7 người chết, hàng trăm ca nCoV từ đám cưới ’siêu lây nhiễm’
Một đám cưới ở vùng nông thôn bang Maine đã trở thành sự kiện “siêu lây nhiễm” sau khi khiến 177 người dương tính và 7 người chết do nCoV.
Lễ cưới được tổ chức hồi đầu tháng 8 với sự tham dự của 65 người ở bang Maine, đông bắc nước Mỹ, bất chấp quy định cấm tụ tập trên 50 người của chính quyền. Sau buổi lễ ở nhà thờ, khách mời đám cưới còn dự tiệc chiêu đãi ở nhà hàng Big Moose Inn gần đó.
10 ngày sau, 20 người liên quan đến đám cưới được xác nhận nhiễm nCoV, khiến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) bang Maine phải tiến hành điều tra. Kết quả điều tra cụm dịch này được Nirav Shah, giám đốc CDC Maine, công bố hôm qua.
Đội ngũ truy vết tiếp xúc đã phát hiện nhiều điểm nóng nCoV trên toàn bang có liên quan đến đám cưới này, gồm 80 ca nhiễm tại một nhà tù cách đó 370 km, nơi có một cai ngục tham dự đám cưới.
10 ca nhiễm khác được phát hiện ở một nhà thờ trong khu vực, trong khi 39 người nhiễm và 6 người chết được ghi nhận ở một viện dưỡng lão. Giám đốc Shah cho biết tổng cộng 7 người liên quan đến cụm dịch này đã chết, nhưng họ đều không phải khách mời trực tiếp dự đám cưới.
Người dân ở thành phố thành phố Millinocket, bang Maine, Mỹ, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà hôm 17/9. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Đối với cộng đồng vốn đã nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn nCoV, tin tức về đám cưới “siêu lây nhiễm” là một lời cảnh tỉnh nghiêm trọng. Nhiều cư dân cũng tỏ ra phẫn nộ về sự kiện này.
“Tôi không nghĩ họ nên tổ chức đám cưới. Chúng tôi không thể đi đâu hay làm gì”, Nina Obrikis, một thành viên của nhà thờ Baptist, nơi diễn ra lễ cưới, cho biết.
Thống đốc bang Maine Janet Mills hôm 17/9 cũng đưa ra cảnh báo với tất cả 1,3 triệu người dân trong bang. Mills cho biết những đợt bùng phát như vậy sẽ ảnh hưởng tới thành quả chống dịch mà bang này đã đạt được.
“Covid-19 không ở bên ngoài rào chắn, nó ở ngay trong sân nhà chúng ta”, Thống đốc Mills nói.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, nhiều sự kiện “siêu lây nhiễm” đã được báo cáo ở Mỹ, trong đó có một đám tang ở Georgia ghi nhận tới hơn 100 ca nhiễm liên quan. Đại học Oneonta, New York, gần đây cũng ghi nhận hơn 670 ca nhiễm nCoV chỉ trong vòng một tháng.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 30 triệu người nhiễm và hơn 950.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với 6,8 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong.
Tiêm kích Nga xuất hiện trong quảng cáo hậu thuẫn Trump
Tổ chức vận động tranh cử cho Trump đăng quảng cáo kêu gọi người dân ủng hộ quân đội Mỹ, nhưng lại sử dụng hình ảnh tiêm kích Nga.
Ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" ngày 8/9 phát hành một quảng cáo kỹ thuật số kêu gọi người dân Mỹ "ủng hộ quân đội của chúng ta". Quảng cáo được chạy trong 4 ngày này thể hiện hình ảnh ba người lính đang bước đi, trên đầu họ là các chiến đấu cơ bay qua.
Tuy nhiên, dựa trên hình dáng máy bay trong quảng cáo, các chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định đây là tiêm kích Nga, không phải chiến đấu cơ có trong biên chế quân đội Mỹ.
Pierre Sprey, người từng tham gia thiết kế tiêm kích F-16 và cường kích A-10 cho không quân Mỹ, nhận định góc nghiêng của cánh đuôi đứng máy bay, cách cánh đuôi ngang xòe ra phía sau và khoảng cách giữa hai động cơ cùng đường rãnh giữa chúng trong quảng cáo cho thấy đây là tiêm kích Nga.
"Đó chắc chắn là một chiếc MiG-29. Tôi rất vui khi thấy nó hỗ trợ quân đội chúng ta", Sprey nói.
Hình ảnh trong quảng cáo của ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Ảnh chụp màn hình đoạn quảng cáo.
Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ ở Moskva, xác nhận các máy bay này là MiG-29 của Nga, đồng thời cho biết người lính ở ngoài cùng bên phải trong quảng cáo đang đeo súng trường tấn công AK-74 cũng do Nga sản xuất.
Ủy ban "Trump làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" do Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa và chiến dịch tái tranh cử của Trump điều hành. Hầu hết các khoản tiền ủy ban này quyên góp được đều chi cho chiến dịch tranh cử của Trump.
Hình ảnh được sử dụng trong quảng cáo là ảnh có sẵn trên Shutterstock.com với tiêu đề "Bóng binh lính và lực lượng không quân trên nền hoàng hôn". Đơn vị tạo ảnh "BPTU" cho biết họ có trụ sở tại công quốc Andorra.
Chiến dịch tranh cử của Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa hiện chưa bình luận về sự việc.
Một số chính trị gia Mỹ từng gặp rắc rối vì chạy quảng cáo hoặc tạo nội dung giới thiệu thiết bị quân sự của Nga hoặc các quốc gia khác. Tháng 10 năm ngoái, nghị sĩ đảng Cộng hòa Brian Mast đăng Twitter ảnh về tàu tuần dương Nga Pyotr Velikiy để chúc mừng sinh nhật hải quân Mỹ. Văn phòng của ông sau đó đã gỡ bài đăng.
MiG-29 là máy bay chiến đấu hai động cơ được Liên Xô thiết kế trong Chiến tranh Lạnh để chống lại đối thủ F-15 và F-16 của Mỹ. Đây là máy bay chiến đấu chủ lực của Nga và đã được bán trên khắp thế giới.
Nga xuất khẩu MiG-29 sang một số quốc gia như Triều Tiên, Syria, Ấn Độ và Uzbekistan. Năm 1997, Mỹ đã mua 21 máy bay MiG-29 từ Moldova để ngăn chúng lọt vào tay các đối thủ như Iran.
Trump ám chỉ khả năng nắm quyền 12 năm Trump cho rằng ông có thể tái đắc cử nhiệm kỳ hai và sau làm tổng thống thêm 4 năm nữa, trái với quy định của hiến pháp Mỹ. "Chúng tôi sẽ chiến thắng và có thêm 4 năm nữa ở Nhà Trắng. Rồi sau đó, chúng tôi sẽ đàm phán, bởi dựa trên cách chúng tôi được đối xử, rất có thể...