7 mẹo giảm cân nhanh chóng cho người mắc bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên chính là chìa khoá để giảm cân khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng việc xây dựng các thói quen này là không hề dễ dàng.
Các chuyên gia đã khuyến cáo các mẹo sau đây để bạn có thể đến gần hơn với một cơ thể khoẻ mạnh.
1. Giảm kích thước bát/đĩa đựng thức ăn hàng ngày
Ảnh: Everyday Health
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia thì việc đặt một lượng thức ăn nhỏ vào chiếc đĩa/bát lớn, bạn sẽ cảm thấy thức ăn không đủ cho một bữa. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác muốn ăn nhiều hơn. Nhưng nếu bạn đặt lượng thức ăn tương tự vào trong một bát/đĩa nhỏ, phần thức ăn sẽ trông nhiều hơn bình thường. Sự khác biệt về kích thước này sẽ giúp bạn có suy nghĩ là mình đã nạp đủ một lượng thức ăn như hàng ngày nhưng trên thực tế là đã giảm bớt khẩu phần ăn.
2. Uống một ly nước lớn trước khi ăn
Ảnh: Everydayhealth.
Uống một ly nước lớn có thể giúp bạn giảm cân khi đang mắc bệnh tiểu đường bởi điều này sẽ khiến bạn không thể ăn quá nhiều trong bữa ăn. Nước sẽ giúp bạn cảm thấy no nhanh hơn. Đây có lẽ là một mẹo khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng ít người biết đến điều này.
Video đang HOT
3. Ghi chép lại những bữa ăn
Ảnh: Everyday Health
Cách viết ra những gì bạn đã ăn có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi và kiểm soát số calo đã nạp vào cơ thể. Khi bạn luôn nhìn thấy khẩu phần ăn của mình bạn sẽ thay đổi được lượng thức ăn mỗi ngày để phù hợp hơn với cơ thể. Và đặc biệt sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường của mình.
4. Thường xuyên di chuyển
Ảnh: Everyday Health
Bạn biết rằng mình cần tập thể dục để giảm cân, nhưng hãy nhớ rằng việc thường xuyên di chuyển mỗi ngày cũng có thể giúp bạn đốt cháy calo. Hãy bắt đầu bằng cách đứng lên. Trong một giờ, người nặng 170 pound đốt cháy ước tính 186 calo khi đứng so với khi ngồi là 139 calo. Sau đó hãy sử dụng nhiều động tác hơn hơn để các bộ phần trong cơ thể được hoạt động.
5. Không xem tivi/điện thoại trong lúc ăn
Ảnh: Everyday Health
Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn trước màn hình với những tác động khác khiến mọi người ăn nhiều hơn, trong khi những người ăn không bị phân tâm sẽ ăn ít hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy việc tập trung lúc ăn cũng là một cách tốt để đạt được cân nặng khỏe mạnh mà không cần phải tính toán lượng calo quá nghiên ngặt.
6. Tập thói quen đi bộ sau khi ăn
Ảnh: Everyday Health
Nếu bạn không có quá nhiều thời gian tập thể dục mỗi ngày thì hãy dành ra 10 phút sau mỗi bữa ăn để đi bộ thư giãn. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt lượng đượng trong máu cũng như việc giảm cân. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những nguời đi bộ 10 phút sau mỗi bữa ăn sẽ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn với những người đi dạo 45 phút các buổi trong ngày.
7. Không giảm cân bằng cách ăn nhịn ăn
Ảnh: Everyday Health
Quá trình giảm cân của người bị tiểu đường không hề đơn giản. Chắc chắn, bạn luôn phải theo dõi lượng calo nạp vào mỗi ngày nhưng không có nghĩa là sẽ ăn rất ít hoặc nhịn ăn. Điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và bạn sẽ ăn quá nhiều sau khi nhịn. Bạn nên cố gắng cân bằng giữa các bữa ăn và kết hợp cùng tập luyện để có một cơ thể khoẻ mạnh nhất.
Người bị đái tháo đường loại 2 nên tránh loại sữa nào?
Đái tháo đường loại 2 là một tình trạng rất nhạy cảm, đồng nghĩa với việc người bệnh rất cần chú ý đến chế độ ăn vì có nhiều loại thực phẩm mà họ nên tránh xa.
Ví dụ, dưới đây là loại sữa mà người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Chỉ một cốc sữa ấm là đủ cho giấc ngủ ngon
Loại sữa mà người bệnh đái tháo đường nên tránh
Là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người mỗi năm, đái tháo đường xảy ra khi đường huyết đạt mức rất cao. Điều này thường xảy ra khi insulin khiến đường huyết hạ xuống không đủ. Do đó, sản sinh không đủ insulin ở tuyến tụy thường dẫn đến đái tháo đường.
Đái tháo đường được đặc trưng bởi cực kỳ mệt mỏi, mờ mắt, giảm cân, cảm thấy rất khát, cảm thấy rất đói, đi tiểu nhiều. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Vì thế, người mắc bệnh đái tháo đường cần điều trị ngay lập tức. Một trong những cách điều trị là tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và thân thiện với bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thực phẩm mà bệnh nhân đái tháo đường nên tránh, chẳng hạn như những thực phẩm có đường. Hơn nữa, vì bệnh nhân đái tháo đường có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim hơn những người khác, nên tốt nhất là tránh xa các sản phẩm sữa hoặc lựa chọn những loại ít béo.
Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên tránh sữa nguyên kem thông thường vì nó có thể làm tăng triệu chứng. Thay vào đó, lựa chọn những loại sữa thay thế như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân. Tuy nhiên, cũng cần tìm những loại sữa không đường.
"Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp người mắc đái tháo đường kiểm soát tình trạng bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Miễn là có tính lượng carbonhydrat trong khẩu phần hàng ngày, người mắc đái tháo đường có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, như sữa, sữa chua và phô mai mỗi ngày. Những thực phẩm nguyên béo có thể làm tăng mức cholesterol trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn so với những loại ít béo hơn", theo Medical News Today.
[Thuốc và dinh dưỡng] Đậu đen - nguồn dinh dưỡng chất lượng cao Đậu đen là loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng trong đời sống hằng ngày cũng như trong các bài thuốc Đông y. Ngày nay, trên mạng xã hội có nhiều thông tin về việc ăn đậu đen để chữa ung thư, cao huyết áp, tiểu đường... Đây là những thông tin chưa được kiểm chứng toàn diện...