7 món đặc sản miền Tây mùa nước nổi..!
Vùng sông nước miền Tây vốn yên bình trở nên đặc biệt hơn vào mùa nước nổi. Về miền Tây những ngày này, đừng bỏ lỡ những đặc sản làm nên một chuyến đi đáng nhớ như: Lẩu cá linh bông điên điển, cá bóng dừa hay bông súng mắm kho … đây đều là những món đặc sản miền Tây mùa nước nổi.
1. Lẩu cá linh bông điên điển
Khi mưa rả rích trên đồng, lũ bắt đầu dâng, cá từ thượng nguồn sông Mekong xuôi về, lên đồng để đẻ, bắt đầu mùa cá linh. Cá linh lúc này nhỏ chỉ bằng đầu đũa, gọi là cá linh non, thịt ngọt béo. Những con cá tươi roi rói, béo tròn được làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau. Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu. Bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, đựng đầy trong rổ, cùng với một số loại rau khác, cho vào nồi nước lẩu đang sôi, rồi thưởng thức món ăn dân dã mà đáng nhớ của miền Tây.
Lẩu cá linh bông điên điển món ăn dân dã mà đáng nhớ của miền Tây
Đây là món đặc sản miền Tây không phải du khách nào cũng dám thử. Chuột để nướng lu phải là những chú chuột đã ăn no lúa chín, béo múp míp, được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con vào lu. Vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Mở nắp lu, bày chuột ra cùng dưa leo, rau răm, muối ớt.
Chuột đồng nướng lu thịt thơm, mềm và da rất giòn, hương vị đặc trưng miền Tây
3. Cá bống dừa, cá linh kho tiêu
Mùa nước nổi, cá bống dừa, cá linh bán đầy các chợ để chế biến thành nhiều món, nhưng ngon nhất phải kể đến cá kho tiêu. Cá làm sạch, tẩm ướp gia vị, kho trong tộ hoặc nồi đất, trên lửa liu riu. Món này ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách.
Video đang HOT
Lá non và hoa sầu đâu được rửa sạch trụng qua nước sôi để bớt đắng, sau đó cho ráo nước. Dưa leo thái mỏng, thơm cắt nhỏ vừa ăn, xoài thái mỏng hoặc xắt sợi. Khô cá sặc nướng hoặc chiên xé nhỏ, thịt ba rọi luộc cũng được cắt nhỏ, tất cả nguyên liệu trộn với chút gia vị.
Nước chấm là nước mắm me được chế biến đơn giản với nước me dầm đã lọc xác và đun sôi đến sệt, nêm nếm vừa ăn. Khi ăn món này cảm giác lúc đầu là vị đắng thanh kết hợp vị chua của nước chấm, càng nhai kĩ sẽ càng cảm nhận được vị ngọt của món gỏi sầu đâu.
Bánh được làm từ bột gạo pha với nước cốt dừa cho loãng, thêm chút bột nghệ vào cho bánh được vàng và thơm. Nhân bánh là thịt heo xắt miếng nhỏ, ướp gia vị xào cùng bông điên điển. Bánh xèo bông điên điển có hương vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển, mỡ, hành, tiêu, tỏi và nhiều thứ gia vị khác. Bánh được ăn với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ…
Cá lăng là loại cá da trơn, sống nơi tầng đáy môi trường nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long, xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi. Khóm (trái thơm hay còn gọi là dứa) xắt miếng, xào qua với gia vị rồi bỏ ra đĩa. Cá lăng sau khi sơ chế được kho trên chảo phi hành tỏi, gia vị, sôi vài lần trên lửa liu riu, cho khóm vào, khi cá nứt da là chín.
Cá lăng kho khóm thơm ngon, ngọt ăn cùng cơm gạo mang đến cảm giác thân quen, gần gũi vùng sông nước
7. Bông súng mắm kho
Bông súng là loài rau đồng, mọc những nơi vùng đất trũng, đọng nước bùn. Khi mùa nước lớn đổ về là lúc bông súng trồi lên theo làn nước. Bông súng nhổ về để nguyên cọng rửa sạch, tước vỏ bên ngoài, ngắt mỗi cọng độ dài chừng hai gang tay, để cho ráo nước.
Mắm kho ngon thường là mắm cá linh, cá sặc… Mắm phải nấu nước sôi bỏ vào, lọc bỏ xương, bỏ sả bằm, rồi tép, hến hay cá lóc được bỏ vào đúng lúc khi mắm vừa sôi lại. Mắm kho thơm ngon hòa quyện vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng, tạo nên món ăn đơn giản mà gắn bó với nhịp sống miền Tây.
Mùa nước nổi và những đặc sản trứ danh
Mùa nước nổi, sông nước miền Tây đầy ắp đặc sản cá tôm từ thượng nguồn đổ về. Những món ăn không chỉ chứa đựng tinh hoa của đất trời mà còn đầy ắp tấm lòng hào sảng của người miệt vườn chân chất.
"1001" món ngon từ cá linh...
Nói đến mùa nước nổi, ai cũng nghĩ ngay đến... cá linh. Từ thượng nguồn sông Mekong, chúng tung tăng theo dòng phù sa đến với miền Tây như "món quà" hào phóng của thiên nhiên, nhiều đến nỗi cư dân thường ví von: "nhiều như cá linh". Đây cũng là mùa mưu sinh của bao gia đình sống bằng nghề lưới, đó, đáy, đăng, giăng câu...
Trên thủy trình trôi dạt ấy, chúng vừa đi vừa lớn, vừa sinh sản. Đầu mùa nước, cá linh bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non. Cá chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy. Cá linh non đầu mùa đem kho với nước dừa thì ngon tuyệt. Vị béo ngậy của cá quyện với vị thơm ngọt của dừa khiến món ăn trở nên khác biệt. Cá linh kho tiêu trong nồi đất, ăn với cơm trắng, đơn giản mà đậm đà như tình người miền Tây hiếu khách.
Con to bằng ngón tay thì nấu canh chua bông điên điển, kèo nèo, so đũa, bông súng hoặc chiên giòn, chiên bột chấm mắm me hay kho mắm. Món cá linh nhúng giấm bông điên điển cũng rất đáng thưởng thức. Cá không cần đánh vảy, chỉ cần bỏ vào cái rổ tre chà nhẹ là được, sau đó móc ruột ra, ướp gia vị gồm chút muối, đường, bột ngọt, tiêu và tỏi băm. Giấm phải là giấm nhà nuôi mới ngon, mới có vị chua thanh.
Ngoài điên điển, món này phải ăn kèm với bông súng ma mọc dại chỉ dài khoảng 1m mới tăng hương vị cho món ăn. Cá linh cho vào nồi nước đang sôi, cho các loại rau vào, chỉ vừa chín tới mới giữ được độ ngọt. Vị ngọt của cá, vị giòn của bông điên điển, bông súng, chất chua thanh của giấm, cay cay của ớt, tiêu hợp thành một mùi hương khó quên.
Ăn cá lin, ngon nhất là ở giữa những căn chòi lá ven sông, nghe gió thổi vi vu, thêm vài câu vọng cổ ngân lên da diết mới đúng chất miền Tây. Cùng người bản xứ thưởng thức nồi cơm gạo mới, canh chua cá linh bông điên điển, nhâm nhi miếng cá giòn tan rồi cạn ly rượu nếp - tiên cảnh cũng không sánh bằng.
...và những đặc sản trứ danh
Chuột đồng nướng lu là đặc sản không phải ai cũng dám thử. Chuột no nê lúa chín nên béo múp míp, làm sạch và ướp gia vị, sau đó cho vào lu quay đến khi chín vàng. Thịt thơm mềm, da rất giòn ăn kèm dưa leo, rau răm chấm muối ớt... ngon đến miếng cuối cùng. Bánh xèo bông điên điển có nhân là thịt heo, bông điên điển cũng không thể bỏ qua. Bánh có vị thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, thịt, tép, bông điên điển... ăn với các loại rau vườn nhà: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều... mãi không chán.
Bông súng mắm kho là sự kết hợp tuyệt vời của loài rau đồng mọc vùng đất trũng đọng nước bùn và các loại mắm linh, mắm sặc ngon nhất. Sau khi lọc hết xương, cho vào sả bằm, tép, cá lóc thịt ba rọi... nêm nếm vừa ăn là nhắc xuống bếp. Bên nồi mắm kho sực nức vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng, đơn giản mà hết nồi cơm hồi nào không biết.
Mùa nước nổi, cá rô bí lên ruộng để kiếm những bông lúa rụng nên lớn rất nhanh, to bằng 3 - 4 ngón tay, gọi là cá rô mề. Thịt cá rô mề ngọt, béo nên chế biến món nào cũng tuyệt. Tiêu biểu nhất là nướng, chiên xù, kho mắm, nấu canh chua bông súng hay kho bầu non. Đặc biệt, món cá rô kho trái giác là món ăn độc đáo không thể quên. Thịt cá rô kho trái giác có vị ngọt, béo còn trái giác có vị chua, ngọt, dôn dốt rất lạ miệng.
Ngoài ra, các món ngon từ rắn: chiên giòn, nấu cháo đậu xanh, xào xả ớt, nướng lèo, hầm sả, gỏi, lẩu... cũng rất đáng thử qua. Mùa nước rắn nhiều vô kể, bắt về ăn không hết nên người dân còn làm khô. Khô rắn bề ngoài rám nắng nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi... Ngon nhất là nướng trên than hồng vừa phải để thịt chín cả trong lẫn ngoài, tỏa mùi thơm tự nhiên.
7 món ăn nhất định phải thử khi đến Đồng bằng sông Cửu Long Món ăn miền tây dung dị, chân quê như chính tính chất phát của người dân nơi đây. Không quá cầu kì, hoa mỹ, thế nhưng những món đặc sản đồng bằng sông Cửu Long dưới đây là nức tiếng gần xa bởi cách chế biến độc đáo, đã một lần nếm thử thì chẳng thể nào quên được. Gỏi sầu đâu cá...