7 món dân dã nên thử khi du lịch miền Tây
Chuột đồng chiên, ốc bươu tiêu xanh, cá linh kho lạt, cá lóc nướng trui… là những món du khách không nên bỏ lỡ khi ghé các tỉnh miền Tây.
Cá linh luôn nằm trong top những món hấp dẫn nhất trên bản đồ ẩm thực miền Tây Nam Bộ, được dân địa phương lẫn du khách ưa chuộng. Con cá nhỏ, thịt béo ngậy có thể chế biến nhiều món ngon như lẩu, kho, làm mắm… Trong đó đơn giản nhất là cá linh chiên xù, chấm mắm me chua, ngọt, cay ăn kèm chút rau thơm. Đây cũng là món nhắm khiến cánh đàn ông mê mẩn.
Bên cạnh đó, cá linh kho lạt – thức ăn kèm rất đưa cơm – thường là món bán chạy trong các tiệm cơm quê ở Cần Thơ, An Giang hay Đồng Tháp. Dù gọi là ‘kho lạt’, phần nước kho cá lại đậm đà nhờ gia vị, thơm mùi hành, tỏi cộng với bông điên điển vị chát nhẹ, giòn, hậu ngọt khiến thực khách khó chối từ. Món ăn chung đĩa bông súng, bắp chuối bào, tai tượng, kèo nèo hoặc có đọt lá vông non, đọt nhãn lồng, đọt lá cách… chấm nước kho cá là đúng điệu.
Nhắc đến ẩm thực miền Tây, không thể bỏ qua mónchuột đồng chế biến các kiểu, vừa là món nhắm, vừa là đồ ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Con chuột nhỏ, thịt chắc, ngọt vốn không cần chế biến công phu, đem đi chiên giòn tới khi dậy mùi thơm, chấm với mắm me đủ làm bao du khách say lòng. Tuy nhiên, nhiều người phải vượt qua nỗi sợ thịt chuột mới ăn được món này.
Video đang HOT
Cá lóc nướng trui là một trong những đặc sản miền Tây Nam bộ có thể chiếm cảm tình nhiều thực khách ngay lần đầu nếm thử. Con cá để nguyên, nướng đến khi lớp vảy cháy xém rồi xẻ một đường dọc xương sống, tách làm đôi. Tiếp đến, đầu bếp rưới mỡ hành lên trên, không thêm bất kỳ gia vị nào khác. Khi ăn, thực khách cuốn cá với rau sống, chút bún tươi rồi chấm mắm me chua ngọt đã miệng.
Mùa mưa miền Tây (tháng 5 – tháng 11) là thời điểm lý tưởng để nhâm nhi đĩa ốc bươu hấp hoặc nướng tiêu cay nồng, ấm bụng. Cái thú của món này là sau khi ăn thịt ốc, thực khách húp nước ốc tiết ra bên trong vỏ ốc, nhâm nhi vị ngọt thanh, kèm lá rau răm là ‘hết sẩy’.
Bánh xèo chắc chắn sẽ là một trong những món dẫn đầu danh sách món ngon mùa nước nổi ở miền Tây, thích hợp ăn vào những hôm trời mưa. Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn, phần viền mỏng. Nhân bánh đa dạng như: tôm, thịt, măng, củ hũ dừa, đậu xanh… Bánh cuốn bằng lá cải cay, hoặc các loại rau rừng, chấm nước mắm chua ngọt và đồ chua là ’số dzách’.
Còn dân ghiền văn vặt khó có thể rời mắt trước những hàng chuối nướng thơm lừng vỉa hè giá bình dân. Quả chuối xiêm ngọt, nướng bằng bếp than, rưới thêm chút mỡ hành, nước cốt dừa béo ngậy khiến các ‘tín đồ’ ăn vặt thích mê.
Cá lóc nướng trui nét duyên tinh tế của người dân Việt Nam
Ở Vùng U Minh Hạ, người ta thu hoạch được rất nhiều loài cá đồng và chế biến đủ cách thức để ăn, trong đó có món hấp dẫn, khó quên là cá nướng trui.
Hương vị đậm đà của cá lóc nướng trui ăn một lần là "nhớ hoài miền Tây" luôn. (Ảnh: Internet)
Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Món ăn đặc sắc của ẩm thực miền Tây. (Ảnh: Internet)
Một trong những cách chế biến món ẩm thực ngon mà dân gian đã đúc kết được tự ngàn đời nay, khó quên là "nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc" Nhất nướng mà phải là cá nướng trui, một phương pháp ẩm thực động vật còn tươi sống. Trong các bữa ăn thường nhật của người dân miệt ruộng đồng, hễ bắt được cá lóc, cá dầy sống loại lớn là đối tượng được chọn trong món ăn này, ngoài ra cũng có khi nướng trui cả lươn, rắn, cá trê vàng hay cá rô mề...Món Cá nướng trui rất dễ làm.
Món cá nướng trui rất dễ làm. (Ảnh: Internet)
Nếu là mùa khô, bắt được cá, người ta dùng một nhánh cây sậy già hoặc tre, trúc, lụi xiên từ miệng đến đuôi con cá. Sau đó cặm xuống đất, tủ rơm rạ hoặc cỏ khô, rồi đốt (nếu là cá lớn khoảng từ 1kg trở lên thì cắm đầu con cá hướng xuống đất để cá tiếp xúc với lữa nhiều dễ chín, còn cá nhỏ thì cắm ngược lại).
Thịt cá mềm dai ngon không cưỡng nổi. (Ảnh: Internet)
Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín. Dùng những cọng rơm rạ xếp đôi cạo bỏ lớp cháy bên ngoài thì món ăn xem như đã làm xong. Còn vào mùa mưa, người làm bếp tận dụng bếp than tràm còn lại của quá trình chế biến những món khác. Nướng cách này cá lại mau chín và chín hoàn toàn vì nhiệt lượng cao hơn lửa rơm rạ nên ăn rất ngon, tuy nhiên nó thiếu đi cái mùi rơm, mùi rạ - hương vị chân chất của hương đồng cỏ nội.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me. (Ảnh: Internet)
Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm muối ớt, mà phải là loại muối hột mới cảm nhận được hết mùi vị thơm ngon vùa cay vừa mặn vừa ngọt vừa thơm của món cá lóc nướng đặc sản của dân Nam Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá lóc nướng trui thường ăn với nước mắm me.
Khi toàn thân cá cháy đen, cũng là lúc cá đã chín. (Ảnh: Internet)
Những chất bổ dưỡng có trong thịt cá nướng trui chẳng những không bị mất đi khi chế biến, mà trong quá trình xử lý nhiệt đã thấm sâu vào từng thớ thịt, trở thành thứ gia vị tự nhiên cho món ăn, không cần phải thêm gia vị. Ăn cá nướng trui miệt U Minh Hạ phải có rau muống đồng, bắp chuối và còn rất nhiều loại rau đồng nhưng phải chấm muối hột với ớt mới đúng điệu. Rau đồng, là những thứ không mất tiền mua, chỉ đi quanh quẩn sau vườn hoặc ra ao nước, bờ ruộng là có.
Ăn cá nướng trui miệt U Minh Hạ phải có rau muống đồng, bắp chuối. (Ảnh: Internet)
Ngày nay, cá nướng trui không những là món ẩm thực dân dã của người dân miệt quê, mà ta vẫn thường bắt gặp trong thực đơn các nhà hàng sang trọng miệt thành thị, nhưng cách nướng đã có phần khác đi. Nhiều nhà hàng sử dụng lò vi-ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas nên không ngon bằng nướng rơm rạ.
Ngày nay, nhiều nhà hàng sử dụng lò vi-ba hoặc nướng bằng bếp than, đôi khi cả bằng bếp gas để chiến biến món ăn ngon miền Tây này. (Ảnh: Internet)
Gỏi bưởi khô cá sặc nướng - mồi bén của quý ông lai rai mỗi chiều Ở miền Tây sông nước có thiếu gì đâu cá với tôm, nhiều quá ăn tươi không hết thì đem phơi khô, lại có nhiều món lai rai thực bắt miệng, chẳng hạn như món gỏi bưởi khô cá sặc nướng. "Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh/ Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm" là câu thơ thể hiện rõ nhất đặc...