74.000 người Pháp ký đơn đòi công lý cho một con gà trống
Câu chuyện không chỉ là việc con gà trống Marcel bị giết chết, sâu xa hơn đó là cuộc đấu tranh của người dân và cả Quốc hội Pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa và lưu giữ một di sản giác quan ở vùng nông thôn.
Bản kiến nghị đến nay đã thu được 74.000 chữ ký đòi công lý cho một con gà trống tên Marcel bị một người hàng xóm giết chết, do họ phát ốm vì cứ phải nghe tiếng gáy của nó.
Chủ sở hữu của Marcel, một gia đình đến từ Vinzieux, ngôi làng nhỏ ở tỉnh Ardeche – miền Đông Nam nước Pháp, cho biết họ “vô cùng sốc” trước cái chết của con gà trống.
Gia đình này đã đưa vụ việc ra tòa và nhờ sự giúp đỡ của “Quỹ 30 triệu bạn bè” (La Fondation 30 millions d’amis), một tổ chức phi chính phủ về quyền lợi động vật.
Họ cũng thu hút sự chú ý của dư luận với bản kiến nghị đòi hỏi “bảo vệ động vật ở các vùng nông thôn khỏi những hành vi đe dọa cuộc sống”.
Bản kiến nghị đụoc gia đình viết: “Gà trống Marcel được các con của chúng tôi tắm bằng tình yêu thương. Nó là niềm tự hào và niềm vui của gia đình chúng tôi. Việc giết và “âm mưu đầu độc” Marcel đã phá hủy “thiên đường nhỏ bình yên” mà chúng tôi xây dựng cho gia đình và vật nuôi của mình”.
Tiếng gáy của gà trống được Quốc hội Pháp xem là “di sản giác quan” tại vùng nông thôn Pháp. Ảnh: AP
Trường hợp của Marcel lặp lại trường hợp của một con gà trống khác tên Maurice, cũng bị kiện vì tiếng gáy mỗi sáng, mặc dù cái kết của Marcel bi thảm hơn nhiều.
Năm 2019, tòa án đã ra phán quyết rằng gà trống tên Maurice ở Oléron, một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương của Pháp, có thể tiếp tục gáy chào bình minh bất chấp lời phàn nàn từ một người hàng xóm.
Video đang HOT
Hoàn cảnh của Maurice đã gây xôn xao khắp nước Pháp và khiến Quốc hội phải soạn thảo dự luật bảo vệ “di sản giác quan” của đất nước.
Luật được đề xuất nhằm xác định một số âm thanh và mùi nhất định phải được xem là “bản sắc của cuộc sống nông thôn”, trong đó có tiếng gáy của gà trống, tiếng kêu của lừa hoặc mùi phân. Mục đích của luật nhằm bảo vệ chúng khỏi “các hành động pháp lý của những người không thể chịu đựng được những loại phiền toái này “.
Luật này đã được các nghị sĩ thông qua vào tháng 1-2020.
Cơ quan pháp lý cao nhất của Pháp là Tòa án tối cao cho biết chủ đề của dự luật có thể “thoạt nhìn là vô thưởng vô phạt nhưng nó thực sự đề cập đến những câu hỏi sâu sắc, ảnh hưởng đến cả bản sắc văn hóa của người Pháp và cuộc sống chung”.
1001 thắc mắc: Sư tử và linh cẩu kẻ nào mạnh hơn?
Cả linh cẩu và sư tử đều hạn chế tấn công nhau, linh cẩu thường cướp thức ăn từ sư tử. Điều này xảy ra trong vài phút khi sư tử vừa săn mồi và bị kiệt sức vì truy đuổi.
Có rất nhiều cuộc chiến giữa sư tử và linh cẩu đã được quan sát và ghi nhận. Cả hai đều có những đặc điểm độc đáo riêng, và hành vi lối sống cũng khác biệt nhau rất nhiều.
Sư tử châu Phi là những sinh vật mạnh mẽ thường tấn công và giết chết con mồi trong vòng vài phút. Còn linh cẩu được biết là loài chuyên thu dọn xác thối và ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được. Đôi khi linh cẩu cũng săn mồi nhưng do tốc độ di chuyển thấp, nên chúng chỉ có thể giết được những con vật già hoặc bị bệnh.
Sư tử luôn là kẻ chiến thắng
Sư tử luôn là những kẻ chiến thắng bất cứ khi nào chúng chiến đấu với Linh cẩu. Sư tử châu Phi là một sinh vật mạnh mẽ với kỹ năng tấn công áp đảo khiến linh cẩu khó có thể vượt qua được. Khi chiến đấu, sư tử thường vồ lấy linh cẩu, cắn vào cổ cho đến khi đối thủ chết ngạt.
Mặc dù linh cẩu thường thua những trận đánh một vs một này, nhưng chúng hề không dễ dàng để bị đánh bại. Chúng có bộ hàm mạnh mẽ có thể xé toang một con sư tử.
Lực cắn và giữ chặt hàm răng ngập vào cơ thể sử tử được tính toán trên dưới một tấn lực (cần bổ sung thêm). Khi có đông thành viên, chúng sẽ ép buộc sư tử phải chiến đấu đến kiệt sức và bị thương.
Chỉ cần một sai lầm đơn giản của sư tử cũng có thể khiến nó bị giết vì linh cẩu không phải là sinh vật có thể dễ dàng bỏ cuộc sớm. Nhưng cơ hội duy nhất để một con linh cẩu chiến thắng một đấu một, đó là lúc nó chiến đấu với một con sư tử già ốm yếu hoặc sư tử còn trẻ và non kinh nghiệm.
Linh cẩu thường phải dựa vào số đông để áp đảo được sư tử. Tuy nhiên với tốc độ và sức mạnh của một con sư tử đã trưởng thành khiến linh cẩu khó có khả năng tiếp cận được, chứ đừng nói đến chuyện hạ gục sư tử.
So sánh sức mạnh giữa hai loài
Sư tử
Sư tử tên khoa học: Panthera leo. Có hai phân loài còn tồn tại: Sư tử châu Phi và Sư tử châu Á. Sư tử châu Á được tìm thấy ở Ấn Độ trong khi sư tử châu Phi được tìm thấy ở thảo nguyên đồng cỏ/ rừng và rừng ở Đông, Trung và Nam Phi.
Loài sư tử có thể sống được 14 năm trong môi trường tự nhiên và 20 năm nếu bị nuôi nhốt.
Con sư tử dài nhất (tính từ đầu đến đuôi) từng được ghi nhận là dài 3,6m. Trong khi đó, chú sư tử nặng nhất tên là Simba ở vườn thú Colchester, Anh có trọng lượng gần 375kg. Nhìn chung, một ngày sư tử không hoạt động trong 20 tiếng. Chúng chỉ dành 2 tiếng để đi lại và 50 phút để ăn uống.
Sư tử đực có bờm và thường bị loại trừ ra khỏi đàn khi chúng trưởng thành. Những con sư tử cái trong đàn giữ vai trò đi săn vì chúng có kích thước nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn mà không có bộ bờm to nặng.
Con mồi của loài sư tử thường bị chết do sự bóp nghẹt chứ không phải do hàm răng sắc nhọn của chúng. Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi đói, sư tử có thể sẽ bới tìm thức ăn thừa từ những con thú săn mồi khác như báo đốm, linh cẩu.
Sư tử là thú săn mồi siêu hạng và là động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt nhờ quần thể con mồi dồi dào. Tuy nhiên trái với suy nghĩ của nhiều người, sư tử không thường xuyên săn mồi mà dành phần lớn gian trong ngày để nghỉ ngơi.
Trung bình mỗi ngày sư tử chỉ hoạt động trong vòng 4 tiếng. Thời gian này chủ yếu chúng đi săn hoặc đi uống nước, thời gian còn lại sẽ nằm nghỉ ngơi hoặc vờn đùa với nhau. Kể cả khi con mồi dại dột tự đến nạp mạng trước mặt, con sư tử sẽ không màng săn đuổi nếu đang trong thời gian nghỉ.
Linh cẩu
Họ Linh cẩu là một họ động vật thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora) hiện chỉ còn 4 loài. Chúng có kích thước tương đối lớn, có nguồn gốc ở châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ.
Linh cẩu cái mang thai từ 90-110 ngày và đẻ từ 2-4 con. Linh cẩu mẹ sẽ chăm sóc các con trong hang trong 4 tuần. Linh cẩu mẹ cho con bú sữa trong 12-18 tháng. Tuy nhiên, linh cẩu con sẽ bắt đầu ăn thịt ngay từ khi nó được 5 tháng.
Linh cẩu có thể sống được từ 10-12 năm trong tự nhiên và 25 năm nếu được nuôi nhốt.
Linh cẩu có lẽ là một trong những loài động vật bị ghét nhất trên thế giới bởi chúng thực chất là một loài động vật máu lạnh và tàn nhẫn vô cùng. Khi cơn đói dày vò, những con linh cẩu sẽ không ngại tấn công, ăn thịt đồng loại, thậm chí là những con non, hoàn toàn không có sức phản kháng.
Linh cẩu được coi là một trong những loài động vật ăn thịt tham lam nhất trên cạn, có thể giết chết các loài vật to lớn như ngựa vằn, linh dương đầu bò, trâu rừng, ngoài ra khả năng chạy nhanh cũng cho phép linh cẩu truy đuổi được cả những loài chim ở khoảng cách gần.Tuy vậy, Linh cẩu hiếm khi tự đi săn mồi mà chủ yếu theo sau các động vật săn mồi khác như sư tử, báo... và cướp lấy thức ăn của chúng.
Linh cẩu cái chỉ có hai núm vú, vì vậy khi một lứa linh cẩu con ra đời, những con linh cẩu con sẽ phải đánh nhau với các anh chị em mình tới chết để có thể bú sữa mẹ, cạnh tranh chiếm thức ăn từ mẹ.
Loài linh cẩu có kích thước khác nhau. Loài linh cẩu lớn nhất là linh cẩu đốm có chiều cao 0,9m và nặng 41kg.
Linh cẩu cái có kích thước lớn hơn và có ảnh hưởng lớn hơn linh cẩu đực. Linh cẩu là động vật ăn đêm, chúng đi săn vào ban đêm.
Bị phạt tiền vì để gà của mình gáy vào sáng sớm Một ông già sống ở Italy đã bị phạt tiền vì tội để chú gà cưng của mình gáy vào lúc 4h30 sáng. Chính quyền thị trấn Castiraga Vidardo, vùng Lombardy, miền Bắc Italy, đã quyết định phạt ông Angelo Boletti, một thợ nề đã nghỉ hưu, vì chú gà trống của ông tên là Carlino gáy quá sớm, ảnh hưởng đến hàng...