7 nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp mà chính bạn cũng không ngờ đến
Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết đến nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tuyến giáp là nơi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích ứng với môi trường, đồng thời giữ cho não luôn minh mẫn, tim hoạt động nhịp nhàng… Thế nhưng, nếu tuyến giáp phải hoạt động quá mức, dần dần bị suy yếu do cơ thể không tiết đủ hormone thyroxine (T4) thì có thể gây ra bệnh suy giáp. Còn trái lại, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức, gây ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp để kịp thời điều trị hiệu quả bạn nhé!
Rối loạn hệ miễn dịch
Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, hay vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành và phát triển các bệnh lý khác.
Thiếu i-ốt
Cơ thể thiếu i-ốt chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bổ sung i-ốt thường xuyên hơn vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Cơ thể bị nhiễm phóng xạ
Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân thì người bệnh đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp… Bệnh thường không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể phải sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm sau.
Do yếu tố di truyền
Theo các nhà nghiên cứu lâm sàng, có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ, hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố gen di truyền nào liên quan tới căn bệnh này.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Những người đã từng bị bệnh về bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp về sau. Thậm chí, những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp mà đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có nguy cơ tái bệnh trở lại rất cao.
Mắc bệnh về não hoặc từng có chấn thương não
Video đang HOT
Với những người có các chấn thương ở vùng não thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp. Bởi tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, từ đó làm tuyến giáp tiết ít hormone, gây ra bệnh suy giáp.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thì thường được các bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng đây cũng là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine (T4) của cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.
Nguồn: The Healthsite
Theo Helino
10 dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn không được khỏe mạnh và bạn cần đi khám ngay
Bright Side cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị bệnh tuyến giáp và bạn cần đi khám để biết nguyên nhân.
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở phía trước cổ. Tuy là một tuyến nhỏ nhưng nó lại rất quan trọng trong việc giải phóng các hormone có tác động rất lớn đến sự trao đổi chất và nhiều quá trình khác.
Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, khoảng 20 triệu người Mỹ bị một số dạng trục trặc liên quan đến tuyến giáp, nhưng 60% không nhận ra rằng họ đang có vấn đề. Điều này làm cho việcthăm khám và điều trị bị trì trệ, thậm chí khi phát hiện thì bệnh tuyến giáp đã ở giai đoạn nặng hơn.
Bright Side cung cấp cho bạn 10 dấu hiệu cảnh báo tuyến giáp có thể đang hoạt động không tốt và bạn cần đi khám để biết nguyên nhân.
1. Da khô, có vảy và da dày
Nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism (Tạp chí Nội tiết & Chuyển hóa lâm sàng) chỉ ra rằng, suy giáp dẫn đến sự vôi hoá của da, khiến cho da bị dày lên, rất khô và thậm chí có vảy.
2. Tóc rụng / tóc mỏng
Bác sĩ Ruth K. Freinkel và Norbert Freinkel tại đại học Y Chicago tin rằng sự phát triển của tóc phụ thuộc vào chức năng hoạt động của tuyến giáp. Những thay đổi về mức độ hormone được tạo ra bởi tuyến giáp có thể dẫn đến những thay đổi trong sự phát triển của tóc. Sản xuất quá nhiều hormone có thể làm cho tóc trở nên mỏng trong khi sản xuất thiếu hormone có thể dẫn đến rụng tóc.
3. Bất thường trong hoạt động của ruột
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, hormone tuyến giáp đóng một vai trò trong việc điều hòa vận động của ruột. Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra táo bón, trong khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến sự đi tiêu thường xuyên.
4. Trầm cảm/lo âu đột ngột
Các bác sĩ Mark S. Gold, A. L. C. Pottash, và Irl Extein là tác giả của bài báo đăng trên trang JAMA nói rằng, nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc luôn có tâm trạng không ổn định trong thời gian gần đây, có khả năng tuyến giáp của bạn đã không khỏe mạnh.
Việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến kích thích não nhiều hơn khiến cho bệnh nhân cảm thấy bồn chồn hoặc lo âu. Việc không sản xuất hormone không có tác dụng ngược lại, nó làm cho bệnh nhân cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
5. Cảm thấy đổ mồ hôi lạnh/bất thường bất thường
Tuyến giáp giống như một bộ điều chỉnh nhiệt cho cơ thể của chúng ta theo nghĩa là nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu việc sản xuất hormone tăng lên, nó làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể bất thường khiến mọi người cảm thấy quá ấm áp và mồ hôi.
Theo tiến sĩ Aleppo là thành viên của Ban biên tập EndocrineWeb, trợ lý Giáo sư Y khoa và Phó Trưởng khoa Lâm sàng trong Khoa Nội tiết, Chuyển hóa và Y học Phân tử tại Đại học Northwestern ở Chicago, cường giáp là một tình trạng trong đó tuyến giáp hoạt động quá mức và tạo ra lượng hormone tuyến giáp quá mức.
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) các quá trình trong cơ thể tăng tốc và bạn có thể bị căng thẳng, lo lắng, nhịp tim nhanh, run tay, đổ mồ hôi quá nhiều, giảm cân và các vấn đề về giấc ngủ...Nếu thiếu hormone tuyến giáp, bệnh nhân có thể dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể và không chịu được cái lạnh.
6. Tăng/giảm cân không bình thường
Hormone tuyến giáp có trách nhiệm điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Lượng hormone do tuyến giáp sản xuất ra thấp hơn so với mức bình thường có thể làm giảm đáng kể sự trao đổi chất và khả năng đốt cháy calo của cơ thể khiến bạn tăng cân. Trong trường hợp tăng tiết homrone tuyến giáp quá nhiều lại có thể làm cho bạn giảm cân đột ngột.
7. Chu kì kinh nguyệt bất thường
Chia sẻ trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, các tác giả Richard E. Goldsmith, Somers H. Sturgis, Lerman Jacob và John B. Stanbury cho rằng: Nếu bạn đang gặp vấn đề về chu kì kinh nguyệt, phổ biến là tình trạng kinh nguyệt thất thường thì rất có thể hoạt động của tuyến giáp chính là thủ phạm.
Thiếu hormone tuyến giáp sẽ làm cho các chu kì kinh nguyệt kéo dài hoặc rút ngắn, kinh nguyệt ra nhiều hơn. Trong khi đó, hormone tuyến giáp được sản sinh quá nhiều sẽ làm cho chu kì kinh nguyệt ngắn lại hoặc ít đi.
8. Sương mù não/khó tập trung
Các nhà khoa học Mark Mennemeier, Roseanne D. Garner và Kenneth M. Heilman đến từ đại học Y Florida, Mỹ, nhận thấy rằng nếu tuyến giáp của bạn không hoạt động bình thường nó có thể ảnh hưởng đến bộ não của bạn. Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây mất trí nhớ tinh tế trong khi tuyến giáp hoạt động quá mức có thể khiến bạn khó tập trung.
9. Khó chịu ở cổ hoặc cổ to lên
Việc sản xuất quá nhiều hoặc quá thiếu hormone tuyến giáp có thể dẫn đến sự mở rộng tuyến giáp khiến cho cổ bạn xuất hiện ở trạng thái sưng phồng (bướu cổ).
Bướu cổ là một sự mở rộng bất thường của tuyến giáp. Mặc dù thường không gây đau nhưng bướu cổ lớn có thể gây ra ho và khiến bạn khó nuốt hoặc thở.
Nguyên nhân phổ biến nhất của bưới cổ trên toàn thế giới là thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Điều trị tùy thuộc vào kích thước của bướu cổ, triệu chứng và nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Những bướu cổ nhỏ không đáng chú ý và không gây ra vấn đề thường không cần điều trị.
10. Thay đổi nhịp tim
Trong bài nói chuyện của mình, J. Malcolm O. Arnold, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại bệnh viện Victoria, London đã nói rằng: Các bệnh về tuyến giáp có thể trực tiếp thay đổi chức năng bình thường của tim gây ra các triệu chứng và dẫn đến các biến chứng đáng kể.
Dưới sự bài tiết của hormone tuyến giáp có thể khiến tim đập chậm, trong khi cường giáp làm cho nhịp tim nhanh hơn.
Những người có nguy cơ cao gặp vấn đề ở tuyến giáp:
- Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới.
- Phụ nữ trên 60 tuổi.
- Những người có tiền sử gia đình về các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
Nguồn: BS
Theo Helino
7 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang già đi rất nhanh và đây là cách để phòng chống Dù còn trẻ nhưng nếu có các dấu hiệu dưới đây thì hãy xem lại vì có thể cơ thể bạn đang già đi rất nhanh đó. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tốc độ lão hoá của cơ thể mỗi người phụ thuộc phần lớn vào những thói quen, hoạt động sinh hoạt của chúng ta hàng ngày. Không ai...