73 năm Tổng khởi nghĩa tháng Tám: Ký ức ngày “Hà Nội vùng đứng lên”
73 năm về trước, khắp các nẻo đường, người dân Hà Nội và cả các tỉnh lân cận đã rầm rập đổ về nhà hát Lớn.
Đúng ngày này 73 năm trước (19/8/1945 – 19/08/2018), tại Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít tinh lớn chưa từng có, một cuộc cách mạng giành chính quyền không tiếng súng hiếm có trong lịch sử cách mạng thế giới. Ngày “Hà Nội vùng đứng lên” thực sự là một ngày đặc biệt, đặc biệt trong cách thức tiến hành tổng khởi nghĩa và cũng đặc biệt to lớn về ý nghĩa lịch sử.
Trong ký ức của Đại tá Nguyễn Trọng Hàm, nguyên là đội viên đội danh dự hoạt động bí mật, chuyên nhiệm vụ tiễu trừ gian, ngay từ sáng sớm 19/8 của 73 năm về trước, khắp các nẻo đường, người dân Hà Nội và cả các tỉnh lân cận đã rầm rập đổ về nhà hát Lớn. Cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh theo đoàn người rợp trên các tuyến phố.
Đại tá Nguyễn Trọng Hàm.
Được phân công nhiệm vụ bảo vệ cuộc mít tinh 19/8 ở Nhà hát lớn Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Hàm kể: “Khi Việt Minh đứng ra tổ chức mít tinh 19/8, nhiều người háo hức và mong mỏi được tham dự. Rất đông đảo bà con ta, tất cả các tầng lớp rủ nhau đi tham dự cuộc mít tinh này. Đồng thời cũng được các lãnh đạo Việt Minh ở cơ sở họ phổ biến, họ tặng cờ đỏ sao vàng. Cho nên ngày 19/8 mình giành chính quyền không phải bằng vũ khí, hoàn toàn là rừng cờ đỏ sao vàng và khẩu hiệu với khí thế của quần chúng nhân dân Hà Nội.”
Quảng trường Nhà hát Lớn đông nghẹt người, đúng 11 giờ, Ủy ban khởi nghĩa chính thức đọc lời kêu gọi tổng khởi nghĩa. Cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình giành chính quyền, với vũ khí là cờ đỏ sao vàng và hàng vạn người dân trong khí thế sục sôi cách mạng, biểu dương lực lượng hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bù nhìn. Ủng hộ Việt Minh”.
Dẫn đầu các đoàn quần chúng là các đơn vị vũ trang tự vệ, nhanh chóng ào vào chiếm Phủ Khâm sai, sở bưu điện, sở cảnh sát. Trước sức mạnh áp đảo của quần chúng và lực lượng vũ trang, tự vệ, hầu hết các công sở chính quyền Bảo Đại- Trần Trọng Kim đều nhanh chóng về tay nhân dân. Tối 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi hoàn toàn.
Cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội thành công triệt để mà không phải dùng đến bạo lực cách mạng, không tác chiến, không phải đổ máu, hy sinh… Những người trực tiếp lãnh đạo, tham gia tổng khởi nghĩa cho biết, đó là sự chỉ đạo, nắm bắt thời cơ kịp thời của Đảng khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (ngày 15/8/1945).
Ngay ngày 16, 17/8/1945, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập họp đại hội quốc dân tại Tuyên Quang và phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đồng thời, trước đó đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong công tác vận động nhân dân, quần chúng tin, theo và sẵn sàng hành động ủng hộ cách mạng.
Ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch Mặt trận Việt Minh, thành Hoàng Diệu, là một trong những thành viên tiên phong của phong trào Việt Minh tại Hà Nội nhớ lại:”Lúc đó rất thuận lợi, dân bị nô lệ lại sẵn có tình yêu nước, nên khéo vận động, khéo làm thì người dân người ta theo được. Tôi đặt vấn đề là làm sao cho dân Hà Nội theo Việt Minh, nhưng không cần tổ chức rộng rãi vì như vậy dễ bị đàn áp, dễ bị bắt. Tổ chức rất chặt chẽ những người nào thân thiết nhưng có cách tuyên truyền để dân Hà Nội theo Việt Minh mà không cần ở trong tổ chức Việt Minh.”
Video đang HOT
Ông Vũ Oanh.
Trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, thành công hoàn hảo của Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội là sự vận dụng triệt để những lợi thế khách quan và chủ quan, khôn khéo, chủ động chớp thời cơ cướp chính quyền, trong đó yếu tố quan trọng là làm tốt công tác dân vận và địch vận.
Đại tướng Nguyễn Quyết chia sẻ: “Lúc địch suy yếu nhất, hoang mang nhất thì ta vận động 1 phần tuyên truyền lôi kéo 1 bộ phận ngụy quân ngụy quyền theo ta, đại bộ phận ngụy quân ngụy quyền đầu hàng. Có thể nói công tác vận động cách mạng, vận động quần chúng, vận động địch là yếu tố thành công quyết định của Đảng bộ Hà Nội.”
Đại tướng Nguyễn Quyết.
Tổng khởi nghĩa 19/8 ở Hà Nội thành công, mang lại ý nghĩa to lớn, làm toàn bộ hệ thống cai trị của địch ở sào huyệt bị tê liệt và sụp đổ, tạo đà thuận lợi để nhân dân các địa phương khác tiến lên giành chính quyền. Chỉ chưa đầy 10 ngày sau đó đến 28/8/1945 các tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt giành chính quyền thành công. Ách thống trị, áp bức của thực dân Pháp, phát xít Nhật suốt gần 100 năm và chế độ phong kiến phản tiến bộ tồn tại hàng nghìn năm bị nhân dân ta lật đổ hoàn toàn. Lần đầu tiên, chính quyền cả nước được thực sự thuộc về nhân dân./.
Theo Nguyên Nhung/VOV1
Người Hà Nội háo hức tham quan Nhà hát Lớn
Chương trình tham quan có hai phần chính là tìm hiểu lịch sử, kiến trúc Nhà hát Lớn và thưởng thức nghệ thuật.
Sáng 11/9, Hà Nội chính thức mở cửa Nhà hát Lớn, bán vé cho người dân vào tham quan.
Chương trình tham quan kéo dài từ 10h30 đến 12h các ngày thứ hai và thứ sáu hàng tuần, giá vé 400 nghìn đồng mỗi người; giảm 50% cho người cao tuổi, thương binh.
Ngoài chương trình cố định nêu trên, trong tháng 10, Nhà hát Lớn mở cửa cho du khách tham quan thêm các ngày 12, 17, 21; tháng 11 mở thêm ngày 16, 21; tháng 12 mở thêm ngày 7, 16, 28.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Giám đốc Nhà hát Lớn cho biết các hướng dẫn viên được trang bị kiến thức và đào tạo kỹ năng để giới thiệu với du khách lịch sử của công trình đặc biệt này.
"Hiện có 5-7 hướng dẫn viên; năm 2018 nhà hát sẽ tăng cường thêm người", bà Nguyệt nói.
"Chúng tôi sống ở Hà Nội lâu năm nhưng lần đầu tiên được vào tham quan Nhà hát lớn nên rất háo hức", bác Chính ở Đống Đa nói.
Chương trình tham quan có hai phần chính, gồm tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của Nhà hát Lớn và thưởng thức nghệ thuật.
Du khách được đi qua khu cầu thang làm từ năm 1911, vẫn nguyên vẹn những viên gạch ốp và tay cầm.
Những người tham quan được ngồi ở phòng VIP, nơi thường chỉ giành cho nhân vật quan trọng đến thưởng thức nghệ thuật ở Nhà hát Lớn.
Phòng khánh tiết của Nhà hát Lớn dài 20,5 m, rộng 19 m. Nơi đây đã tiếp đón nhiều nguyên thủ quốc gia và nhân vật nổi tiếng thế giới như: Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân; Tổng thống Nga Putin; Tổng thống Mỹ Bill Clinton; Chủ tịch Microsoft Bill Gates...
Hướng dẫn viên giới thiệu với du khách vết đạn bắn ngày 19/12/1946 - ngày diễn ra trận đánh mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Từ tầng ba của nhà hát, du khách được ngắm trọn vẹn kiến trúc bên trong.
Bác Nguyễn Thuý Nghi (88 tuổi) cùng vợ là Trịnh Thị Sửu (83 tuổi, nhà ở Minh Khai) vui mừng khi được vào thăm quan Nhà hát Lớn, và tự chụp ảnh kỷ niệm.
Phần cuối của chương trình tham quan, du khách xem chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề "Hồn Việt".
Giang Huy
Theo VNE
Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ được chỉnh trang thành điểm văn hóa đặc biệt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ mời tư vấn nước ngoài để quy hoạch khuôn viên Nhà hát lớn, kết nối với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia thành không gian văn hóa đặc biệt. Làm việc với UBND TP.Hà Nội ngày 29.3, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, Bộ sẽ mời...