7 yếu tố khiến thai nhi chậm tăng cân
Chiều cao của mẹ, chức năng của nhau thai hoặc chính sức khỏe của bé… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi.
Trọng lượng của thai nhi có lẽ là vấn đề đáng được quan tâm nhất trong thai kỳ đặc biệt là từ quý 2 trở đi. Đây cũng là một chỉ số quan trọng để khẳng định em bé có phát triển tốt trong bụng mẹ hay không. Và cũng từ đó người mẹ sẽ biết mình cần bổ sung thêm những dưỡng chất gì. Tuy nhiên, ngoài yếu tố dinh dưỡng, còn rất nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng của thai nhi.
Dưới đây là 8 nguyên nhân khiến thai nhi chậm tăng cân hơn những em bé khác:
Chiều cao người mẹ
Những bà mẹ thấp bé, gầy gò có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhóm bà mẹ còn lại. Chiều cao quá khiêm tốn cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó đẻ do khung chậu hẹp, tai biến khi sinh nở cũng gia tăng.
Chức năng của nhau thai
Nhau thai kém phát triển sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng của thai nhi. (ảnh minh họa)
Các chức năng ở rốn
Dây rốn giữ chức năng quan trọng giúp vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng đến thai nhi. Nếu dây rốn gặp bất cứ vấn đề gì chẳng hạn như hiện tượng tụ máu, xoắn dây rốn, sa dây rốn… sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, cũng như ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Video đang HOT
Mẹ bị tăng huyết áp
Trong thai kỳ nếu mẹ bị nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và dinh dưỡng đến với thai nhi và đương nhiên sẽ bị chậm tăng cân.
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như chu vi vòng đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi, vì vậy nếu thai nhi trong bụng mẹ gặp bất cứ dị tật gì ảnh hưởng đến các bộ phận này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cân nặng.
Số lượng thai nhi trong bụng mẹ
Tử cung của mẹ có hạn vì vậy nếu mẹ mang song thai hoặc đa thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và đương nhiên cân nặng của các bé cũng sẽ nhỏ hơn so với mẹ mang đơn thai.
Các thiết bị đo đạc
Kết quả cân nặng của thai nhi còn phụ thuộc vào các thiết bị đo đạc tại phòng khám thai. Nếu những thiết bị này cho kết quả không chính xác hoặc bác sĩ thao tác với sai số cao thì cũng cho ra một kết quả cân nặng thai nhi không đúng với thực tế. Vì vậy mẹ bầu nên chọn những bệnh viện, phòng khám có máy móc hiện đại để khám thai để có kết quả chuẩn xác nhất.
Theo Khampha
7 loại thực phẩm mẹ ăn dễ khiến thai nhi dị tật
Khi mới mang thai, mẹ nên nói không với những thực phẩm chiên rán, đồ ngọt và gan động vật.
Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy để sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, thông minh, bà bầu nên chọn lựa những loại thực phẩm tốt nhất cho bé và tránh xa những đồ ăn có hại dưới đây:
Đồ chiên rán
Trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Mà phèn chua chứa nhôm, một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.
Đồ uống chứa caffeine
Một số đồ uống có chứa 2,4% - 2,6% caffeine và hàm lượng các chất kích thích khác. Một số thai phụ sau khi uống đồ uống này bị buồn nôn, đau đầu, tim đập nhanh và các triệu chứng ngộ độc khác... Các phản ứng này ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trái tim, não, gan và các cơ quan quan trọng khác của thai nhi. Kết quả là em bé sinh ra dễ bị các dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu không nên uống đồ uống có chứa caffeine. (ảnh minh họa)
Trà
Phụ nữ mang thai không nên uống quá nhiều trà. Chất theophylline trong trà có thể kích thích đến chuyển động của thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai.
Gan động vật
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là "kho" chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và em bé.
Thực phẩm dễ dị ứng
Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống nhất là khi ăn những thực phẩm lạ mà cơ thể dễ bị dị ứng. Với bất cứ món ăn lạ nào, mẹ chỉ nên ăn một chút để thử phản ứng của cơ thể trước.
Với những thực phẩm mà mẹ đã bị dị ứng trước đó, tuyệt đối không nên cố gắng ăn bởi khi cơ thể bị dị ứng sẽ sản xuất ra một loạt các chất có hại cho bào thai. Khi cơ thể bị ngứa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy... mẹ cần dừng sử dụng thực phẩm ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Với bất cứ thực phẩm nào đã từng khiến mẹ dị ứng đều không nên ăn khi mang thai. (ảnh minh họa)
Giấm và thực phẩm có tính axit
Quá nhiều giấm và thức ăn có tính axit là một trong những thủ phạm gây ra dị tật. Đặc biệt là hai tuần đầu của thai kỳ, rất nhiều loại thực phẩm có tính axit có thể gây mệt mỏi, yếu kém. Sử dụng thực phẩm có tính axit trong thời gian dài không chỉ khiến người mẹ bị mắc những căn bệnh nhất định mà điều quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
Thức ăn xông khói, nướng
Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.
Đồ ngọt (đường, kẹo)
Mặc dù đồ ngọt rất hấp dẫn với mẹ bầu nhưng trong ba tháng đầu và cả thai kỳ, chị em nên "nhịn miệng" để có sức khỏe tốt nhất. Mẹ bầu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến tăng cân nhiều, dễ gây tiểu đường thai kỳ và thậm chí lượng đường dư thừa sẽ tiêu thụ canxi khiến mẹ bị thiếu canxi, ảnh hưởng đến sự phát triển xương và răng của trẻ.
Theo Khampha
4 việc làm của mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian mang thai, bạn có thể truyền cho bé cưng nhiều nguy cơ ung thư. Khi mang thai bạn hãy hỏi ý kiến của bác sỹ để có những thói quen tốt cho thai nhi. Uống nhiều cà phê Caffein được...