73% người bán rau “mù mờ” về sản phẩm
Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ.
Theo ông Nguyễn Duy Hồng – Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện sản xuất rau an toàn (RAT) trên địa bàn Hà Nội vẫn gặp nhiều khó khăn ở đầu ra do người tiêu dùng chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng RAT, rau hữu cơ. Mặc dù RAT Hà Nội đã hình thành một số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, có tem, dán nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 HTX nhưng sản lượng tiêu thụ dạng này còn ít, chỉ đạt 20.000 tấn/năm, chiếm 5% tổng sản lượng RAT, 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng.
Thực tế, người tiêu dùng đang có xu hướng sử dụng ngày một nhiều hơn các loại RAT, nhưng do thiếu thông tin hoặc thông tin không minh bạch nên người tiêu dùng còn e dè. Theo số liệu khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (năm 2014) có tới 73% người bán rau tại Hà Nội không thể phân biệt được rau bẩn và RAT, tỷ lệ này ở người mua lên tới 95%.
Người dân Hà Nội mua rau sạch tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang
Năm 2008, Sóc Sơn là huyện đầu tiên của Hà Nội thí điểm chương trình trồng rau sạch và rau hữu cơ do Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức ADDA Đan Mạch hỗ trợ. Hiện toàn huyện Sóc Sơn có 13 nhóm, 2 liên nhóm và 2 HTX sản xuất rau hữu cơ với diện tích hơn 20ha. Các nhóm sản xuất ký kết hợp đồng cung ứng rau hàng ngày cho các công ty và nhóm khách hàng tiêu thụ tại Hà Nội mỗi tháng từ 75-80 tấn.
Dù giá bán rau hữu cơ luôn cao hơn RAT khoảng 10 – 20% nhưng sản phẩm rau hữu cơ Sóc Sơn luôn hết hàng; sản lượng rau mới chỉ đủ để cung cấp cho một số khách sạn, nhà hàng cao cấp, cơ quan đóng trên địa bàn Hà Nội và tại một số điểm chuyên bán rau hữu cơ chứ chưa đủ để bán rộng rãi. Ông Nguyễn Duy Hồng cho rằng phải xây dựng được hệ thống khép kín về RAT thì sản phẩm mới được tiêu thụ ổn định. Doanh nghiệp phải cùng nông dân chia sẻ những khó khăn, bảo đảm các bên cùng có lợi.
Video đang HOT
Hiện nay, Hà Nội đã phê duyệt 30 dự án về làm hạ tầng cơ sở trong đề án sản xuất RAT nhưng mới chỉ có 10 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trong khi đó, việc đầu tư hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơ chế, đóng gói, bao tiêu sản phẩm ra thị trường.
Theo Danviet
Sẽ có 900.000ha trồng rau an toàn
"Cục Trồng trọt đang xây dựng chương trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 900.000ha để phục vụ cho hơn 90 triệu người dân thụ hưởng" - ông Nguyễn Như Cường - Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) nói với phóng viên NTNN/Dân Việt.
Hiện nay xu hướng sản xuất nông sản sạch, an toàn đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng phát triển nông sản sạch ở Việt Nam?
- Nông sản sạch hay nói đúng hơn là nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là xu hướng phát triển chung của xã hội, bởi vì nhu cầu của người dân là muốn được thụ hưởng nông sản sạch, nông sản an toàn, đấy là quyền của người dân.
Đại diện Sở NNPTNT Hà Nội và doanh nghiệp kiểm tra vùng sản xuất rau su su an toàn tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình. Ảnh:T.L
Theo điều 7 của Luật An toàn thực phẩm, các đơn vị khi sản xuất thực phẩm trong đó có rau đưa ra thị trường tiêu thụ phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Trách nhiệm của người sản xuất phải sản xuất sản phẩm an toàn để cung cấp cho thị trường.
Việt Nam với trên 90 triệu dân, ai cũng mong muốn được sử dụng nông sản sạch, đảm bảo an toàn, vì vậy nhu cầu cho thị trường này rất lớn. Điều đó chứng tỏ tiềm năng của ngành hàng này là vô cùng rộng mở. Không chỉ rộng mở ở thị trường trong nước mà còn đầy tiềm năng xuất khẩu ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay xuất khẩu rau quả mang lại giá trị hơn 1 tỷ USD mỗi năm, thị trường ASEAN, EU... là những thị trường tiềm năng mà chúng ta cần khai phá.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp, mở rộng sản xuất nông sản sạch, nhà nước, chính quyền địa phương cần làm gì, thưa ông?
-Hiện nay các doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp đang gặp khó khăn về đất đai. Họ là những người làm ăn lớn nên cần sản xuất lớn, cần diện tích lớn. Vậy làm sao tạo điều kiện để doanh nghiệp có đủ ruộng đất sản xuất, điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ chế chính sách của nhà nước và địa phương, chính sách tốt thì mới thu hút được nhiều nhà đầu tư vào nông nghiệp. Trung thực mà nói, thời gian qua nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống, tới đây các cơ quan nhà nước cần điều tra, đánh giá, rà soát bổ sung những chính sách thực sự có hiệu quả để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp và nông dân.
Phải có sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý trung ương, chính quyền địa phương và người dân thì mới thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, thúc đẩy sản xuất nông sản sạch, an toàn phát triển mạnh. Nếu các bộ ngành vào cuộc mạnh mẽ mà địa phương thờ ơ thì câu chuyện sẽ không được giải quyết, điều đó cũng giống như một bàn tay làm sao vỗ được thành tiếng.
Tôi thấy những địa phương nào, lãnh đạo chính quyền vào cuộc quyết liệt thì ở đó việc thực hiện sẽ được làm tốt. Ví dụ như ở Hà Nam, lãnh đạo tỉnh đứng ra tập hợp người dân, tập hợp đất đai thành một vùng sản xuất rộng lớn, người dân tham gia sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, doanh nghiệp có được đất dai rộng lớn để sản xuất lớn, tập trung.
Tôi còn nhớ thời đó Bí thư tỉnh ủy Hà Nam là anh Mai Tiến Dũng đã đến vận động từng hộ dân liên kết tập hợp đất đai để làm ăn sản xuất lớn. Sở TNMT đại diện UBND tỉnh đứng ra thay mặt người dân ký hợp đồng trực tiếp với doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp yên tâm đầu tư cho nông nghiệp địa phương, người dân cũng yên tâm vì đã có chỗ dựa tin cậy là lãnh đạo tỉnh. Không chỉ có Hà Nam, rất nhiều tỉnh khác như Hà Nội, Lâm Đồng, TP.HCM, Hà Tĩnh... đều có chính sách riêng để hỗ trợ thu hút doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp, sản xuất nông sản sạch, an toàn.
Được biết Bộ NNPTNT đang soạn thảo quy định mới về chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh xu hướng sản xuất nông sản sạch, an toàn. Vậy quy định mới sẽ có gì khác so với trước thưa ông?
- Trước đây Bộ NNPTNT đã đưa ra quy định về sản xuất VietGAP với 65 chỉ tiêu bắt buộc, 9 chỉ tiêu khuyến khích. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực hiện, việc sản xuất rau được chứng nhận VietGAP là không nhiều, khoảng vài chục nghìn ha. Bởi các chỉ tiêu này rất phức tạp và tốn kém. Trước tình hình đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Trồng trọt xây dựng tiêu chuẩn VietGAP làm sao đảm bảo sản xuất an toàn, truy xuất được nguồn gốc, xây dựng thành tiêu chuẩn. Hiện tại Bộ tiêu chuẩn đó đang được xây dựng, đến năm 2017 bộ tiêu chuẩn này sẽ được ban hành.
Quy trình sản xuất được chứng nhận VietGAP mới theo chỉ đạo của Bộ trưởng phải đáp ứng 3 tiêu chí: đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Bộ tiêu chí mới chỉ có 18 chỉ tiêu bắt buộc, 2 chỉ tiêu cần thực hiện. Hiện nay chúng tôi đang lấy ý kiến góp ý của các địa phương, các doanh nghiệp, nông dân sản xuất theo VietGAP, các tổ chức chứng nhận, các hợp tác xã.
Bên cạnh xây dựng bộ tiêu chí mới, Cục Trồng trọt đang xây dựng chương trình sản xuất rau an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho 900.000ha để phục vụ cho hơn 90 triệu người dân được thụ hưởng. Quy trình sản xuất này sẽ rất đơn giản, tập trung hướng dẫn 3 vấn đề: thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới, đất. Bên cạnh đó phải có sự thúc đẩy liên kết và giám sát lẫn nhau của các hộ dân.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cử nhân trồng rau sạch kiếm 20 triệu một tháng Tốt nghiệp ngành kỹ thuật máy tính ĐH Bách Khoa TP HCM, Phạm Thế Tư về Hóc Môn, TP HCM phát triển dự án rau sạch. Công việc sau tốt nghiệp đại học không suôn sẻ, anh Tư tìm đến huyện Hóc Môn thuê đất trồng rau. Vốn ban đầu là 100 triệu đồng được vay từ ngân hàng để đầu tư tất...