70 tuổi, tôi cầm 350 triệu đồng, đi ô tô 5 tiếng vì muốn tặng quà bất ngờ cho con gái, đến ngày thứ 3 tôi nhất định ra về
Tưởng là sau quãng thời gian dài đi đường, tôi sẽ nhận được sự chào đón của các con.
Tuy nhiên thứ tôi nhận lại là thái độ lạnh lùng đến vô tâm của con gái.
Dành hết yêu thương cho con gái
Vợ chồng tôi có duy nhất một cô con gái vì thế chúng tôi hết lòng yêu thương con. Lớn lên, con học trường đại học ở thành phố xa nhà. Tốt nghiệp xong, cũng ở đó công tác. Nói thật, vợ chồng tôi không nỡ để con ở xa mình. Nhưng con nhất quyết muốn ở đấy phát triển sự nghiệp, chúng tôi không có cách nào khác chiều theo ý con.
Sau này, con ở chỗ đó làm việc và lấy chồng. Khi kết hôn, chúng tôi lấy hết tiền tiết kiệm để giúp hai vợ chồng con mua nhà. Vì con gái không ở bên cạnh, chúng tôi chỉ biết nương tựa vào nhau để sống.
Biến cố xảy ra
U70 tuổi, trong cuộc sống tôi phải dựa vào vợ nhiều thứ, bà ấy là người chăm sóc tôi nhiều hơn. Cứ như vậy cho đến một ngày của 3 năm trước, vợ tôi lâm bệnh qua đời. Sau khi sắp xếp hậu sự xong, con gái tôi liền lên thành phố. Nhìn hình bóng con đằng sau lưng, tôi nhận ra rằng từ giờ về sau cuộc sống này chỉ có mỗi một mình tôi.
Sau khi vợ tôi mất, tôi nghĩ đến con gái bận rộn công việc mà vẫn phải chăm sóc cháu ngoại rồi còn bao nhiêu việc khác để lo, tôi phải sốc lại tinh thần. Tiền lương hưu của tôi không nhiều, trong đó tiền mua thuốc trị bệnh chiếm phần nhiều, chưa tiết kiệm được gì thì tiêu hết. Vì thế, cuộc sống hết sức tiết kiệm.
Sáng ngày nào tôi đều đi bộ đi chợ mua ít rau tươi, chiều chiều thì mua ít dưa chua với chút màn thầu. Ăn cơm xong rồi thì nằm trên giường xem TV đi ngủ.
Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại 3 năm cho đến một ngày tiền tiết kiệm của tôi đủ 10 vạn NDT (tương đương với 350 triệu VND). Số tiền này thực ra tôi đã có tính toán. Có một việc quan trọng hơn cả tiết kiệm, đó là con gái tôi.
Quyết định âm thầm đến nhà con gái
Video đang HOT
Từ lúc vợ tôi qua đời, con gái tôi ngày càng bận rộn, thậm chí cuối tuần không về thăm tôi. Những ngày lễ tết của mấy năm trước, con đều về, nhưng sau này nói con cái đi học, bản thân thì ngày nào cũng tăng ca nên không có thời gian.
Lần nào tôi cũng trông mong con về, mấy thức ăn ngon tôi đều để dành phần các con mà không dám ăn. Tuy nhiên, cuối cùng con báo là bận không về được.
Tết năm nay, rõ ràng là con gái đã hẹn với tôi, nhưng cuối cùng con nói có việc đột xuất. Lúc ấy, tự nhiên trong tôi có một suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng đã mấy năm nay tôi không đến thăm con gái, các con cũng bận rộn vậy thì tôi sẽ lên thăm các con.
Thái độ thờ ơ của con gái
Vì muốn tạo cho con một bất ngờ nên tôi không báo trước đến và mua rất nhiều quà bánh, đồng thời không quên mang theo một giỏ trứng quê.
Ngồi xe gần 5 giờ đồng hồ, cuối cùng cũng đến. Tuy nhiên tôi quên mất con gái tôi sống ở tòa nào, tầng mấy nên đành phải gọi điện cho con gái.
Biết chuyện, con không có chút nào ngạc nhiên, nghe qua điện thoại con còn có giọng điệu trách tôi. Trách tôi rằng không báo con trước làm hỏng lịch trình của con. Sau đó, con xuống đón tôi lại trách tôi tiếp rằng mang những quà bánh này để làm gì.
Nhưng con không biết, những đồ này tiền có thể mua được nhưng nó là tất cả tình cảm của tôi. Về đến cửa nhà, con gái gọi con rể ra mở cửa. Con rể nhìn thấy thấy tôi hồ hởi chào đón, biểu thị mời tôi vào nhà rồi xách đồ giúp tôi.
Ngày hôm ấy, tôi dậy sớm để đi đến đây nên có chút mệt. Vừa vào đến nhà là ngồi ngay vào ghế sô pha. Thấy vậy con gái tôi nói: “Bố mới ở ngoài, lắm bụi như vậy sao lại ngồi đấy!”
Tôi liền cảm thấy ngượng, không biết làm như thế nào vì đứng cũng không được, ngồi không xong. Nhà của con gái tôi chỗ nào cũng rất sạch sẽ. Con rể bảo tôi cứ tự nhiên tuy nhiên tôi không dám làm vì sợ bẩn nhà.
Mặc dù thái độ con gái tôi không tốt, nhưng đêm nằm trên giường tôi nghĩ chắc là lỗi do tôi. Tôi không gọi điện báo con trước làm khó cho các con.
Chứng kiến 1 việc đau lòng
Đến buổi sáng hôm sau, khi ăn sáng, nghe con vợ chồng các con nói nói chuyện nào là phải đi ăn cỗ đồng nghiệp, đi đón cháu còn phải đi chơi thành phố khác 2 ngày. Nghĩ con lắm việc như vậy, tôi liền nói tôi mai tôi sẽ về quê.
Nghe vậy, con gái tôi chỉ nói một câu ậm ờ cho qua.
Vì mai phải đi nên tôi không tài nào ngủ được. Thế là chưa đến 6 giờ tôi đã dậy rồi đi đánh răng, rửa mặt. Quay về phòng thì thấy con gái cũng đã dậy ở phòng tôi và đang mang hết chăn màn để giặt.
Cảnh tượng này làm tôi chạnh lòng.
Con có thể đợi tôi đi rồi cũng đi giặt cũng được mà. Nhưng con lại làm vậy, thấy vậy tôi chịu không nổi và nghĩ mình phải rời khỏi đây càng nhanh càng tốt.
Mấy năm nay, tôi một mình sống lúc nào cũng cảm thấy cô đơn khắc khoải. Bao nhiêu hy vọng tôi đều trông mong vào con gái, hy vọng con gái thường xuyên về thăm. Nhưng con bận quá, ngay cả nói một câu đề nghị tôi cũng không dám nói. Nhớ con, tôi lặn lội lên thành phố thì bị đối xử như vậy. Tôi cảm thấy lẽ ra mình không đến đây, với những hành xử của con khiến tôi cực kì khó chịu.
Món quà vô giá con gái tặng người cha lưng còng
Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm tiền học phí, tiền sinh hoạt của tôi.
Bố bảo mẹ: "Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu".
Trong chiếc váy cưới trắng lộng lẫy, xung quanh là tiếng chúc mừng huyên náo, tôi thấy bố ngồi lặng lẽ một góc, lén lau nước mắt. Khoảnh khắc bố quay lưng đi, tôi lần đầu nhận ra: "Bố thực sự rất yêu mình".
Bố tôi là con cả trong một gia đình thuần nông, lớn lên nhờ những bữa cơm độn sắn. Bố có một vết bớt đen dài trên má, tự ti về nó nên lúc nào cũng cúi gằm mặt. Mẹ tôi bảo, bố là "con ghẻ" trong nhà.
Năm xưa khi ra ở riêng, tài sản bố có vỏn vẹn một căn nhà 3 gian, một chiếc đồng hồ và một tạ lúa. Trong khi đó, hai người em trai của bố được ông bà cho hẳn căn nhà 2 tầng và một đàn lợn. Vậy mà bố chẳng mảy may ghen tị. Bố bảo, hai chú được bố "cắp nách" rong ruổi khắp làng từ những năm bố mới 4,5 tuổi, đi học cùng nhau, lớn lên cùng nhau, còn ai thân hơn nữa mà phải ganh ghét, tranh giành.
Bố bước sang tuổi 62, lưng còng hơn, tóc bạc hơn, da cũng nhăn nheo hơn. Ảnh minh họa: Sina
Thế nhưng với con cái, bố nghiêm khắc đến đáng sợ. Ký ức của tôi về bố là những trận đòn đỏ đít khi bỏ học đi chơi, trốn ngủ trưa đi tát vét, bắt cá đồng, đi ăn trộm ngô non... Ăn cơm rơi vương vãi, bị phạt. Tắm xong không giặt quần áo, bị phạt, đi học điểm kém, bị phạt, mải xem ti vi không học bài buổi tối, bị phạt... Với tôi thuở đó, những ngày bố đi chợ thâu đêm là khoảng thời gian tôi tự do nhất.
Bố từng khiến tôi áp lực đến nghẹt thở. Anh chị tôi học kém, chỉ học hết lớp 12 là ra đời bươn chải. Bao nhiêu kỳ vọng về chuyện học hành bố đổ dồn lên đầu đứa con gái út là tôi.
Năm lớp 9, bố từng giáng cho tôi cái tát "cháy má" vì không phân biệt được trục tung, trục hoành trong toán học. Năm lớp 10, bố ném hết sách vở của tôi xuống bếp tro vì tôi cúp tiết. Tôi từng nghĩ mình bất hạnh vì bị bố nắm trong lòng bàn tay, xoay như chong chóng.
Một lần, trong cơn say rượu, bố loạng choạng bước vào phòng tôi nói: "Con không đỗ đại học, chắc bố cúi gằm mặt cả đời". Đêm đó, tôi khóc ướt gối. 16 năm cuộc đời, đó là lần hiếm hoi tôi nhìn thẳng vào vết bớt đen của bố.
Vết đen theo năm tháng lại càng đen hơn, nhăn lại, khiến khuôn mặt bố trông càng đáng sợ, cũng càng đáng thương. Kể từ ngày đó, tôi học bằng cả tính mạng, cuối cùng đỗ vào khoa Báo chí, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền với số điểm 25,5 khối C.
Ngày chở tôi xuống Hà Nội nhập học, bố hào hứng nói chuyện cả quãng đường. Khi ra về, bố nhìn chiếc hòm sắt bảo: "Cái hòm nặng quá, vài bữa nữa ổn định chỗ ở thì bỏ đi, khỏi vác đi vác lại". Tấm lưng gầy gò của bố khiến tôi nặng trĩu. Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm tiền học phí, tiền sinh hoạt của tôi. Bố bảo mẹ: "Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu".
Tôi ra trường, đi làm, có công ăn việc làm ổn định. Năm 27 tuổi, tôi quyết cưới một chàng trai bố không thích, đơn giản vì không muốn con gái lấy chồng xa. Nhưng có lẽ, chẳng ai hiểu tôi bằng bố. Biết tôi thuộc tuýp người "đã thích là sẽ làm", bố chỉ bảo: "Người con chọn, sướng khổ con tự chịu".
Ngày đưa tôi về nhà chồng, bố chẳng nói chẳng cười. Ai cũng bảo, bố ghét chàng rể này nên bày ra bộ mặt nghiêm trang như vậy. Riêng tôi hiểu, bố chỉ vì không nỡ. Cô con gái út bố đặt bao kỳ vọng, cũng cho bố được "nở mày nở mặt" theo cách bố mong, cuối cùng cũng rời xa bố mà xây dựng tổ ấm nhỏ của riêng mình.
Tôi giờ đã làm mẹ, đã hiểu thế nào là "sinh con ra mới hiểu lòng cha mẹ". Bố bước sang tuổi 62, lưng còng hơn, tóc bạc hơn, da cũng nhăn nheo hơn. Thế nhưng, tôi đã thấy bố cười nhiều hơn trước. Bố vốn bị gọi là "ông kẹ", thường được hàng xóm lôi ra để dọa con, dọa cháu nhưng lạ một điều, cậu con trai út của tôi yêu ông ngoại vô cùng.
Mỗi lần về quê nhìn hai ông cháu chơi đùa với nhau, tôi lại tự tin rằng, có lẽ, khoảnh khắc này mình đang tặng bố một niềm vui vô bờ bến. Chẳng phải tiền bạc cao sang, đó cũng là cách báo hiếu khiến bố ấm lòng.
Sinh nhật chồng, tôi tự làm bánh kem để tạo bất ngờ cho anh, ngờ đâu nhận cái kết đắng nghét Bỏ công cả ngày trời để làm bánh kem tặng chồng, tôi không ngờ anh lại hất tay khiến cái bánh rơi thẳng xuống đất. Kết hôn được 4 năm rồi, tôi cảm thấy tình cảm vợ chồng dần nhạt nhẽo, không còn mặn nồng như trước đây nữa. Cưới được 1 năm, tôi sinh con nhưng không tìm được người giữ bé...