7 món ăn tượng trưng cho may mắn ngày đầu năm ở Trung Quốc
TĐO-Tết là một trong những dịp đặc biệt quan trọng với người dân Trung Quốc. Mọi thứ trong nhà từ cách bài trí đồ đạc đến các món ăn đều được lưu tâm với mong ước tiễn đưa hết vận xui và chào đón điều may mắn đến với mọi người.
Cá – sự thịnh vượng: Trong tiếng Trung, cá được phát âm là /yú/ gần giống với từ dư thừa, vì vậy đây là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm giao thừa của người dân nước này. Họ tin rằng nếu có một khoản dư thừa vào cuối năm thì sang năm mới có thể kiếm được nhiều hơn nữa.
Cá chép Crucian (cá chép vằn) phát âm là /jìyú/ nghe gần giống với từ chúc may mắn, còn cá da trơn /niányú/ lại nghe gần giống từ dư thừa. Chính vì thế, những loại cá này thường được lựa chọn với mong ước về một năm mới đủ đầy.
Sủi cảo – sự sung túc: Với lịch sử hơn 1.800 năm, sủi cảo là một trong những món ăn cổ điển nhất của Trung Quốc, không thể thiếu trong đêm giao thừa.Vào ngày này, sủi cảo thường được nặn hình giống như thỏi bạc bởi truyền thuyết kể rằng bạn ăn nhiều bao nhiêu thì năm mới sẽ kiếm được nhiều tiền bấy nhiêu.
Nem – sự giàu sang: Nem là món ăn thường góp mặt trong lễ hội mùa xuân, đặc biệt phổ biến ở miền Đông Trung Quốc: các vùng Giang Tây, Giang Tô, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hong Kong…
Giống như món nem của Việt Nam, nem của người Trung Quốc cũng có hình trụ dài. Phần nhân bên trong là hỗn hợp đủ các loại thịt và rau củ hấp dẫn, gói bởi một lớp vỏ bánh mỏng rồi chiên đến khi vàng giòn.
Bánh tổ – sự thăng tiến: Đây là công thức bánh truyền thống vào ngày đầu năm mới của người dân quốc gia này. Trong tiếng Trung, bánh tổ có tên là , âm Hán là Niên Cao nên được nhiều người hiểu theo nghĩa là “tăng dần theo năm”. Điều này sẽ mang lại may mắn cho tất cả mọi người.
Thành phần chính của bánh là gạo nếp, đường, gừng… Gạo nếp sau khi xay mịn trộn với đường và nước gừng, gói kín trong lá sen rồi đem hấp đến khi bánh trong lại là được.
Sủi dìn – sự đoàn tụ: Món bánh này là thực phẩm chính cho lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam nước này, người ta ăn sủi dìn trong suốt lễ hội mùa xuân. Cách phát âm và hình tròn của mỗi viên bánh gắn với ý nghĩa về sự đoàn tụ bên nhau. Đó chính là lý do vì sao người Trung Quốc ưa chuộng món ăn này trong dịp năm mới.
Bánh được làm bằng bột gạo nếp, nhân đậu xanh hoặc vừng đen, ăn cùng với nước gừng nóng nên rất hợp với tiết trời hơi se lạnh.
Mì trường thọ – sống lâu trăm tuổi: Đúng như cái tên, mì trường thọ tượng trưng cho mong ước về sức khỏe dồi dào, được sống lâu trăm tuổi của người Trung Quốc.
Bột sau khi nhào được cán mỏng liên tiếp, sau đó cắt thành sợi dài, đan vào thanh gỗ và phơi trong nhiều giờ đồng hồ để trọng lực kéo dài sợi mì hơn nữa. Điều làm nên sự đặc biệt là mỗi bát thường chỉ có một sợi mì rất dài, không bị cắt, ăn kèm với vịt quay, xá xíu hoặc tôm…
Hoa quả – sự đủ đầy: Một số loại trái cây thường được lựa chọn trong dịp đầu năm mới ở Trung Quốc là cam, quýt và bưởi bởi hình dáng tròn đầy và màu vàng đẹp mắt.Quýt và cam được cho là sẽ mang lại may mắn, tài lộc. Bên cạnh đó, việc ăn bưởi vào ngày năm mới này lại có ý nghĩa đem đến sự thịnh vượng, giàu có.
Theo Thoidai.com
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết của tỉnh nào?
Bánh tổ thường được làm từ nếp, đường, gừng, mè... Để làm bánh tổ "đúng điệu", người ta thường dùng đường bát đặc trưng của tỉnh này, cho ra món ăn có màu nâu vàng đẹp mắt. Bánh tổ có vẻ ngoài dân dã, bình dị, được đặt trong lớp lá chuối chồng xéo lên nhau rồi mới đem đi hấp chín.
Video đang HOT
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết
Hỏi:
Bánh tổ mốc là món ăn truyền thống trong ngày Tết của tỉnh nào?
A. Thái Nguyên
B. Cà Mau
C. Đồng Nai
D. Quảng Nam
Đáp án:
D. Quảng Nam
Dù có nhiều tranh luận về nguồn gốc, bánh tổ vẫn là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Nam mỗi dịp Tết đến xuân về, được thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên. Một ưu điểm của bánh tổ là giữ lâu mà không sợ hư, dù xuất hiện mốc vẫn có thể ăn được, chỉ cần gạt bỏ lớp mốc đi. Sau những ngày Tết, người xứ Quảng thường xắt lát bánh tổ, đem chiên rồi mới thưởng thức món ăn ngọt ngào này.
Bánh đậu xanh Hội An, món ngon Quảng Nam
Hỏi:
Bánh đậu xanh Hội An, món ngon Quảng Nam được ưa chuộng trong dịp Tết có điểm đặc biệt nào sau đây?
A. Bánh được hấp dẻo, mềm
B. Bánh có nhân thịt mỡ ở giữa
C. Bánh chỉ có hình vuông
D. Bánh không nhân
Đáp án:
B. Bánh có nhân thịt mỡ ở giữa
Bánh đậu xanh Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam, rất được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán. Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh chỉ đơn giản là đậu xanh, đường... Song, điểm đặc biệt của bánh chính là phần nhân ở giữa, thường làm từ thịt mỡ heo rán vừa lửa, thơm ngậy. Bánh đậu xanh Hội An chắc giòn, có hoa văn đẹp mắt, đem lại đủ cả hai vị ngọt - mặn, vừa bùi vừa béo.
Bánh đậu xanh Hội An (Ảnh: Du lịch).
Hỏi:
Vùng đất Đại Lộc ở Quảng Nam nổi danh với món ăn quen thuộc nào được dùng cả trong ngày thường lẫn dịp Tết?
A. Bánh tráng
B. Bánh dầy
C. Bánh chưng
D. Bánh xoài
Đáp án:
A. Bánh tráng
Vùng đất Đại Lộc ở Quảng Nam từ lâu nổi tiếng với đặc sản bánh tráng. Vào những ngày cận Tết, làng nghề bánh tráng Đại Lộc trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bánh tráng ở đây là loại bánh tráng mỏng dùng để cuốn cá hấp, thịt luộc, các loại rau thơm... chấm mắm. Chỉ đơn thuần làm từ gạo, song những miếng bánh tráng Đại Lộc trắng mịn lại đủ sức cuốn hút cả người dân xứ Quảng lẫn nhiều vùng miền khác trong cả nước.
Bánh tráng (Ảnh: Báo Quảng Nam).
Quảng Nam nổi tiếng với thương hiệu bê thui
Hỏi:
Quảng Nam nổi tiếng với thương hiệu bê thui nào sau đây?
A. Bê thui Cầu Quay
B. Bê thui Cầu Khỉ
C. Bê thui Cầu Mống
D. Bên thui Cầu Kê
Đáp án:
C. Bê thui Cầu Mống
Bê thui Cầu Mống là một đặc sản hấp dẫn ở Quảng Nam, được gọi theo tên một ngôi làng ở Điện Bàn. Thịt bê có màu hồng đào đẹp mắt, chín tái, thêm lớp da vàng giòn nhưng không quá khô. Bê thui Cầu Mống thường được phục vụ cùng bánh tráng mỏng, các loại rau thơm Trà Quế, mắm cái cá cơm, cá nục nguyên chất... Kết hợp tất cả các nguyên liệu, bạn đã có ngay một món ngon địa phương khó lòng chối từ.
Bê thui Cầu Mống (Ảnh: Du lịch).
Bánh tráng nướng kết hợp cùng bánh ướt tạo thành món ăn độc đáo
Hỏi:
Ở Quảng Nam, bánh tráng nướng kết hợp cùng bánh ướt tạo thành món ăn độc đáo nào sau đây?
A. Bánh nhảy
B. Bánh đánh
C. Bánh kẹp
D. Bánh đập
Đáp án:
D. Bánh đập
Bánh đập là một món ăn độc đáo ở Quảng Nam, thành phần chính là bột gạo. Món ăn này là sự kết hợp thú vị giữa bánh tráng nướng giòn rụm và bánh ướt nóng hổi, mềm mướt, thêm chút beo béo của mỡ hành. Thường người ta đặt lớp bánh ướt lên mặt bánh tráng rồi nhanh chóng gập đôi, kẹp bánh lại. Bánh đập sẽ kém ngon hẳn nếu thiếu chén mắm cái, mắm nêm đậm đà, điểm ớt cay nồng.
Loại gia vị góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam
Hỏi:
Loại gia vị nào sau đây góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam?
A. Củ đè
B. Củ nén
C. Củ ép
D. Củ dập
Đáp án:
B. Củ nén
Củ nén, có nơi gọi hành tăm là loại gia vị đặc biệt, góp phần làm nên nét đặc trưng của ẩm thực Quảng Nam. Thăng Bình là vùng đất trồng nén có tiếng ở tỉnh này. Củ nén nhỏ tròn như đầu ngón tay, thơm, mùi thanh và cay hơn hành, tỏi dù cùng họ. Người ta thường dùng nén để khử dầu phụng làm mì quảng, kho cá, ướp thịt... Thậm chí, củ nén còn được xem như một phương thuốc giải cảm hiệu quả.
Củ nén (Ảnh: Du lịch).
Nguyễn Trang
Theo thoidai.com.vn
Vì sao người Jordan ăn cơm chỉ bằng một tay? TĐO-Jordan có những quy tắc ăn uống mà thực khách ghé thăm nên tìm hiểu để hòa nhập cùng người dân địa phương. Món ăn biểu tượng của Jordan là mansaf, món cơm được bày trên đĩa lớn cùng thịt lạc đà hoặc thịt cừu, thịt dê. Mansaf còn có nghĩa là đĩa lớn. Như tên gọi món ăn, phần cơm sẽ được...