7 sai lầm mà các cặp đôi thường mắc phải dẫn đến mối quan hệ rạn nứt
Trải qua một cuộc chia tay chắc chắn không phải là một trải nghiệm thú vị. Mặc dù đôi khi lý do chia tay là khách quan nhưng vẫn có những cách để chúng ta hạn chế xảy ra xung đột trong mối quan hệ.
Bright Side đã thực hiện một số nghiên cứu và phát hiện ra một số sai lầm điển hình mà các cặp đôi thường mắc phải, khiến mối quan hệ lãng mạn bị rạn nứt.
1. Không chia sẻ những cảm xúc cho nhau
Dành thời gian chất lượng cho nhau là điều rất quan trọng cho một mối quan hệ. Những cặp đôi làm được điều này sẽ hài lòng hơn trong mối quan hệ của họ. Đó là bởi vì họ chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc khiến họ gần nhau hơn. Do đó, thiếu giao tiếp là một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến chia tay.
Ảnh minh họa.
Cần lưu ý rằng, hai bạn nên dành thời gian chất lượng cho nhau, chứ không phải thời gian số lượng. Nếu hai bạn xem một bộ phim cùng nhau hoặc chỉ ngồi trên cùng một chiếc ghế dài cả ngày nhưng cả hai đều bận tâm với công việc riêng thì cũng không có hiệu quả. Thay vào đó, hãy cố gắng tương tác với nhau, chẳng hạn như chơi trò chơi hoặc đi dạo cùng nhau.
2. Quá quen với hành động tốt mà đối phương làm
Vấn đề ở đây là bạn quá quen với những điều tốt mà đối phương làm, dần dần bạn coi đó là điều hiển nhiên. Nếu họ luôn giữ nhà sạch sẽ, đừng chỉ cho rằng đó là một phần của thói quen và không đáng để bạn thể hiện sự đánh giá cao hàng ngày. Mặc dù nó luôn luôn như vậy, đó vẫn là một nỗ lực hàng ngày mà đối phương dành cho bạn.
Một nghiên cứu tiết lộ rằng, mọi người rất dễ chia tay với đối phương, nếu họ bắt đầu cảm thấy bị đánh giá thấp. Vì vậy, hãy tiếp tục ngưỡng mộ họ vì vẻ đẹp, khiếu hài hước hoặc lòng tốt của họ. Hãy nhớ liên tục đánh giá cao nó và tiếp tục thể hiện tình cảm một cách đầy đủ nhất.
3. Bạn luôn lập lá chắn để tránh bị tổn thương
Có thể bạn đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong quá khứ và điều đó khiến bạn sợ hãi, bạn co mình và sợ bị tổn thương. Tuy nhiên, khi bạn cố né tránh chúng, bạn có thể khó cởi mở và tin tưởng người khác. Điều này rất quan trọng trong các mối quan hệ thân mật.
Bạn không để mọi người gần gũi đủ để họ biết bạn nhiều hơn. Do đó, bạn vẫn còn rất nhiều người lạ và không thể phát triển tình yêu và tình cảm sâu sắc.
4. Không tôn trọng không gian riêng
Video đang HOT
Dù cả hai có thân thiết và yêu nhau đến đâu thì mỗi người đều có những giới hạn của riêng mình. Đôi khi bạn cảm thấy tò mò và muốn đột nhập vào không gian riêng của đối phương. Tuy nhiên, điều đó là không nên, dù cho bạn có thiện chí là muốn hiểu thêm về đối phương chẳng hạn.
Hãy cố gắng không xâm phạm và tôn trọng không gian riêng của đối tác. Ngoài ra, đừng xúc phạm nếu nhu cầu của họ không phù hợp với bạn.
5. Không chăm sóc tốt cho bản thân
Theo năm tháng, chắc chắn bạn sẽ thay đổi, nhưng không có nghĩa là bạn phải ngừng chăm sóc bản thân ngay khi tìm được một nửa của mình. Vì đối phương không có nghĩa vụ phải chăm sóc bạn, khi hai bạn chính thức quen nhau.
Hãy tiếp tục đến phòng tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nỗ lực phát triển bản thân và bất cứ điều gì khác bạn từng làm trước khi tìm thấy tình yêu.
6. Bạn luôn tự ti
Tự ti là một đe dọa lớn đối với mối quan hệ. Những người tự ti thường sợ bị từ chối và luôn làm bất cứ điều gì để có thể bảo vệ bản thân. Họ luôn nghĩ rằng mình không xứng với đối phương và không tin rằng, đối phương thực sự yêu mình.
Vì vậy, họ cố gắng chuẩn bị tinh thần cho việc chia tay và không đóng góp đủ về mặt cảm xúc để duy trì mối quan hệ.
7. Luôn tránh các xung đột
Có vẻ như việc tránh xung đột sẽ giúp bạn không làm hỏng các mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn cứ mãi tránh đi các xung đột, điều đó cso nghĩa là bạn che giấu cảm xúc thật của mình, phớt lờ nhu cầu của mình và cất đi sự thất vọng vì đối phương.
Nhưng bạn không thể sống như vậy cả đời. Cuối cùng, bạn sẽ quá thất vọng và sẽ kết thúc nó. Xung đột đôi khi là cơ hội để bạn giải tỏa. Ở đây, chúng tôi khuyến khích giao tiếp. Vì đối tác của bạn không thể đọc được suy nghĩ của bạn, vì vậy bạn nên lên tiếng. Bằng cách này, cả hai có thể cùng nhau khắc phục các sự cố trong mối quan hệ.
Tâm lý học tiết lộ: 5 thói quen là nền tảng cho mối quan hệ hạnh phúc, bền vững
5 thói quen này chính là những "viên gạch" đặt nền móng cho hôn nhân hạnh phúc.
Thời gian chính là một trong những "kẻ thù" của những mặn nồng, rạo rực thuở mới yêu. Phút ban đầu hạnh phúc bao nhiêu, càng về sau càng chán nản, lạnh nhạt bấy nhiêu là sự thật đã hoặc đang tồn tại trong không ít mối quan hệ tình yêu, hôn nhân.
Vậy có cách nào để các cặp đôi, các cặp vợ chồng thoát khỏi lối mòn "hủy diệt" ấy hay không? Câu trả lời là có!
Theo những nghiên cứu, khảo sát được thực hiện bởi Gleb Tsipursky - Tiến sĩ Khoa học Thần kinh - Nhận thức, đồng thời là Nhà kinh tế học hành vi: "Bắt đầu và duy trì 5 thói quen này ngay từ những ngày đầu tiên hẹn hò hoặc về chung một nhà chính là tạo dựng một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ".
Tiến sĩ Gleb Tsipursky
1. Duy trì tương tác, mối quan hệ với bạn bè
Những người mới yêu thường có xu hướng "quấn lấy nhau" mọi lúc, mọi nơi, bất cứ khi nào rảnh rỗi. Thoạt nghe, chuyện này có vẻ chẳng có gì là tai hại hoặc tiềm tàng rủi ro gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ. Tuy nhiên, Tiến sĩ Gleb Tsipursky lại có góc nhìn khác.
"Bạn bè là một trong những mối quan hệ quan trọng, gần như không thể thiếu để có một cuộc sống cân bằng, lành mạnh. Việc cắt giảm toàn bộ tương tác, thời gian gặp gỡ bạn bè để dành cho người tình là một trong những hành vi ngầm gây ra sự xáo trộn trong cuộc sống của chính người đó, về sau này" - Gleb khẳng định.
Ngoài ra, vị Tiến sĩ cũng cho biết thêm: "Việc người tình bạn mới quen tỏ ra phản đối hoặc "ghen" vì bạn không dành toàn bộ thời gian rảnh cho anh ấy/cô ấy chính là một biểu hiện không hề tích cực cho sự dài lâu của mối quan hệ".
2. Mỗi người đều cần có không gian riêng
Nhắc tới cụm từ "không gian riêng", chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những viễn cảnh tiêu cực như bản thân bị đối phương lừa dối, phản bội. Và thế là không ít người nhất quyết "nói không" khi người yêu, người bạn đời của mình muốn có "không gian riêng".
Tranh minh họa
Tiếc thay, đó lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, theo quan điểm của Gleb Tsipursky.
"Dù mới yêu hay đã kết hôn, cả bạn và đối phương vẫn cần duy trì những hoạt động yêu thích, những thói quen của riêng mình. Đó chính là ý nghĩa của việc cho nhau không gian riêng. Nếu hai bạn luôn dành thời gian cho nhau, cùng "dính lấy nhau" trong tất cả mọi hoạt động thường ngày, chẳng mấy chốc cả hai sẽ trở thành một "thói quen" trong cuộc sống của nhau. Tình yêu bền vững không vận hành như một thói quen, cần nhớ lấy điều đó" - Gleb Tsipursky khẳng định.
Vị Tiến sĩ cũng gợi ý một số hoạt động phù hợp để mỗi người "tạo không gian riêng" cho mình: Tập thể thao, học một kỹ năng mới phục vụ cho việc cải thiện tinh thần (vẽ tranh, đàn, hát...) hoặc sự nghiệp.
3. Học cách bày tỏ mong muốn của mình
Đừng giữ mọi thứ trong tâm trí và trông ngóng việc đối phương có thể hành động đúng như những gì bạn mong đợi chính là lời khuyên của Gleb Tsipursky. Theo ông, việc này nếu có xảy ra cũng chỉ là... "ăn may" và thường thì sẽ không lặp lại quá nhiều lần.
"Nếu muốn xây dựng một mối quan hệ lâu dài, việc bày tỏ mong muốn của mình cho đối phương nghe là điều vô cùng quan trọng. Không ai có thể "nhảy" vào đầu bạn để biết chính xác bạn đang muốn điều gì.
Chẳng hạn, bạn muốn anh ấy dành thời gian tâm tình với bạn thay vì chơi game, nhưng bạn chẳng nói ra và chỉ ngồi im chờ đợi. Thế rồi, anh ấy không hành xử theo cách bạn muốn và thế là bạn giận dỗi, bực tức. Thật đáng tiếc, bạn mới là người đã sai!" - Gleb Tsipursky giải thích và đưa ra một ví dụ.
Tranh minh họa
4. Xung đột một cách lành mạnh
Thoạt nghe, điều này có vẻ mâu thuẫn bởi nhiều người thường mặc định những bất đồng, cãi vã trong mối quan hệ tình cảm là điều tiêu cực. Mà đã gọi là tiêu cực, làm sao có thể "lành mạnh" được nữa?
"Một mối quan hệ không có bất đồng hay xung đột là một mối quan hệ không có tiềm năng phát triển. Cãi vã là điều tất yếu sẽ và nên phải xảy ra trong tình yêu, hôn nhân. Tuy nhiên, việc mặc định chúng với hai từ tiêu cực là hoàn toàn sai. Cách nghĩ này chỉ đúng khi hai bạn cãi nhau mà không giữ được bình tĩnh, cãi nhau vì cái tôi, vì sự hiếu thắng chứ không phải vì mục đích là muốn hiểu nhau hơn" - Gleb Tsipursky khẳng định.
Theo đó, vị tiến sĩ chỉ ra 3 yếu tố quan trọng cần ghi nhớ để "xung đột một cách lành mạnh": Không tranh luận trong trạng thái mất bình tĩnh, không dùng vũ lực và không bạo lực ngôn từ.
5. Hãy hứa hẹn
Nhiều người có xu hướng không coi trọng những lời hứa của người yêu hoặc người bạn đời vì suy nghĩ "lời nói gió bay". Nhưng việc trao cho nhau những lời hứa là điều cần thiết để chứng minh việc họ có suy nghĩ về tương lai chung.
"Tuy nhiên, hãy chỉ hứa những việc mà bạn tự tin, chắc chắn có thể làm được trong tương lai gần. Nếu vẫn còn lấn cấn, đừng hứa" - Gleb Tsipursky nhấn mạnh.
Tình cảm vợ chồng có tốt đẹp hay không, nhìn vào 3 điểm sẽ rõ Thái độ của một cặp vợ chồng dành cho nhau sẽ trực tiếp thể hiện ra rằng tình cảm của họ có thực sự tốt đẹp hay không. Một mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp sẽ cho phép cả hai trở nên tích cực hơn, tốt dần lên mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như hôn nhân là gánh nặng, chỉ mang đến...