7 thành phần làm đẹp kỳ lạ của phụ nữ xưa
Phụ nữ xưa dùng nhọ nồi kẻ viền mắt, máu để đánh màu cho móng tay, móng chân.
Phụ nữ thời nào cũng biết làm đẹp theo cách của riêng mình. Ngay từ thời cổ đại, mỹ phẩm làm đẹp đã được phát hiện. Tuy nhiên, do chưa phát triển về mặt kỹ thuật, đồng thời thành phần bị giới hạn nên phụ nữ đã sử dụng một số thành phần kỳ lạ để làm đẹp.
So với tiêu chuẩn của thời hiện đại, có một số thành phần thực sự là mối nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Cùng tìm hiểu về những loại thành phần này từng được sử dụng làm mỹ phẩm trong quá khứ.
1. Chì
Một trong những thành phần làm đẹp kỳ lạ được ưa chuộng trong quá khứ chính là chì. Nó được coi là một thành phần phổ biến trong mỹ phẩm làm sáng da của phụ nữ ngày trước. Tuy nhiên, hiện tại, chì được chứng minh rất nguy hiểm, và gây ra vấn đề về sức khỏe làn da khi xuất hiện trong mỹ phẩm.
Phụ nữ thời cổ đại đã rất ý thức trong việc làm đẹp, tuy nhiên do hạn chế nên họ sử dụng nhiều thành phần có hại cho làn da (ảnh minh họa)
2. Arsenic
Video đang HOT
Arsenic được coi là một chất độc phá hoại làn da phái đẹp. Khi sử dụng sản phẩm chứa thành phần này một thời gian, da của bạn sẽ trở nên nhợt nhạt thiếu sức sống. Vậy mà ngày trước chúng lại được sử dụng để làm đẹp, có thể lúc này họ hoàn toàn không biết về mối nguy hiểm rình rập của Arsenic.
3. Chất béo động vật
Ngay từ thời đại La Mã, phụ nữ đã biết cách làm đẹp, tuy nhiên thời đó do công nghệ mỹ phẩm chưa phát triển nên vô tình họ dùng những thành phần gây hại. Một trong số đó là chất béo động vật.
4. Máu
Sơn móng tay là phương pháp làm đẹp rất phổ biến của chị em ngày này, nhưng chúng không phải là phát minh gần đây. Từ thời la mã, họ đã biết sử dụng máu là thành phần chế biến sản phẩm làm nên màu sắc cho móng tay. móng chân.
5. Nhọ nồi
Sử dụng nhọ nồi hay còn được biết với tên bồ hóng là thành phần mà người Ai Cập cổ đại sử dụng để kẻ viền mắt. Họ trộn nhọ nồi với một khoáng chất có tên là galena tạo ra một sản phẩm gel nhằm trang điểm cho đôi mắt. Thật may mắn và dễ dàng hơn khi ngày nay phái đẹp có eyeliner tiện dụng.
Phụ nữ xưa dùng nhọ nồi được dùng để kẻ viền mắt (ảnh minh họa)
6. Đá quý
Ngày nay, đá quý được sử dụng làm đồ trang sức thì vào thời người Sumer cổ đại lại dùng nó để phát minh ra son môi. Thành phần chế tạo son môi khá đa dạng và thú vị. Nữ hoàng Cleopatra từng rất nổi tiếng khi nghiền nát bọ cánh cứng để chế tạo son.
Theo tapchilamdep
Cảnh báo hóa chất trong mỹ phẩm có nguy cơ gây ung thư vú
Theo nghiên cứu, hóa chất parabens trong mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại, thậm chí có nguy cơ gây ung thư vú.
Giai đoạn đầu tiên của qúa trình thương mại hóa đã diễn ra vào những năm 1950. Khi đó, parabens là một loại hợp chất thường được sử dụng làm chất bảo quản trong hàng loạt các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mỹ phẩm làm đẹp và đồ dùng chăm sóc cá nhân.
Mọi sản phẩm mà người tiêu dùng đang sử dụng có thành phần methylparaben, ethylparaben, Propylparaben, butylparaben và isobutylparaben đều chứa parabens. Những thành phần này được thêm vào các loại sản phẩm khử mùi, kem đánh răng, dầu gội, điều hòa, sữa dưỡng thể, đồ trang điểm và trong nhiều sản phẩm khác nhằm ngăn chặn quá tình phát triển của nấm, vi khuẩn và các sinh vật có khả năng gây hại khác.
Hóa chất parabens trong mỹ phẩm làm đẹp tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú đối với người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng 90% các mặt hàng tiêu dùng đều chứa parabens. Đó là lý do vì sao ngay cả những người không sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa hóa chất độc hại, vẫn có thể hít phải parabens vào máu.
Các chuyên gia y tế lo ngại, mặc dù khi dùng các sản phẩm riêng lẻ có hàm lượng parabens an toàn theo hạn định của Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA), tuy nhiên hóa chất tích lũy trong nhiều sản phẩm khác nhau có thể sẽ gây quá tải và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe.
"Hậu quả nghiêm trọng nhất mà parabens gây ra là phá vỡ chức năng nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư vú và vô sinh. Parabens mô phỏng estrogen bằng cách bám vào các thụ thể estrogen trong tế bào", theo báo cáo từ Chiến dịch phi lợi nhuận về mỹ phẩm an toàn (CSC).
Nghiên cứu cho thấy, trong một số trường hợp, hoạt động của estrogen có thể vượt quá mức bình thường gây ra phản ứng tăng lượng phân chia tế bào mẹ và hình thành khối u.
Ngoài ra, CSC còn trích dẫn một nghiên cứu của Anh năm 2004 phát hiện thấy dấu vết của năm hóa chất paraben trong các khối u vú của 19 trong số 20 phụ nữ được nghiên cứu. "Nghiên cứu nhỏ này không đủ để chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa paraben và ung thư vú, tuy nhiên điều quan trọng là sự xuất hiện của hợp chất parabens không hề thay đổi trong quá trình trao đổi chất, xâm nhập vào cơ thể qua da và lưu lại trong mô vú".
Một nghiên cứu gần đây cho biết thêm, hàm lượng paraben, n-Propylparaben, ở mức cao đọng trong nách gây nguy cơ u vú cao nhất. CSC còn cảnh báo báo, parabens cũng gây ra các vấn đề về sinh sản, miễn dịch, thần kinh và kích ứng da.
"Nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm tự nhiên đã tìm thấy giải pháp thay thế hiệu quả cho paraben nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Một số công ty đã tạo ra các sản phẩm chứa chất bảo quản có hạn sử dụng ngắn hơn thông thường (sáu tháng đến một năm), tuy nhiên nếu sử dụng hàng ngày người dùng có thể sử dụng hết trước hạn định", báo cáo của CSC cho hay. Tuy nhiên, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe là người dùng nên kiểm tra kĩ nhãn mác trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm hàng hóa, đồ dùng cá nhân.
Theo Alobacsi
15 loại kem che khuyết điểm hiệu quả vượt trội nhất hiện nay Thu hẹp danh sách mua sắm của bạn bằng cách tham khảo danh sách 15 sản phẩm che khuyết điểm được bình chọn tốt nhất năm 2014. Trong nhịp sống hiện đại, concealer đã trở thành một thứ vũ khí quan trọng của phái đẹp mỗi khi bước chân ra ngoài. Quầng thâm mắt, mụn,... tất cả đều cần nhờ tới sự che...