7 lợi ích tuyệt vời khi bạn dậy sớm buổi sáng
Dậy sớm vào buổi sáng giúp bạn duy trì chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, làn da và tăng năng suất làm việc.
Nâng cao năng suất làm việc
Buổi sáng là thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày vì đây là lúc bạn đang tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, thời điểm này bộ não của con người đang ở mức tối ưu nhất để đưa ra các quyết định sáng suốt.
Tăng cường sự tập trung
Dậy sớm buổi sáng sẽ giúp tăng cường sự tập trung của bạn. Thói quen này cũng giúp bạn dễ hoàn thành và đạt được thành tích cao hơn trong công việc. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng, những người dậy sớm buổi sáng có xu hướng học tập và làm việc tốt hơn những người ngủ dậy muộn.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Khi cơ thể đã quen với ngủ đúng giờ buổi tối và dậy sớm vào buổi sáng thì việc có được một giấc ngủ sâu, chất lượng khá dễ dàng. Một giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn luôn sảng khoái và tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau.
Giảm căng thẳng
Những người thường xuyên bị căng thẳng sẽ yêu thích không gian yên tĩnh vào sáng sớm. Theo các chuyên gia, thức dậy vào sáng sớm sẽ giúp làm dịu tâm trí của bạn và loại bỏ căng thẳng rất hiệu quả.
Video đang HOT
Duy trì chế độ ăn lành mạnh
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày giúp duy trì hoạt động của cơ thể. Khi thức dậy sớm, cơ thể bạn sẽ quen dần với việc ăn bữa sáng tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thêm thời gian tập thể dục
Một trong những lý do phổ biến nhất của những người lười tập thể dục đó là thức dậy muộn. Theo các chuyên gia, thức dậy vào sáng sớm cho bạn thêm 1 chút thời gian để dành riêng cho việc tập thể dục. Thói quen này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe của bạn.
Cải thiện làn da
Tương tự như tập thể dục và ăn sáng, thức dậy lúc sáng sớm có thể cải thiện làn da của bạn thông qua quá trình hydrat hóa và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, những người dậy sớm buổi sáng thường có thêm thời gian để chăm sóc da như tẩy da chết, dưỡng ẩm và làm sạch da.
Lượng sữa sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân, phát triển tốt nhất?
Nhiều bà mẹ đang cho con bú thường khá lo lắng vì họ không biết lượng sữa cho trẻ sơ sinh như thế nào là đủ. Trẻ sơ sinh đều cần phải bú sữa cho đến khi chúng no và dừng lại khi nhu cầu dinh dưỡng của chúng được thỏa mãn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa mẹ luôn luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đều được khuyên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không bổ sung thêm bất kỳ nguồn thức ăn nào khác do trong sữa mẹ đã bao gồm rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp trẻ tăng đề kháng và phát triển khỏe mạnh.
Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh cũng không giống nhau, thay đổi khác biệt trong từng ngày nên lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi dung nạp vào cơ thể cũng sẽ được thay đổi theo.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, tháng tuổi
Đối với trẻ vừa mới sinh
Khi mới sinh xong, kích thước dạ dày của các bé được hình dung giống như một hạt dẻ hoặc quả cherry (rất nhỏ, thậm chí còn nhỏ hơn) nên mỗi lần bé chỉ cần lượng sữa khoảng từ 30ml rồi dần dần mới tăng lên 60ml, tối đa 90ml (nếu sau khi đã được cho ăn xong mà trẻ vẫn bứt rứt, ọ ẹ, quấy khóc). Mỗi lần cho ăn và sẽ ăn trung bình từ 3-4 giờ trong vài tuần đầu tiên.
Trẻ bú sẽ mẹ thường sẽ bú ít hơn và thường xuyên hơn so với trẻ bú sữa công thức. Với nhiều bà mẹ không có sữa hoặc lượng sữa mẹ quá ít, không cung cấp đủ cho bé bú thì cần phải bổ sung thêm sữa công thức.
Đối với trẻ sơ sinh từ 1-2 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã lớn hơn nên mỗi ngày cần bú từ khoảng 4-5 cữ, lượng bú trung bình sẽ khoảng từ 90-120ml mỗi lần. Đến khoảng 2 tháng tuổi, lượng sữa cho bé sơ sinh sẽ nằm trong khoảng 600-700ml/ngày, có thể chia làm khoảng từ 6-7 lần, mỗi cứ trong khoảng 3-4 tiếng và mỗi lần bé sẽ bú từ 80-100ml. Nếu như vào ban đêm, bé không đòi bú thì mẹ cũng không cần phải đánh thức bé dậy vì nếu đánh thức như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Lượng sữa cho trẻ sơ sinh tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé. (Ảnh minh họa)
Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Bước vào tháng tuổi thứ 3, mỗi bé sơ sinh sẽ cần khoảng 800ml mỗi ngày, chia khoảng từ 5-6 lần/ngày, mỗi lần từ 150ml. Khoảng cách các cữ trong mỗi bữa ăn cũng cần phải được cân chỉnh cho hợp lý, ban ngày có thể cho bú từ 2-3 tiếng một lần và ban đêm khoảng 4-5 tiếng mới cho ăn.
Ở giai đoạn này, ngoài lượng sữa cho trẻ sơ sinh thì mẹ cũng không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa của trẻ làm trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ sơ sinh từ 4-6 tháng
Trong thời kỳ này, mỗi ngày nên cho bé ăn 5 lần, cách nhau 4 tiếng mỗi lần, lượng sữa trong mỗi bữa ăn trong khoảng 20ml. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên cho bé bú quá 1000ml mỗi ngày và quá 250ml trong từng bữa ăn.
Bắt đầu từ cuối tháng thứ 5 đến đầu đến tháng thứ 6 thì mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm dần dần. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sẵn sàng ăn dặm rõ nhất là: thành thạo kỹ năng nắm bắt, phát triển kiểm soát đầu và cơ, lưỡi bắt đầu tự động đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
Đối với trẻ từ 6-9 tháng
Ở giai đoạn này, bé đã bước qua độ tuổi sơ sinh nên mẹ có thể kết hợp 1-2 bữa ăn dặm chính thức, mỗi lần nên cho ăn khoảng 200-250ml và cứ cách 4 tiếng thì ăn một lần.
Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh
Tùy theo thể trạng mà công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh cũng khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng dưới đây để tính toán lượng sữa cho bé sơ sinh hợp lý nhất:
- Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo cân nặng
- Lượng sữa cho bé sơ sinh theo từng tháng tuổi
Trên đây là công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh nhưng mẹ cũng cần phải dựa trên thể trạng cũng như lượng uống của từng bé nữa nhé!
Dấu hiệu nhận biết bệnh gan, thận qua các nếp nhăn trên mặt Không chỉ là dấu hiệu của lão hóa, nếp nhăn cũng là yếu tố cảnh báo tim, gan, thận của bạn đang có vấn đề. Gương mặt là nơi thể hiện sức khỏe của các cơ quan nội tạng. Nếu bạn còn trẻ, tùy thuộc vào vị trí của nếp nhăn trên mặt, bạn có thể phần nào đoán biết được mình đang...