7 yếu tố cần thiết giúp học tốt môn Lịch sử
Điểm trung bình thi Đại học môn Lịch Sử năm 2007 chỉ đạt 2,09/10, còn năm 2008 số điểm chênh lệch so với năm trước không đáng kể. Vậy để có kết quả cao môn Lịch sử chúng ta cần chú ý những gì?
1. Niềm đam mê là yếu tố rất cần thiết khi bạn muốn học tốt môn Lịch sử. Bạn hãy quan niệm, học Lịch sử không phải để thi đại học mà học nó để yêu cuộc sống, tìm hiểu các kiến thức quy luật trong quá khứ …
2. Nếu bạn mới bắt đầu học Lịch sử thì không nên tìm đọc sách cao siêu, mà nên chú ý lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp và học theo sách giáo khoa, vì kiến thức đó sẽ làm nền tảng cơ bản cho kiến thức Lịch sử của bạn. Và nguyên nhân thứ hai là vì hiện nay các sách Lịch sử có rất nhiều ý kiến khác nhau về các sự kiện lịch sử, cho nên nghe lời thầy cô giúp bạn tìm được một hướng đi đúng.
3. Khi ban học khá môn Lịch sử rồi bạn có thể tìm đọc các loại sách như: Lịch sử Việt Nam đại cương (3 tập), Lịch sử thế giới đại cương (3 tập), Những sự kiện Việt Nam – Thể giới (NXB Quân đội Việt Nam), Những bài thi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia Lịch sử… Những cuốn sách này giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất đối với môn Lịch sử.
4. Bạn nên chăm chỉ viết bài, đôi khi bạn có thể tự tìm đề để viết rồi đưa cho thầy cô sửa giúp, sau đó viết lại nhuần nhuyễn. Cách này giúp tăng khả năng trình bày, diễn đạt của bạn và tạo nên kỹ năng ứng phó tốt với mọi loại đề.
5. Khi viết bài nhớ lập dàn ý chi tiết, ghi rõ các mục I, II, a, b… Nhớ giữ lại các dàn ý đó nhé, vì nó sẽ làm đề cương ôn tập rất tốt cho bạn đấy!
6. Trong bài viết nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia vì nó sẽ làm “loãng” bài của bạn. Bạn có thể mạnh dạn đưa ý kiến phát biểu của mình (tất nhiên ý kiến đó theo định hướng của Đảng và Nhà nước). Ý kiến đó dù đúng, dù sai người chấm bài cũng sẽ rất hoan nghênh ý kiến của bạn.
7. Ba điều quan trọng trong khi làm bài thi là: chữ sạch đẹp, viết nhanh, và phân chia thời gian làm bài hợp lý.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Khi ôn tập môn lịch sử phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:
1. “Như thế nào?” (trình bày, nêu khái quát, tóm tắt, chứng minh, so sánh)
2. “Tại sao?” (giải thích)
3. “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, so sánh, nhận xét/đánh giá, phê phán)
Những kỹ năng để làm bài thi môn lịch sử đạt kết quả tốt nhất:
Video đang HOT
1. Kỹ năng phân tích đề: Trước hết phải hiểu đúng mỗi câu hỏi trong đề thi, chú ý từng từ trong câu hỏi. Một câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là thừa. Đọc kỹ câu hỏi để xác định thời gian, không gian, nội dung lịch sử và yêu cầu của câu hỏi: trình bày, so sánh, giải thích, phân tích, đánh giá…
2. Phân bố thời gian cho hợp lý. Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng 15 phút là phù hợp.
3. Kỹ năng viết bài: hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Làm Văn nghị luận dựa theo công thức
Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. Nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được.
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết luận:
1. Mở bài
Là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo: tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng/tương phản: đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Xuất xứ/đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
Nắm được "công thức" này, văn nghị luận sẽ không còn quá khó khăn với tụi mình nữa. (Ảnh minh họa)
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng.
2.2 Đối với Chứng minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài.
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
Chúc các bạn học tốt với kinh nghiệm trên.
Khi teen phát hiện mình bị mất gốc kiến thức Mất gốc là khi teen "lơ tơ mơ" rất nhiều kiến thức học tập. Nó chính là nỗi ám ảnh của không ít bạn teen khi cắp sách đến trường... Khi sự mất gốc trở nên cấp thiết Mất gốc, hay mất căn bản về kiến thức luôn là nỗi ám ảnh mà teen mình. Đối mặt với thực tế lõm bõm về...