7 loại rau củ giàu protein không kém gì thịt, cá thậm chí còn nhiều hơn
Rau củ quả không chỉ cung cấp vitamin hay chất xơ mà còn có thể cung cấp protein cho cơ thể không hề kém thịt, cá.
Rau là một trong những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Khi nói đến rau, ấn tượng đầu tiên của nhiều người là chúng cung cấp vitamin phong phú, còn nếu muốn bổ sung protein thì cần thịt, cá.
Trong thực tế, có không ít loại rau củ quả có chứa hàm lượng protein cũng ngang với thịt và đôi khi còn nhiều hơn cả thịt.
Những loại rau giàu protein hơn cả thịt
1. Nấm
Hàm lượng protein của nấm nhiều hơn rau quả bình thường gấp 3-6 lần và có chứa 18 loại amino axit – nguồn xây dựng cơ bắp và tế bào.
Nấm tươi có hàm lượng protein lên đến 1,75%-3,63% còn nấm khô có hàm lượng protein thường là 19%-40%. Ví dụ, hàm lượng protein của nấm sò tươi là 3,63%, hàm lượng protein của nấm sò khô đạt 37%.
Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng phong phú, nấm còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong nấm có chứa polysaccharides giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chống ung thư, kiểm soát lipid máu.
2. Rong biển
Cá không phải là thực phẩm có lợi duy nhất từ đại dương có chứa nhiều protein. Rong biển cũng được coi là thực phẩm rất giàu protein mà bạn có thể ăn, đặc biệt là rong biển khô. Chỉ cần 10g rong biển khô đã chứa 8g protein (và chỉ có 40 calo) nên rất tốt cho sức khỏe mà không làm bạn tăng cân.
Đáng chú ý là hàm lượng protein của rong biển sẽ thay đổi trong mùa. Hàm lượng protein trong rong biển vào cuối mùa đông và mùa xuân sẽ có hàm lượng cao hơn so với vào mùa hè .
Video đang HOT
Ngoài protein, rong biển giàu chất xơ, iốt hữu cơ, natri alginate và các thành phần khác, giúp làm sạch dạ dày, tăng tốc độ trao đổi chất glucose, đóng một vai trò trong việc ổn định lượng đường trong máu.
3. Đậu nành
Đậu phụ, tempeh (món ăn đặc trưng của Indonesia) và đậu nành Nhật (đậu nành lông) đều có nguồn gốc từ đậu nành, một nguồn protein phong phú. Một chén đậu nành có khoảng 31g protein. Ngoài protein, cả ba loại đậu này đều chứa sắt, canxi.
Bên cạnh đó, đậu nành Nhật cũng rất giàu folate, vitamin K và chất xơ. Còn tempeh chứa một lượng tốt men vi sinh, vitamin B và khoáng chất như magiê và phốt pho.
4. Đậu lăng
Một chén đậu lăng nấu chín có gần 18g protein – nhiều hơn lượng trong một chiếc bánh hamburger. Đậu lăng cũng chứa một lượng carbs được tiêu hóa chậm, và một cốc đậu lăng khoảng 240 ml cung cấp khoảng 50% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày của bạn.
Hơn nữa, loại chất xơ được tìm thấy trong đậu lăng đã được chứng minh là nuôi các vi khuẩn tốt trong ruột kết của bạn, thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Đậu lăng cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, béo phì và một số loại ung thư
5. Đậu đen
Một chén đậu đen có chứa 15g protein, nhiều hơn hàm lượng protein trong một đùi gà. Đậu đen không chỉ là một nguồn protein tuyệt vời, mà chúng còn là một nguồn chất xơ và vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa đậu đen còn ít chất béo và không có cholesterol.
6. Đậu xanh
Những hạt đậu xanh nhỏ thường được phục vụ như một món ăn phụ chứa 9g protein cho mỗi cốc nấu chín (240 ml).
Hơn thế nữa, một khẩu phần đậu xanh còn chứa hơn 25% nhu cầu chất xơ, vitamin A, C, K, thiamine, folate và mangan hàng ngày của bạn. Đậu xanh cũng là một nguồn cung cấp chất sắt, magiê, phốt pho, kẽm, đồng và một số vitamin B khác.
7. Rau bina
Không có gì ngạc nhiên khi một hộp rau bina tương đương với gần 5 gram protein. Rau bina còn là một nguồn folate tuyệt vời, giúp cho các tế bào khỏe mạnh và sức khỏe sinh sản. Không cần bột protein khi bạn có rau bina trong sinh tố của bạn.
Protein trong động vật hay thực vật tốt hơn?
Lượng protein trong rau quả là protein thực vật, và protein trong thịt, trứng và sữa là protein động vật, và thành phần axit amin của protein động vật gần với cơ thể con người hơn, vì vậy nhiều người nghĩ rằng protein động vật tốt hơn protein thực vật.
Các protein khác nhau trong cơ thể con người bao gồm hơn 20 axit amin, 9 trong số đó không thể được tổng hợp bởi cơ thể con người và phải được lấy thông qua thực phẩm.
Trong khi protein động vật chứa tất cả các axit amin thiết yếu, và tỷ lệ hấp thụ có thể hơn 90%; protein thực vật vẫn còn thiếu một số loại axit amin thiết yếu, tỷ lệ hấp thụ chỉ 40% .
Dù tỷ lệ hấp thụ protein động vật cao, nhưng có những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bạn ăn quá nhiều thịt động vật. Thức ăn từ động vật thường chứa quá nhiều calo, chất béo, cholesterol, ăn nhiều sẽ không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, mà còn làm tăng sự đa dạng của các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh ba cao (huyết áp cao, .
Vì vậy, đối với một số bệnh nhân béo phì có bệnh tim mạch, khi cần thiết phải kiểm soát lượng thịt, có thể chọn thực phẩm giàu protein từ thực vật. Tất nhiên, vẫn nên duy trì lượng protein động vật một cách thích hợp.
Minh Minh (Dịch từ Sohu, Healthline)
Theo Khám phá
5 điều đại kỵ khi ăn cà chua
Nhiều bà nội trợ cứ nghĩ cà chua là một thực phẩm bổ dưỡng nhất với sức khỏe nên cho gia đình ăn thật nhiều mà không biết tránh những cấm kỵ dưới đây.
Theo thống kê, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, B6, C, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, các axid oxalic... Do đó, chúng rất thích hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Song khi ăn cà chua, bạn tuyệt đối tránh những lưu ý dưới đây:
Ăn quá nhiều: Cà chua là thực phẩm dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bởi thế nhiều bà nội trợ thường lạm dụng cho cà chua vào tất thảy món ăn hàng ngày. Nhưng điều này không nên. Lý do vì cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic. Những axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào cơ thể có thể gây nên bệnh sỏi thận.
Không ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Để trang trí món ăn, nhiều người thường kết hợp cà chua và dưa chuột. Nhưng điều này cũng không nên. Bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Kết hợp 2 thực phẩm với nhau, những vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo sẽ làm giảm tác dụng của cà chua đối với sức khỏe.
Không nên ăn cà chua khi đói: Những lúc đói bụng, bạn không nên ăn cà chua. Vì trong cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, 1 lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Không ăn cà chua trước bữa ăn: Do chứa một lượng lớn axit oxalic, cà chua được ăn trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu. Bạn chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn. Khi ấy các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.
Không ăn cà chua xanh: Khi ăn cà chua bạn cũng không nên ăn sống hoặc ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn. Bởi vì các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Phương Anh (T/h)
Theo doisongphapluat
8 loại rau củ giàu protein nhất cho người ăn chay Hầu hết mọi người không nghĩ rằng rau là một nguồn protein chính, nhưng thực chất có nhiều loại rau củ giàu protein, đủ để cung cấp nhu cầu protein hàng ngày cho những người ăn chay. Đó là gì? Nếu bạn là người ăn chay hay chọn phương pháp ăn chay để giảm cân, thì việc quan trọng đó chính là chọn...