7 kiểu người có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất cao
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh đang dần trẻ hóa và tỷ lệ người mắc bệnh cũng tăng lên theo từng năm. Do đó, phái nữ cần chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng cách đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất một lần hàng năm.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh không quá xa lạ đối với phái nữ, đặc biệt nó còn đang tăng dần lên mỗi năm, điển hình ở những nước đang phát triển. Người trẻ cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này và dưới đây là 7 kiểu người có mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất cao. Nếu bạn thuộc một trong những nhóm người sau thì đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng đi khám để biết rõ hơn về tình hình sức khỏe của mình.
1. Người có nhiều “bạn tình”
Ngày nay, tình dục đã trở thành chủ đề cởi mở và được mọi người mang ra bàn tán nhiều hơn. Đó cũng là lý do vì sao nhu cầu của phái nữ dần có sự thay đổi, có những khao khát mới từ nhiều người “bạn tình” khác nhau. Tuy nhiên, việc có nhiều “bạn tình” lại tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tương đối cao. Do mỗi người sẽ có một cách giao hợp khác nhau và việc quan hệ thô bạo hay tần suất quá dày đặc từ nhiều người “bạn tình” có thể làm tổn thương tử cung của phái nữ theo thời gian.
2. Người được chẩn đoán nhiễm virus HPV
Sự xuất hiện của ung thư cổ tử cung có mối liên quan mật thiết đến nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, những người bị lây virus Human papillomavirus – HPV từ đối tác thường dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn.
Đây là loại virú gây ra mụn cóc sinh dục ở vùng kín và hiện tại vẫn chưa có liệu pháp nào điều trị triệt để. Vậy nên, nữ giới cần chủ động đi xét nghiệm Pap định kỳ hàng năm để theo dõi và tầm soát nguy cơ mắc phải căn bệnh này từ sớm.
3. Người quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi)
Quan hệ tình dục không an toàn chính là nguyên nhân hàng đầu khiến các cô gái dễ có nguy cơ nhiễm virus u nhú HPV. Nguy hiểm hơn, chúng cũng chính là thủ phạm gây ra các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của tử cung.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu đã cho thấy, HPV có hơn 100 loại nhưng có tới khoảng 14 loại sẽ gây nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Chủng HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng có khả năng gây ung thư cổ tử cung cao nhất.
Với những bạn trẻ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) thì nguy cơ nhiễm HPV sẽ cao hơn so với những người đã trưởng thành. Do đó, nếu bạn thuộc trường hợp này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ bởi HPV thường không có dấu hiệu cụ thể và đôi khi còn bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường.
4. Người sinh đẻ nhiều lần
Việc trải qua kỳ sinh nở nhiều lần cũng là một yếu tố có thể gây tổn thương cổ tử cung của phái nữ rất cao. Khi mang thai nhiều lần, sức đề kháng của cổ tử cung theo thời gian sẽ giảm dần và kéo theo đó là tình trạng rối loạn chức năng.
5. Người hút thuốc nhiều
Những cô nàng thích hút thuốc hay thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc mỗi ngày cũng là đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Về lâu dài, đây là thói quen gây suy giảm khả năng miễn dịch và làm tăng cao nhiều loại bệnh trong các cơ quan nội tạng.
6. Người bị béo phì, thừa cân
Nghe có vẻ vô lý nhưng béo phì và ung thư cổ tử cung lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những người thừa cân, béo phì thường có lớp mỡ trong các phần mô nạc, từ đó sẽ làm tăng nồng độ insulin và khiến một số bệnh ung thư phát triển, trong đó có cả ung thư cổ tử cung.
Các mô mỡ ở những người béo phì thường tạo ra lượng hormone estrogen cao hơn, tạo tiền đề cho ung thư vú và ung thư cổ tử cung hình thành. Vì thế, các chị em không được chủ quan nếu thuộc trường hợp này và cần có hành động đi khám sớm để ngăn không cho chúng phát triển thêm.
7. Người bị viêm nhiễm phụ khoa
Nếu từng được chẩn đoán mắc bệnh phụ khoa, đặc biệt là bệnh xói mòn cổ tử cung thì phái nữ cần khẩn trương đi xét nghiệm Pap ngay. Bởi lúc này, cổ tử cung đang bị tổn thương nghiêm trọng và nguy cơ mắc bệnh có thể cao hơn 5 – 10 lần so với người bình thường.
2 loại vaccine phòng ung thư cổ tử cung
Vaccine Gardasil và Cervarix phòng virus HPV với lịch tiêm hai hoặc ba mũi, dành cho nữ khoảng 9 tuổi đến 26 tuổi.
Virus HPV (human papillomavirus) có nhiều loại khác nhau, trong đó, một số loại gây ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn, phổ biến là HPV 16 và 18. Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, ngoài ra có thể lây khi dùng chung dụng cụ cắt móng tay, đồ lót...
Để phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý về đường sinh dục, bác sĩ khuyến cáo nữ giới nên tiêm vaccine để phòng bệnh. Hiện vaccine phòng HPV thường được sử dụng tại Việt Nam như vaccine Gardasil (Mỹ), Cervarix (Bỉ). Hai loại vaccine này có một số sự khác biệt về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, độ tuổi và lịch tiêm chủng.
Vaccine HPV giúp phòng ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý do virus human papillomavirus gây ra. Ảnh: Shutterstock.
Vaccine Gardasil
Vaccine HPV tứ giá Gardasil phòng 4 tuýp virus HPV gồm 6, 11, 16 và 18. Vaccine này được chỉ định cho trẻ em, phụ nữ trong độ tuổi 9-26 để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục, bệnh lý do nhiễm virus HPV.
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu 2 tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Gardasil có thể dùng cùng thời điểm với các vaccine viêm gan B tái tổ hợp; vaccine liên hợp não mô cầu nhóm A, C, D; vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.
Theo Trung tâm giáo dục vaccine, Bệnh viện Nhi Philadelphia (Mỹ),nam giới cũng có thể gặp một số vấn đề do virus HPV gây ra như mụn cóc ở hậu môn, bộ phận sinh dục; ung thư hậu môn... Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vaccine Gardasil cho cả nam và nữ vì có thể giúp nam giới phòng ngừa một số bệnh này.
Vaccine Cervarix
Vaccine HPV nhị giá Cervarix phòng ngừa ung thư cổ tử cung với 2 tuýp virus HPV phổ biến là 16 và 18. Trẻ em, phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi có thể tiêm vaccine Cervarix.
Lịch tiêm gồm 3 mũi với mỗi liều 0,5 ml. Mũi một lần đầu tiêm. Mũi 2 cách mũi đầu một tháng. Mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng.
Cervarix có thể tiêm đồng thời với vaccine kháng nguyên bạch hầu - uốn ván - ho gà vô bào (dTpa), vaccine bại liệt bất hoạt (IPV), vaccine phối hợp dTpa-IPV, vaccine viêm gan A (bất hoạt) (HepA), vaccine viêm gan B (rDNA) (HepB) và vaccine phối hợp HepA-HepB.
Vaccine Cervarix với lịch tiêm 3 mũi cho trẻ em, phụ nữ từ 10 đến 25 tuổi.
Vaccine phòng HPV có hiệu quả cao, được ghi nhận an toàn bởi các cơ quan uy tín của Mỹ như Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV sớm vì sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch. Phụ nữ đã quan hệ tình dục, từng nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vaccine. Hiện nay, vaccine HPV ở nước ta có thể tiêm theo hình thức dịch vụ.
Nữ giới không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không mang thai, không đang điều trị các bệnh cấp tính... đều có thể đủ điều kiện tiêm vaccine, thông thường sẽ không cần xét nghiệm trước khi tiêm.
Nếu phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành ba mũi tiêm thì cần hoãn tiêm chủng và hoàn tất lịch tiêm sau khi sinh con.
Ung thư cổ tử cung đang trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh, số người mắc cao thứ 2 sau ung thư vú: Cảnh báo 3 hành động làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ước tính có khoảng 500.000 bệnh nhân ung thư cổ tử cung mới trên toàn thế giới mỗi năm. Trong những năm gần đây, ung thư cổ tử cung có xu hướng trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh và trở thành loại ung thư cao thứ hai sau ung thư vú, đe dọa sức khỏe của phụ nữ! Những thay đổi ung...