7 sai lầm nuôi dạy con mà đến những bậc cha mẹ tâm lý nhất vẫn có thể mắc phải
Đôi khi vì quá cứng nhắc, quá quan tâm mà bố mẹ cũng có thể mắc phải những sai lầm không đáng có dưới đây trong quá trình nuôi dạy con.
Trước khi sinh con, các bậc cha mẹ thường xuyên tự nhủ với bản thân mình rằng cần phải nuôi dạy con thật tốt. Tuy nhiên, trên thực tế không có bất kì một sự hướng dẫn nào cho việc trở thành một ông bố hay bà mẹ tốt. Và chắc chắn rằng, không có một người cha mẹ nào là hoàn hảo cả và thậm chí những bậc cha mẹ tâm lý hay am hiểu nhất vẫn có thể mắc phải sai lầm.
Dưới đây là 7 sai lầm khi nuôi dạy con mà đến những bậc cha mẹ tâm lý nhất cũng có thể gặp phải.
1. Mất kiên nhẫn trong một vài khoảnh khắc
Khi dạy trẻ một điều gì đó, các bậc cha mẹ nên giữ bình tĩnh và suy nghĩ thật thấu đáo (Ảnh minh họa).
Từ trước đến giờ việc nuôi dạy con chưa bao giờ là dễ dàng, vì vậy không có gì là ngạc nhiên khi trong một vài khoảnh khắc nào đó cha mẹ mất bình tĩnh hay kiên nhẫn đối với trẻ. Tuy nhiên hãy đặt suy nghĩ của mình vào vị trí của con để cảm nhận những gì bé trải qua và suy nghĩ thật thấu đáo hơn để có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra với trẻ một cách bình tĩnh nhất.
2. Bắt trẻ đi ngủ vào chính xác một giờ quy định
Thay vì bắt trẻ phải đi ngủ đúng giờ cố định, bạn có thể cùng trẻ đọc một cuốn sách trước khi đi ngủ (Ảnh minh họa).
Thường thì cha mẹ hay yêu cầu trẻ phải đi ngủ khi đến đúng giờ quy định. Một số trẻ sẽ có thói quen tự giác đi ngủ khi đến giờ, tuy nhiên có nhiều bé không tự giác được như vậy. Mặc dù các bé biết được về tầm quan trọng của việc ngủ sớm và ngủ đúng giờ, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì việc bé ngủ muộn hơn một chút so với thời gian biểu thì cũng không phải là quá nghiêm trọng. Đôi khi các bậc phụ huynh có thể cùng bé dành thời gian đó để làm một việc gì đó có ý nghĩa hơn là giữ thói quen quá nghiêm ngặt.
3. Quá khắt khe khi con lỡ để quên một món đồ
Video đang HOT
Đừng quá khắt khe với bé nếu như bé quên vở bài tập về nhà hay quên làm một số việc gì đó (Ảnh minh họa).
Ngày nay khi phải quá bận bịu với nhiều thứ, như bài tập về nhà, bài học thêm, bài học âm nhạc,… với thời gian biểu quá bận rộn, nếu như không có một danh sách nhắc nhở những việc cần làm thì việc bé quên một vài thứ là việc có thể xảy ra và cha mẹ cũng không thể hoàn toàn quản lý hết được. Vì vậy, đừng quá khắt khe với bé nếu như bé quên vở bài tập về nhà hay quên làm một số việc gì đó mà hãy cùng bé lên một danh sách những việc cần thực hiện và nhắc nhở bé hoàn thành thật tốt.
4. Đôi khi cho bé đi ngủ mà quên mất việc đánh răng
Dù có bận bịu như thế nào đi nữa bạn cũng nên giữ cho bé thói quen đánh răng trước khi đi ngủ để bảo vệ răng miệng (Ảnh minh họa).
Chăm sóc răng miệng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Tất cả các phụ huynh đều biết rằng việc cho trẻ đánh răng là một ưu tiên hàng đầu và cần có sự quan sát kiểm tra thường xuyên của cha mẹ. Tuy nhiên trong một số thời gian, khi có quá nhiều việc phải làm một số phụ huynh có thể quên mất việc cho bé đánh răng trước khi đi ngủ. Vì vậy, cha mẹ hãy thử một số biện pháp như dán giấy nhớ hay cài đặt chuông báo để tập cho bé thói quen đánh răng trước khi đi ngủ mà không cần nhắc nhở.
5. Định hướng cho trẻ sống cuộc sống mà mình mong muốn
Thay vì bắt trẻ trở thành người mà mình muốn, các bậc cha mẹ hãy tạo cho trẻ cơ hội để phát triển theo sở thích của trẻ (Ảnh minh họa).
Có một số trẻ mong muốn trở thành những người như bố mẹ của chúng khi lớn lên, và trên thực tế thì cũng có rất nhiều phụ huynh muốn con cái của mình trở thành người như mình mong muốn. Một số phụ huynh định hướng cho con mình về một cuộc sống hay công việc họ yêu thích mà họ đã không thực hiện được. Tuy nhiên, cha người mẹ tâm lý sẽ để cho chính con của mình được sống và làm theo ước mơ của trẻ.
6. Yêu cầu trẻ phải theo khuôn khổ kỷ luật
Thay vì gò ép trẻ vào một khuôn phép để làm một việc gì đó các bậc cha mẹ có thể giải thích cho trẻ một cách nhẹ nhàng (Ảnh minh họa).
Khi mà mọi việc quá bận rộn và phải quan tâm đến quá nhiều thứ, để quản lý trẻ một cách dễ dàng, phụ huynh thường bắt trẻ phải tuân theo một số yêu cầu. Ví dụ như: trẻ không ăn xong thời gian quy định sẽ bị cấm xem ti vi, trẻ không chịu gấp quần áo sẽ bị phạt…
Tất cả những quy định trên đều với mục đích rèn luyện cho trẻ tính tực giác và thói quen tốt, tuy nhiên việc cấm đoán hay trừng phạt thực sự có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên giải thích cho trẻ về ảnh hưởng của những sai lầm và việc cần thiết phải sửa đổi nó, cũng như cần có thời gian để trẻ có thể hiểu ra để chấp nhận và thực hiện.
7. Muốn giải quyết tất cả những vấn đề của con
Đôi khi cha mẹ chỉ nên ở bên con lúc cần và nên để tự giải quyết trong một vài tình huống (Ảnh minh họa).
Hầu hết cha mẹ điều coi con cái là mối quan tâm hàng đầu. Khi các con còn nhỏ, chỉ cần một tiếng khẽ kêu lên trong khi đang ngủ cũng đủ khiến các bậc cha mẹ lo lắng và chạy đến bên cạnh. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, việc khắc phục các vấn đề cho trẻ ngày càng khó khăn và đôi khi cha mẹ nên để trẻ tự trải qua sai lầm đó để có thể tự phát triển một cách toàn diện. Đối với mỗi người, cảm giác thất bại là vô cùng tồi tệ, tuy nhiên đó cũng là một phần trong cuộc sống và việc để trẻ tập tự trải qua là hoàn toàn cần thiết.
Nguồn: Mom
Theo Helino
Mệt mỏi lo lắng khi ông xã quá quan tâm đến chị dâu xinh đẹp góa chồng
Vợ chồng tôi cưới nhau được ba năm và có một con trai. Cuộc sống gia đình êm ấm theo nghĩa là không có cãi vả, to tiếng nhưng nói hạnh phúc thì thực sự chưa phải.
ảnh minh họa
Đến bây giờ, tôi vẫn cảm thấy giữa vợ chồng tôi có một khoảng cách khá xa trong suy nghĩ và lối sống. Chúng tôi đến với nhau qua sự mai mối của chị dâu bên chồng chứ không phải tự tìm hiểu. Chị ấy là bạn của chị họ tôi, hai người làm cùng công ty. Chị dâu của chồng là người rất giỏi giang, đẹp lòng mẹ chồng.
Từ ngày về nhà chồng, tôi luôn bị đem ra so sánh với chị dâu về độ giỏi giang, quán xuyến gia đình. Phải công nhận chị ấy giỏi thật, hiện đang làm phó giám đốc, vừa xinh đẹp vừa có thu nhập cao.
Không những vậy, cách đối nhân xử thế của chị rất được lòng gia đình chồng. Dù bận rộn, chị vẫn lo chu toàn chuyện cúng giỗ trong nhà, lo việc làm cho các em, thậm chí bao luôn chuyện dựng vợ gả chồng.
Trước đây, vợ chồng chị sống với ba mẹ nhưng sau khi chồng chị mất vì tai nạn, chúng tôi cưới thì chị xin đưa con ra ngoài ở riêng. Chị ở vậy nuôi con chứ không tính chuyện đi bước nữa. Thỉnh thoảng, chị đưa cháu về chơi với ông bà và ở lại ăn cơm. Mọi chuyện sẽ không có gì phải suy nghĩ khi chính tôi cũng thấy thương cho hoàn cảnh của chị. Nhưng cách cư xử của chồng khiến tôi chạnh lòng.
Anh coi chị dâu như một thần tượng. Bất cứ việc gì anh cũng phải ý kiến chị trước khi làm. Khi tôi mang bầu, muốn ăn thứ này thứ kia nhưng anh nhất định phải hỏi chị trước khi mua cho tôi. Từ chuyện mua sắm, chuyển việc, chuyện lớn nhỏ trong nhà đều phải thông qua chị dâu. Là một người vợ, tôi cảm thấy bực bội vì điều đó khi chị dâu can thiệp quá sâu vào gia đình mình.
Chồng cứ mở miệng ra là: "chị Nga nói phải thế này, chị Nga nói phải thế kia..." khiến tôi khó chịu. Khi con bệnh, tôi đưa con đi khám và uống thuốc theo đơn bác sĩ nhưng anh không cho, bảo phải hỏi chị dâu đã. Trong khi chị dâu rất nhiều việc và tôi thấy phiền hà. Có lần tôi bảo chồng: "anh có gia đình rồi, đừng có cái gì cũng hỏi chị nữa" nhưng chồng dấm dẳng cho rằng tôi sĩ diện, không biết thì phải hỏi chứ.
Sự thiên vị của chồng với chị dâu chưa dừng lại ở đó, anh sẵn sàng để tôi đi xe ôm về nhà nếu chị dâu gọi điện nhờ việc. Anh có bận đến mấy nhưng nghe chị dâu gọi cũng lập tức đến ngay. Anh đi công tác về, người đầu tiên anh mua quà là chị dâu chứ không phải là tôi. Tôi thật sự thấy buồn khi đi ăn chung cả nhà, anh bao giờ cũng tỏ ra săn sóc chị dâu hơn tôi.
Anh lấy lý do chị đã quá thiệt thòi, lo lắng cho gia đình nhiều nên phải tìm cách bù đắp. Tôi tuy thông cảm nhưng chỉ sợ "lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" sẽ sinh lắm chuyện. Bởi một bên chồng tôi cao ráo khỏe mạnh còn chị dâu đang hừng hực sắc xuân lại thiếu hơi đàn ông.
Tôi quá mệt mỏi vì lo lắng. Ảnh minh họa
Tôi cứ có cảm giác, tình cảm chồng dành cho chị dâu hơn mức bình thường nhưng không sao tách họ ra được. Gần đây, thỉnh thoảng, chị tiếp khách về say lại gọi chồng tôi đến đón. Tôi không thể không để chồng đi nhưng cứ nhấp nhổm vì quá nửa đêm anh mới trở về trong bộ dạng bơ phờ, mệt mỏi.
Theo PNSK
Chồng quá quan tâm khiến tôi chẳng thích Không thấy tôi là anh ấy sẽ đi tìm, khi tôi ăn không ngon anh sẽ tìm mọi cách hỏi lý do. ảnh minh họa Tôi và anh kết hôn với nhau đã hơn 3 năm, tính cách anh hòa đồng, vui vẻ, đôi lúc hơi trẻ con. Anh rất yêu khoa học và tôn thờ logic, kiếm tiền rất giỏi, tôi thích...