7 lỗi dọn dẹp thường gặp khiến càng dọn nhà càng bẩn, 10 nhà dễ có 9 nhà mắc phải
Dọn dẹp nhà cửa thực sự không phải là một công việc dễ dàng, thậm chí không ít người sau khi dọn dẹp xong mà tình trạng cũng không khá hơn.
Bạn mệt mỏi khi phải dọn dẹp nhà cửa hàng ngày? Tuy nhiên, với không ít người, sau khi dọn dẹp nhà cửa xong mà tình trạng cũng không khá hơn lúc trước khi dọn là mấy. Tại sao vậy? Điều đó có thể là do bạn mắc phải 7 lỗi dọn dẹp phổ biến dưới đây.
1. Dọn dẹp bằng dụng cụ vệ sinh bẩn
Nhiều người mắc phải sai lầm này. Trước khi dọn dẹp nhà cửa, bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả các dụng cụ vệ sinh phải sạch sẽ. Chổi lau nhà phải sạch, chổi quét nhà không được dính đầy tóc, giẻ phải được giặt sạch sẽ và ngay cả máy hút bụi cũng cần phải phải sạch, bên trong không được để rác, bụi từ lần trước.
Nếu không, việc dọn nhà của bạn sẽ trở nên vô ích, bạn mất sức, tốn thời gian mà nhà vẫn bẩn, thậm chí còn bẩn hơn. Nguyên nhân là do khi dụng cụ vệ sinh bẩn, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ lây lan trên khu vực lớn hơn. Không chỉ khiến nhà bẩn hơn mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
2. Không phủi bụi trước khi lau dọn
Nhiều người cho rằng chút nữa cũng sẽ lau, lau ướt rồi thì bụi bẩn sẽ được lấy đi hết nên không cần phải phủi bụi trước khi lau dọn làm gì cho mất công. Nhưng thực tế, việc phủi bụi trước khi lau dọn là rất cần thiết.
Nếu không phủi bụi trước khi dọn dẹp, khi bạn xịt dung dịch tẩy rửa hoặc dùng khăn/chổi ướt để lau, bụi bẩn có thể sẽ dây ra khắp không gian. Có thể bạn sẽ không nhận ra lúc đó, nhưng đến khi khô rồi bạn sẽ thấy bề mặt đó sẽ có những vệt bẩn trông rất khó chịu, thậm chí có cảm giác còn bẩn hơn lúc chưa lau.
Theo các chuyên gia vệ sinh, lau luôn ngay sau khi xịt dung dịch tẩy rửa lên bề mặt không phả là việc làm đúng đắn. Để đảm bảo hiệu quả khử trùng và làm sạch, bạn cần cho dung dịch tẩy rửa một khoảng thời gian để phát huy hết tác dụng của nó.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để bề mặt ướt trong vài phút trước khi dùng khăn lau sạch. Nhất là trên bề mặt bếp, tường bếp, máy hút mùi,… việc để yên dung dịch tẩy rửa trên bề mặt vài phút sẽ giúp vết bẩn mềm ra, dễ dàng hơn khi lau.
Video đang HOT
Đây cũng là một trong những sai lầm khi dọn dẹp khiến nhà càng dọn càng bẩn. Nguyên nhân là do khi lau chùi trên cao, bụi bẩn sẽ rơi xuống dưới.
Nếu bạn lau chùi từ dưới lên trên thì khi lau trên cao, bụi bẩn sẽ rơi xuống dưới, khi đó bề mặt bạn mới lau chùi sẽ lại bị bẩn, khiến bạn tốn công dọn lại lần nữa. Do đó, khi dọn dẹp bạn nên dọn theo trình tự từ trên xuống dưới, tuyệt đối đừng làm ngược lại. Chẳng hạn như bạn hãy quét mạng nhện trước, rồi lau trên đỉnh tủ đi xuống.
Ngoài ra, khi dọn khu vực nào thì bạn nên dọn cho xong nơi đó rồi mới chuyển sang nơi khác. Đừng đang dọn nhà bếp lại chạy ra dọn phòng khách, hay đang cọ toilet lại chạy ra lau bếp,…
5. Dùng chung một chiếc khăn, chổi để lau chùi ở mọi nơi
Một sai lầm phổ biến khác khi dọn dẹp nhà cửa là sử dụng một miếng giẻ để lau trên mọi bề mặt. Mặt bàn, tường bếp đều dùng chung một chiếc khăn đó. Chổi quét trong nhà lại mang ra quét ngoài sân, hay chổi lau trong nhà lại mang ra lau sân, lau chùi phòng tắm,… Đó là điều cấm kỵ.
Ngoài sân hay nhà vệ sinh thường bụi bẩn và có nhiều vi khuẩn hơn. Nếu dùng chung chổi, bụi bẩn và vi khuẩn có thể sẽ lây lan vào trong nhà khi bạn dùng chung chổi để quét nhà. Hay khi lấy khăn lau bếp lau bàn, tủ ở phòng khách, vết dầu mỡ trên khăn có thể lan khắp nơi.
Tốt hơn hết bạn nên sắm chổi riêng, khăn riêng, không nên dùng chung như vậy. Khăn và chổi, dụng cụ vệ sinh khác cũng cần làm sạch sau khi sử dụng và phơi ở nơi thoáng mát.
6. Đổ dầu mỡ xuống cống hoặc bồn cầu
10 nhà thì phải có 9 nhà làm như thế. Họ sẽ chẳng ngần ngại đổ dầu thừa xuống cống hoặc bồn cầu rồi xả nước để chúng trôi đi. Nhưng trên thực tế, cách làm này có hại vô cùng.
Mặc dù dầu mỡ có thể dễ dàng rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng, nhưng một khi dầu mỡ đi xuống cống và đến phần lạnh của đường cống, nó sẽ đọng lại trên thành ống. Theo thời gian, nó sẽ tích tụ lại ngày càng dày, dẫn đến có mùi khó chịu và tắc nghẽn đường cống, khiến nước không thể thoát bình thường được. Đến lúc này, bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí kha khá để khắc phục vấn đề này.
Cách làm đúng là bạn hãy cho phần dầu mỡ thừa vào túi chống thấm và vứt vào thùng rác. Nếu cẩn thận hơn, nồi niêu xoong chảo sau khi nấu bạn có thể dùng giấy vệ sinh lau qua để loại bỏ bớt dầu mỡ rồi hẵng rửa.
7. Môi trường trong nhà không được thông thoáng
Nếu bạn sử dụng sản phẩm tẩy rửa có chứa amoniac hoặc thuốc tẩy, hãy đảm bảo toàn bộ ngôi nhà được thông gió tốt. Bởi khí bay hơi có thể gây kích ứng đường hô hấp của con người ở một mức độ nào đó. Cách tốt nhất là mở cửa sổ hoặc bật máy lọc không khí ngay sau khi dọn dẹp.
Hơn nữa trong trường hợp bình thường, giữ môi trường thông thoáng sau khi dọn dẹp cũng có thể giúp chất lượng không khí trong nhà tốt hơn. Hơi ẩm còn sót lại nhanh bay hơi hơn.
Cô gái thuê nhà 50m2 gần 7 triệu/tháng rồi đầu tư 25 triệu cho nội thất
Dù quan tâm đến không gian, trang trí nội thất, không thể bỏ qua yếu tố an toàn khi thuê nhà, đặc biệt nếu bạn ở 1 mình.
Mai Hương
Đầu tư, chăm chỉ tìm kiếm những món đồ nội thất phù hợp
Mai Hương (23 tuổi) đang là chủ cửa hàng kinh doanh thời trang online, freelance về thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung trên MXH. Hiện cô bạn đang thuê hộ 50m2 gồm 2 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh, có ban công mini tại Thanh Xuân, Hà Nội và đang sống 1 mình. Tổng chi phí thuê hàng tháng khoảng 6,6 triệu/tháng trong đó tiền thuê nhà là 5,6 triệu đồng.
Mai Hương thuê nhà gần như hoàn toàn trống, chỉ có sẵn bếp, điều hòa, bình nóng lạnh và 2 tủ quần áo. Sau đó, cô bạn đầu tư nội thất khoảng 25 triệu đồng, mua từ rất nhiều nguồn. Có món cô bạn mua từ các sàn thương mại điện tử, có sản phẩm tìm trên Google, và những đồ đặt làm riêng. Bên cạnh đó, có những món cô bạn mua từ khi còn ở căn nhà cũ nhưng vẫn yêu thích nên đã chuyển nó đến nhà thuê mới.
"Đây là căn nhà mới hoàn toàn, lúc mình ký hợp đồng là còn chưa hoàn thiện 100%. Chủ nhà làm kiến trúc sư nên thiết kế rất hợp lý, màu sắc của nội thất cơ bản cũng trang nhã nên mình đã quyết định thuê luôn. Cũng có nhiều căn nhà với đầy đủ nội thất nhưng mình không thích màu sắc và thiết kế của những món nội thất đó. Do vậy, ngay từ đầu tiêu chí mình đặt ra là nhà trống để mình có thể tự decor theo mong muốn".
Mai Hương trang trí nhà theo phong cách đơn giản, trang nhã với tông màu trắng và gỗ sáng làm chủ đạo. Cô bạn cho rằng theo thời gian có lẽ sở thích trang trí sẽ thay đổi, do vậy Mai Hương ưu tiên chọn lựa những món đồ tối giản, độ bền cao và có giá trị sử dụng lâu dài. Cô bạn thường tìm cảm hứng về decor nhà qua các video ở trên mạng, hoặc trên Pinterest.
"Ví dụ như khi muốn mua 1 chiếc ghế sofa, mình sẽ tham khảo trên mạng rất nhiều ngày để biết là bản thân ưng dáng sofa như nào nhất, màu sắc thế nào. Sau đó, mình tìm mua chiếc sofa như thế, nếu không có chỗ nào bán sẽ tìm nơi đặt làm. Hơn thế nữa, tổng số tiền mình chi cho nội thất cũng không nhỏ. Do đó mình không mua hết được toàn bộ cùng một lúc. Cứ một khoảng thời gian khi tìm được đồ thích hợp và phù hợp với ngân sách thời điểm đó là mình mua. Căn nhà hiện tại của mình được lấp đầy sau một khoảng thời gian".
Không gian nhà Mai Hương thuê
Kinh nghiệm thuê nhà khi sống 1 mình
Với lựa chọn sống 1 mình, cô bạn chia sẻ rằng điều này phù hợp công việc hiện tại của bản thân. Mặc dù ở cùng bạn bè sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ, công việc của Mai Hương hầu như là ở nhà toàn thời gian nên việc chia tiền điện nước sinh hoạt cũng sẽ khó khăn nếu như bạn đi làm cả ngày. Chưa kể là lối sống của mỗi người lại khác nhau.
"Mình là người chú trọng đầu tư vào decor không gian sống khá nhiều, nhưng chưa chắc bạn mình cũng như vậy. Do đó, mình cũng không thể yêu cầu bạn bè chia tiền để mua những món đồ nội thất theo sở thích của mình. Vì vậy mình nghĩ tìm 1 căn nhà phù hợp với tài chính cá nhân và ở 1 mình. Đồng thời nếu bạn bè thích, họ vẫn có thể ghé qua chơi với mình bất cứ lúc nào".
Theo Mai Hương, ưu điểm của việc ở 1 mình là có thể sống theo đuổi lối sống yêu thích mà không làm mất lòng ai. Cô bạn cũng phải học cách tự giác, có trách nhiệm với chính cuộc sống của bản thân, như việc dọn dẹp chẳng hạn.
"Mình đã từng đi thuê nhà 3 lần, kinh nghiệm của mình là nhà nên thoáng, không có ban công thì tối thiểu cần phải có cửa sổ, có nhà vệ sinh riêng, được chủ động về thời gian ra vào. Và đặc biệt yếu tố tiên quyết là phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy cũng như có lối thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn", Mai Hương chia sẻ về tiêu chí chọn nhà.
Một số không gian nhà trong nhà
Khi sống một mình, hỏa hoạn cũng là một trong những điều cô bạn lo lắng nhất. Tuy nhiên, khi sống ở đây cô bạn vô cùng yên tâm vì chủ nhà rất cẩn thận. Mỗi phòng đều có chuông báo cháy, trước cửa phòng thì có 1 bình cứu hỏa, và mỗi người đều được phát 1 mặt nạ phòng độc. Chủ nhà cũng dặn dò cô bạn về một lối thoát hiểm qua ban công nhà hàng xóm ở ngay tầng trên. "Vì vậy, điều mình cần phải làm chỉ là không sử dụng bếp ga hay các vật liệu dễ gây cháy nổ. Đồng thời trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy để giữ an toàn cho bản thân".
Cuối cùng, qua trải nghiệm cá nhân, những bạn trẻ đang chuẩn bị thuê nhà, đầu tiên các bạn nên vạch ra những khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Nó bao gồm tiền sinh hoạt, tiết kiệm, tiêu xài cá nhân.
Sau đó, xác định những tiêu chí cho căn nhà bản thân muốn thuê như: giá thuê, nhà vệ sinh khép kín hay nhà vệ sinh chung, có ban công hoặc cửa sổ, có sẵn đồ đạc hay không,... Hãy đi xem càng nhiều nhà càng tốt, có thể tìm trên Google, hoặc các hội nhóm MXH, không nên tìm qua môi giới. "Mình đã từng chi tiền cho môi giới và kết quả là bị lừa. Lý tưởng nhất vẫn là tìm nhà gần trường học, nơi làm việc và phải đảm bảo an ninh, an toàn. Và quan trọng nhất là phải đọc kỹ hợp đồng trước khi thuê nhà để đảm bảo quyền lợi cho chính mình".
Dọn dẹp phòng khách theo 7 cách này để có không gian gọn và đẹp Khách ghé thăm nhà chắc hẳn sẽ phải khen ngợi bạn đấy. Phòng khách là nơi tiếp đón bạn bè, người thân tới thăm nhà. Cuối tuần rồi bạn hãy bắt tay vào dọn dẹp để có một không gian phòng khách gọn gàng, tinh tế mà sức lưu trữ vẫn được tận dụng tối đa. 1. Giữ các bề mặt trống Không...