7 tác hại kinh hoàng khi uống trà sữa mỗi ngày
Thiếu hụt dinh dưỡng, béo phì, mất ngủ, táo bón, tổn thương gan thận…nặng hơn là ngộ độc chết người… đó là những tác hại của việc uống trà sữa thường xuyên.
Uống nhiều trà sữa g ây mất ngủ
(Ảnh: Dân Trí)
Đây là một trong những tác hại của trà sữa đối với trẻ nhỏ mà bạn dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là cũng giống như cà phê, trà, cụ thể là trà đen, loại trà được sử dụng để pha trà sữa rất giàu caffeine. Do đó việc uống quá nhiều trà sữa, đặc biệt là vào chiều tối khiến cơ thể dung nạp quá nhiều caffeine. Điều này có thể trở thành nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc, mất ngủ.
Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì
Trà sữa chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì bởi lượng đường và calo vô cùng lớn. Thành phần chủ yếu của loại thức uống này là kem béo trộn với bột trà và phụ gia, buộc cơ thể phải hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, dẫn đến tăng cân nhanh chóng.
Thành phần của trà sữa tăng nguy cơ vô sinh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của các loại trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo có dạng trans. Loại axit này sẽ làm suy giảm hormone ở nam giới và làm giảm chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, tăng nguy cơ vô sinh.
Video đang HOT
Gây tổn thương gan, thận
Vì lợi nhuận mà nhiều cửa hàng trà sữa thay vì dùng trà để pha chế thì dùng các loại hóa chất phẩm màu khác nhau để thay thế. Tuy hương vị tương đồng, khó có thể nhận ra, nhưng thành phần thực tế lại là chất hóa học tổng hợp.
Nếu uống quá nhiều hoặc lượng phụ gia được thêm vào quá ngưỡng an toàn thì sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ thể, khi tích tụ lâu dài chúng sẽ là gánh nặng của gan và thận, làm suy giảm chức năng của các bộ phận này.
Táo bón
Uống nhiều trà sữa có thể tăng nguy cơ táo bón (Ảnh minh họa)
Trà có chứa caffeine, một chất rất tuyệt vời cho hệ thống bài tiết và có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Dù uống trà sữa có thể gây ra bệnh béo phì nhưng cơ thể mập mạp lên không có nghĩa là do nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Sữa ở trong trà sữa nếu so sánh với sữa thật thì bị thiếu canxi, vitamin B, A, D, protetin… uống trà sữa nhiều sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng. Không chỉ có thế, trà sữa trân châu còn chứa một lượng lớn đường, chất béo bão hòa và acid béo chuyển hóa rất không tốt cho sức khỏe con người.
Ngộ độc
Bên cạnh những tác hại của trà sữa kể trên, thói quen uống nhiều còn gây ra một số hệ quả khôn lường khác. Nếu vô tình uống phải trà sữa chế biến không hợp vệ sinh với nguyên liệu kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vì vậy bạn cần hạn chế uống trà sữa không rõ nguồn gốc.
Theo giadinhvietnam
Trà sữa nguy hại đến mức nào?
Trà sữa là đồ uống ưa thích của giới trẻ, thậm chí cả người lớn tuổi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, loại đồ uống này có chứa nhiều thành phần tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Nhiều người trẻ có thói quen uống trà sữa hằng ngày. Trong ảnh: Uống trà sữa tại một quán trà sữa ở TP.Biên Hòa. Ảnh: B.NHÀN
Trà sữa chứa nhiều đường và calo, nếu uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng...
"Nghiện" trà sữa, thói quen xấu
Mới đây, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ câu chuyện "bệnh nhân trà sữa". Theo đó, bệnh nhân N.L. (20 tuổi, quê ở tỉnh Phú Thọ) đã nhập viện do đau bụng dữ dội. Khi nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện bã thức ăn không tiêu hóa được, dai như cao su khiến bệnh nhân L. bị tắc ruột.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai khuyến cáo, mọi người nên hạn chế uống trà sữa hết mức có thể, thỉnh thoảng uống 1 ly cỡ nhỏ (size M) để "đã cơn thèm". Bởi uống nhiều trà sữa trong thời gian dài khả năng gây suy gan, thận là rất cao. Đặc biệt, không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa và không uống trà sữa thay cho các bữa chính.
Để uống trà sữa vẫn tốt cho sức khỏe nên chọn trà sữa đảm bảo các tiêu chí như: chế biến tại các cửa hàng uy tín; sử dụng loại nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; sử dụng loại ít đường hoặc không đường; sử dụng sữa tươi để pha trà sữa, không phải sữa đặc hay kem béo.
Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện, anh L. xuất hiện triệu chứng đau bụng (khoảng 20 ngày trước đó) và có dấu hiệu ngày càng đau dữ dội. Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện tuyến huyện. Sau 5 ngày điều trị, L. không đỡ nên được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Đáng nói, L. có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên bỏ cơm, uống trà sữa.
Chị Trịnh Thị Phương (ngụ phường Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) thừa nhận, chị cũng là "tín đồ" của loại thức uống này. Hầu như ngày nào chị cũng phải uống trà sữa. "Có thời điểm, mỗi ngày tôi phải uống 2 ly trà sữa. Tất cả các quán trà sữa lớn của TP.Biên Hòa tôi đều đã thử qua. Có những loại trà sữa nổi tiếng, khi quán mới khai trương, phải xếp hàng rất lâu mới mua được" - chị Phương chia sẻ.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Mai Liên, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, về mặt dinh dưỡng, việc kết hợp giữa trà với sữa là không khoa học. Trong sữa có nhiều chất đạm tốt cho cơ thể nhưng khi pha cùng với trà sẽ ngăn sự hấp thu dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Hơn nữa, loại chất này không chỉ phá sự hấp thu đạm mà còn biến thành chất khác có hại cho cơ thể. Ngoài ra, các protein casein (một dạng đạm chất lượng cao) trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà. "Điều đáng nói là trên thực tế người ta có pha đúng trà và sữa hay không? Bởi trà sữa trên thị trường đang có nhiều mùi hương khác nhau" - bác sĩ Nguyễn Thị Mai Liên băn khoăn.
Lạm dụng trà sữa dễ suy dinh dưỡng
Các hóa chất, phẩm màu dùng trong thực phẩm phải được nghiên cứu kỹ về sự phối hợp với nhau. Nhưng thực tế, những người bán trà sữa chỉ quan tâm đến việc phối trộn để ra màu trà sữa đẹp, ngon mà chưa biết được các phản ứng hóa học đi kèm. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai Liên, sự kết hợp giữa trà thật, sữa thật đã không có tác dụng tốt. Nếu thêm hóa chất, tác hại còn khó lường hơn nhiều lần.
Nếu thỉnh thoảng uống 1 ly trà sữa, sự nguy hại là không đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay, các bạn trẻ đang lạm dụng trà sữa, nạp quá nhiều vào cơ thể. Thậm chí, có người uống ngày 3 ly trà sữa thay cơm. Khi đó, cơ thể chỉ hấp thu được chất béo, đường mà không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, suy dinh dưỡng. "Nhiều người thấy rằng mình tăng cân khi uống trà sữa và nghĩ nó tốt, như một loại thực phẩm tăng cân. Họ tăng cân do hấp thu quá nhiều chất béo nhưng không tạo cơ cho cơ thể" - bác sĩ Nguyễn Thị Mai Liên nói.
Trong trà sữa, còn có các loại trân châu. Hạt trân châu chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%), đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ có dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein. Khi ăn các loại hạt này mà không nhai kỹ, ăn nhiều quá mức và ăn hằng ngày sẽ không tiêu, lắng đọng lại trong đường ruột và kết dính lại gây nguy hại cho cơ thể.
Bích Nhàn
Theo baodongnai
Cô gái trẻ bị đột quỵ mắt, tiểu đường kèm máu nhiễm mỡ do uống 2 ly trà sữa mỗi ngày: Bài học cảnh tỉnh cho tín đồ mê trà sữa Cô gái 25 tuổi họ Hoàng có sở thích uống 2 cốc trà sữa mỗi ngày trong một thời gian dài bỗng có biểu hiện mắt trái bị đỏ và sưng, suy giảm thị lực... Sở thích uống trà sữa đều đặn mỗi ngày khiến cô gái 25 tuổi phải nhập viện Theo thông tin từ Hãng Thông tấn Trung ương (Trung Hoa...