiện là nhà đầu tư lớn nhất trong Dự án Phát triển Khu vực Kênh đào Suez. Bắc Kinh cũng đã đầu tư vào các dự án tái thiết ở Iraq và Syria.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã môi giới một thỏa thuận nhằm thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Saudi Arabia và Iran. Đây là bước đột phá lớn đưa Trung Quốc trở thành trung gian hòa giải chính trong khu vực.
Trên thực tế, sau thành công đó, Bắc Kinh bắt đầu khẳng định mình là nhà môi giới hòa bình tiềm năng giữa Israel và Palestine. Tuy nhiên, cuộc chiến Israel - Hamas đã làm phức tạp cách tiếp cận của Trung Quốc với Trung Đông.
Phản ứng ban đầu của Bắc Kinh đối với cuộc xung đột này là tiếp tục chính sách ngoại giao cân bằng. Sau vụ tấn công ngày 7/10, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không lên án Hamas, thay vào đó họ kêu gọi cả hai bên kiềm chế và thực hiện "giải pháp hai nhà nước". Điều này phù hợp với chính sách lâu dài của Bắc Kinh là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác và cách tiếp cận chiến lược cơ bản của nước này đối với khu vực.
Sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nêu quan điểm rằng mọi quốc gia đều có quyền tự vệ. Ông kêu gọi Israel "nên tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ sự an toàn của dân thường". Ngày 25/10, Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết tại Liên hợp quốc để ngăn chặn nghị quyết do Mỹ đề xuất kêu gọi lệnh ngừng bắn nhân đạo tạm thời, với lý do nước này không kêu gọi Israel dỡ bỏ lệnh bao vây Gaza.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Zhang Jun giải thích quyết định này dựa trên lời kêu gọi mạnh mẽ của toàn thế giới, đặc biệt là các nước Arab.
Theo giới chuyên gia, những cách tiếp cận này không có gì đáng ngạc nhiên trước những lo ngại về kinh tế và tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh. Nếu áp lực địa chính trị đẩy Trung Quốc đến mức phải lựa chọn giữa Israel và thế giới Arab, chắc hẳn động cơ kinh tế sẽ là tiền đề cho sự lựa chọn của họ.
Al Jazeera bác bỏ thông tin có đường hầm của Hamas tại một bệnh viện ở Dải Gaza Công trình mà Israel cáo buộc là đường hầm của lực lượng Hamas tại một bệnh viện ở Dải Gaza trên thực tế chỉ là nơi chứa nước. Nơi Israel cáo buộc là "cửa hầm ngầm" của lực lượng Hamas tại bệnh viện Qatari ở Gaza. Ảnh: Reuters Sanad, đơn vị điều tra kỹ thuật số của kênh Al Jazeera, đã bác bỏ...