Israel tuyên bố tiêu diệt nhân vật chế tạo vũ khí hàng đầu của Hamas
Ngày 8/11, quân đội Israel cho biết các cuộc không kích nhằm vào Dải Gaza đã giết chết một nhân vật hàng đầu chịu trách nhiệm chế tạo vũ khí cho Hamas.
Lực lượng Israel triển khai chiến dịch tấn công trên bộ ở Dải Gaza ngày 5/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, tuyên bố của quân đội Israel thông báo rằng nhân vật vừa bị tiêu diệt là Mahsein Abu Zina. Ngoài ra, quân đội Israel cũng đã không kích và tiêu diệt một số tay súng tham gia bắn tên lửa chống tăng cũng như tên lửa đất đối đất.
Truyền thông Palestine cũng đưa tin về các cuộc đụng độ giữa các tay súng Hamas và lực lượng Israel gần trại tị nạn al-Shati ở Thành phố Gaza.
Các thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội nước này đang thực hiện cả cuộc tấn công trên không và trên bộ nhắm vào mạng lưới đường hầm rộng lớn của Hamas ở Dải Gaza.
Thành phố Gaza là thành trì chính của nhóm Hamas trên lãnh thổ Dải Gaza và đang bị lực lượng Israel bao vây. Quân đội Israel đã tiến vào trung tâm thành phố này.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố Israel có một mục tiêu là các tay súng, các chỉ huy, cơ sở hạ tầng, hầm trú ẩn và phòng liên lạc của lực lượng Hamas.
Người phát ngôn quân đội Israel, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari, cho biết công binh đang sử dụng thiết bị nổ để phá hủy mạng lưới đường hầm do Hamas xây dựng trải dài hàng trăm km bên dưới Gaza.
Trong khi đó, theo các nguồn tin của Hamas và nhóm Thánh chiến Hồi giáo Palestine, xe tăng của Israel đã gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ các tay súng Hamas khi họ sử dụng đường hầm để tiến hành các cuộc phục kích.
Video đang HOT
Người Israel đã lên tiếng lo ngại rằng các hoạt động quân sự có thể gây nguy hiểm hơn nữa cho các con tin vì họ được cho là đang bị giam giữ trong đường hầm. Israel cho biết họ sẽ không đồng ý ngừng bắn cho đến khi các con tin được thả.
Hamas thì khẳng định sẽ không ngừng chiến đấu trong khi Gaza đang bị tấn công. Quan chức cấp cao của Hamas, ông Ghazi Hamad, nói với đài truyền hình Al Jazeera rằng Israel chưa có thành tích quân sự nào trên bộ. Ông Hamad nói: “Gaza không thể bị phá vỡ và sẽ vẫn là cái gai trong cổ họng của người Mỹ và những người theo chủ nghĩa Do Thái”.
Về phần mình, Mỹ ủng hộ quan điểm của Israel rằng lệnh ngừng bắn sẽ giúp ích cho Hamas về mặt quân sự. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Thủ tướng Benjamin Netanyahu tạm dừng giao tranh vì lý do nhân đạo.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, gần 2/3 trong số 2,3 triệu cư dân của Gaza phải dời bỏ nhà cửa, trong đó hàng nghìn người phải tìm nơi ẩn náu tại các bệnh viện.
Israel cho đến nay vẫn chưa rõ ràng về các kế hoạch dài hạn nếu đạt được mục tiêu đã nêu là tiêu diệt Hamas. Trong một số bình luận trực tiếp đầu tiên về chủ đề này, ông Netanyahu cho biết Israel sẽ tìm cách chịu trách nhiệm an ninh chung ở Gaza trong một thời gian không xác định sau xung đột với Hamas.
Tuy nhiên, các quan chức tuyên bố rằng Israel không quan tâm đến việc quản lý vùng đất này. Ông Gallant nói sau khi chiến tranh kết thúc, cả Israel và Hamas sẽ không cai trị Gaza.
Trong khi đó, ngày 7/11, Mỹ đã bày tỏ quan điểm phản đối Israel chiếm đóng lâu dài Dải Gaza. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nêu rõ: “Quan điểm của chúng tôi là người Palestine phải đi đầu trong các quyết định này và Gaza là đất của người Palestine và sẽ vẫn là đất của người Palestine. Chúng tôi không ủng hộ việc tái chiếm Gaza”. Bên cạnh đó, ông Patel cũng nhấn mạnh: “Israel và khu vực phải được đảm bảo an ninh và Gaza không nên và không thể là căn cứ để tiến hành các cuộc tấn công chống người dân Israel hoặc bất kỳ ai khác”.
Năm 2005, Israel đã rút khỏi Dải Gaza, vùng đất mà nước này chiếm được trong cuộc chiến 6 ngày vào năm 1967. Sau đó, Tel Aviv áp đặt lệnh phong tỏa sau khi lực lượng Hamas giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này vào năm 2007.
Israel bắn hạ tên lửa bay ngoài Trái đất: Không gian trở thành vùng chiến sự
Không gian đã trở thành một vùng chiến sự mới sau khi quân đội Israel bắn hạ một tên lửa đang bay bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Tuần trước, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của nước này đã tiêu diệt một "mối đe dọa trên không", được cho là do lực lượng Houthi ở Yemen phóng đi.
Mặc dù thông tin chi tiết về vụ việc này còn hạn chế, nhưng phần ranh giới giữa bầu khí quyển Trái đất và không gian là khoảng 100 km, được gọi là đường Kármán.
IDF cho biết Arrow đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo đất đối đất trên Biển Đỏ, được bắn về phía lãnh thổ nước này sau khi di chuyển quãng đường gần 1.600 km từ Yemen.
Người phát ngôn lực lượng Houthi Yahya Saree tuyên bố đây là cuộc tấn công thứ ba mà nhóm này tiến hành nhằm vào Israel, đồng thời cam kết sẽ còn nhiều cuộc tấn công khác cho đến khi Tel Aviv dừng chiến dịch ở Dải Gaza.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow. Ảnh: X
Quân đội Israel cho biết đây là lần đầu họ sử dụng hệ thống phòng không Arrow kể từ khi bùng nổ xung đột với phong trào Hamas ở Palestine vào ngày 7/10. Khi đó, các tay súng Hamas bất ngờ tràn vào biên giới Israel, giết chết hơn 1.400 người và bắt giữ hơn 220 con tin. Kể từ đó, theo Bộ Y tế Palestine, hơn 8.300 người ở Dải Gaza đã thiệt mạng, nhiều nạn nhân là trẻ em.
Lực lượng Houthi ở Yemen đã bước vào vòng xung đột Israel-Hamas vào ngày 31/10 khi nhóm này bắn máy bay không người lái và tên lửa vào Israel, buộc IDF phải tung ra "sát thủ tên lửa" Arrow 3 để đánh trả.
Là sản phẩm hợp tác chế tạo với Mỹ, Arrow được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2013, và hai lần tiếp theo vào năm 2014 và năm 2019 trên bầu trời bang Alaska.
Hệ thống phòng thủ này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Arrow sở hữu sức mạnh siêu vượt âm và có thể bảo vệ một khu vực rộng lớn. Do đó, nó cung cấp khả năng phòng thủ toàn diện cho các địa điểm chiến lược và khu vực đông dân cư.
Nó cũng có thể tấn công các mối đe dọa tầm xa, trong đó có những vật thể mang vũ khí hủy diệt hàng loạt, cách xa mục tiêu.
Hệ thống tên lửa này sử dụng công nghệ hit-to-kill để tiêu diệt tên lửa đang bay tới bằng cách phóng thẳng đứng và di chuyển về phía điểm đánh chặn dự kiến.
Người ta tin rằng Houthi đã phóng tên lửa tầm xa Barkan 3 dẫn đường bằng laser để tránh bị các lớp phòng thủ khác phát hiện, buộc Israel phải triển khai Arrow.
Giám đốc điều hành Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel, Boaz Levy, cho biết: "Hệ thống Arrow ngày nay đã chứng minh rằng Israel sở hữu công nghệ tiên tiến nhất để phòng thủ chống lại tên lửa đạn đạo ở nhiều phạm vi khác nhau".
Người phát ngôn của IDF, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari đề cập đến mối đe dọa từ Houthi vào tối 31/10, cho rằng Israel biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ông nói rằng bất chấp những mối nguy hiểm khác, Israel vẫn tập trung vào cuộc chiến chống lại Hamas.
Phong trào Houthi đã chiến đấu chống lại liên minh quân sự do Saudi Arbia dẫn đầu kể từ năm 2015 trong một cuộc xung đột khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Trong giao tranh, lực lượng Houthi đã nhắm mục tiêu vào các tài sản chiến lược ở Vùng Vịnh, đáng chú ý nhất là các cơ sở năng lượng ở Saudi Arabia.
Việc có thêm một nhóm khác chiến đấu chống lại Israel đánh dấu tình hình trở nên leo thang hơn, cũng như làm tăng thêm lo ngại rằng cuộc giao tranh ở Gaza có thể nhấn chìm Trung Đông.
Điều đó đồng nghĩa với việc Israel đang phải đối mặt với các cuộc tấn công từ mọi hướng: Hamas ở phía Đông, Hezbollah ở Liban từ phía Bắc, Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Syria ở phía Tây và bây giờ là Houthi ở Yemen từ phía Nam.
Quân đội Israel đối mặt thêm thách thức từ giao tranh cận chiến ở Gaza Một chiếc xe tăng Merkava IV của Israel, được cho là một trong những phương tiện bọc thép hạng nặng nhất trên thế giới, đã bị vô hiệu hóa ở cự ly gần do đánh bom. Lực lượng Israel triển khai chiến dịch tấn công trên bộ ở Dải Gaza, ngày 5/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN Theo bình luận của tờ The National (UAE) ngày...