7 giải pháp đột phá trong giáo dục nghề nghiệp
Năm 2019, công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tiếp tục được Bộ LĐ-TB&XH coi là khâu đột phá của ngành, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Xuân mới, phóng viên Báo Lao động và Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN.
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN.
* 2019 được xem là năm thành công đối với GDNN. Ông có thể điểm lại những dấu ấn nổi bật của công tác GDNN trong năm qua?
- Năm 2019, nhiều chính sách, pháp luật về GDNN tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang, cơ chế cho đổi mới nâng cao chất lượng GDNN. Nổi bật là một số chính sách, quy định được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi và Bộ luật Lao động (sửa đổi)… Tổ chức thành công Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” – Skilling up Việt Nam; hội thảo quốc gia VEC 2019 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”.
Tham gia kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 năm 2019 được tổ chức từ ngày 16 đến 28/8/2019 tại Kazan Liên bang Nga. Kết quả, đoàn Việt Nam lần đầu tiên giành 1 Huy chương Bạc và được trao 8 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Năm 2019, chất lượng GDNN tăng 13 bậc theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tuyển sinh đạt 2.338 nghìn người, đạt 103,5% kế hoạch năm, bằng 105,8% so với năm 2018; trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 568 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.770 nghìn người.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp kể từ khi hệ thống GDNN được thống nhất quản lý về Bộ LĐ-TB&XH, ngành đạt vượt chỉ tiêu về tuyển sinh. Trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm, có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/tháng…
Truyền thông GDNN lan tỏa tích cực, thu hút ngày càng nhiều người học và sự quan tâm của doanh nghiệp, của xã hội; ứng dụng CNTT trong quản lý và kết nối doanh nghiệp được tăng cường.Hội thi thiết bị đào tạo tự làm lần thứ 6 năm 2019 diễn ra từ 8 đến 12/9/2019 tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Có 58 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia Hội thi, với 396 thiết bị của 216 cơ sở GDNN… Hội thi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của một “sản phẩm” theo đúng nghĩa sản phẩm thương mại có thể sản xuất đại trà và bán ra thị trường…
Triển khai thành công chương trình đào tạo chất lượng cao với 12 chương trình đào tạo chuyển giao từ Úc. Tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới là một trong nhiều nội dung góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Sinh viên sau tốt nghiệp được cấp 2 bằng của Việt Nam và của Úc có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp FDI, hoặc tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động kỹ sư hoặc liên thông lên đại học ở nước ngoài…
Video đang HOT
Tăng cường hợp tác quốc tế cũng là một trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDNN. Việc tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia có hệ thống GDNN tiên tiến, nghiên cứu vận dụng có chọn lọc các mô hình đào tạo nghề từ các quốc gia đó vào điều kiện thực tế tại Việt Nam là hướng đi đúng đắn của ngành GDNN trước yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế…
*Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là hoạt động trọng tâm. Năm 2019 ngành đã đẩy mạnh các chương trình ký kết hợp tác với doanh nghiệp, ông đánh giá thế nào về kết quả của hoạt động này?
- Thực hiện Chương trình công tác năm 2019, nhằm thúc đẩy hoạt động gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động, Tổng cục GDNN đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiều hoạt động để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngay từ đầu năm, Tổng cục GDNN đã chủ động ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội; xây dựng và thúc đẩy các chương trình phối hợp công tác với các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp, tập đoàn lớn và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Trong năm vừa qua, việc gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhìn nhận của doanh nghiệp về GDNN đã có những chuyển biến tích cực thể hiện trong việc hợp tác hiệu quả giữa các doanh nghiệp, hiệp hội… với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp và tại các cơ sở GDNN. Các địa phương đã quan tâm đến hoạt động gắn kết với doanh nghiệp; các cơ sở GDNN đã chủ động hơn, thuận lợi hơn khi tìm đến doanh nghiệp; các doanh nghiệp đã tích cực hơn trong việc tiếp cận, tìm đến các nhà trường.
Các kết quả hoạt động nói trên bước đầu tạo nên sự chuyển biến về chất lượng GDNN, gắn đào tạo với việc làm, với thị trường lao động. Đây là minh chứng cho cơ chế phối hợp hiệu quả 3 bên: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp đang được vận hành hiệu quả trong thực tiễn phát triển và nâng cao chất lượng GDNN.Hoạt động ký kết hợp tác với doanh nghiệp được diễn ra sôi nổi.
Riêng tại Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” tháng 11/2019 tại Hà Nội, đã có 30 tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia ký kết, hợp tác trong các hoạt động GDNN, cùng nhau đào tạo và cung ứng hàng trăm ngàn lao động. Trước đó, đã có chục văn bản hợp tác được ký kết với Tổng cục GDNN. Hiện Tổng cục GDNN đã và đang cụ thể hóa các chương trình ký kết thành các kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng năm và theo từng giai đoạn. Hầu hết các cơ sở GDNN đều có ký kết hoặc chương trình phối hợp trong đào tạo và tuyển dụng.
Tổ chức nhiều cuộc hội thảo về gắn doanh nghiệp với GDNN; quyền lợi, trách nhiệm của DN tham gia vào hoạt động GDNN… Kết quả đã tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong suốt quá trình tuyển sinh, đào tạo, đánh giá và việc làm sau tốt nghiệp.
*Công tác tuyển sinh GDNN cũng là một dấu ấn trong năm qua. Theo ông công tác này đang có những thuận lợi, khó khăn gì và những giải pháp khắc phục khó khăn trong thời gian tới?
- Có thể nói chuyển biến rõ nét nhất trong công tác tuyển sinh những năm qua là sự thay đổi trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương và của toàn xã hội về vấn đề học nghề, lập nghiệp, qua đó tác động đến công tác tuyển sinh của các trường TC, CĐ trong hệ thống GDNN.
Tuy nhiên, công tác tuyển sinh trong năm qua cũng còn gặp khó khăn, đó là: Tuyển sinh trình độ đại học khá dễ (số lượng các trường ĐH lớn, chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh kéo dài cả năm nên thu hút phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT vào học đại học) tạo áp lực cho cơ sở GDNN trong công tác tuyển sinh; nhiều địa phương quá tập trung đầu tư cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, tốt nghiệp THPT vào đại học; đầu tư cho GDNN còn hạn chế; công tác hướng nghiệp, phân luồng trong các trường THCS, THPT chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao; chất lượng đầu vào của học sinh vào GDNN mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung còn thấp; năng lực đào tạo của một số cơ sở GDNN còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành chưa được chú trọng đầu tư; có những cơ sở GDNN chưa hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp.
Để thực hiện tốt công tác tuyển sinh trong thời gian tới, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN; tổ chức tốt công tác tuyển sinh tại các địa phương, cơ sở GDNN; gắn kết tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm; hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đào tạo…
*Năm 2020, ngành sẽ thực hiện những giải pháp đột phá nào để tiếp tục phát triển GDNN?
- Để tiếp tục phát triển GDNN, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và xã hội theo hướng bền vững, hội nhập, Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể: Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng nhất là các điều kiện về chương trình, về nhà giáo, cán bộ quản lý; về cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với đặc thù Việt Nam và tiếp cận các nước trong ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20;
Gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động GDNN; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm và nhu cầu đào tạo; trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, trong đó tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN; xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN;
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, theo đó rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN theo hướng chuẩn hóa, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng GDNN, triển khai mô hình quản lý, quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực về quản lý và bảo đảm chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động….
*Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng, chúc ngành GDNN năm mới tiếp tục gặt hái nhiều thành công!
Theo baodansinh
Phân luồng chưa hiệu quả, nhiều trường nghề khó tuyển sinh
Theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt dẫn đến việc tuyển sinh của nhóm trường trung cấp vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cần chú trọng công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh
Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), 6 tháng đầu năm 2019, công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhiều khởi sắc, nhiều trường cao đẳng tuyển sinh đã đạt đủ chỉ tiêu, có được điều này là do chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã được cải thiện.
Cụ thể, ước tuyển sinh 6 tháng đầu năm khoảng 1.081 nghìn người, đạt 48% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 112 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 969 nghìn người.
Tuy nhiên, do công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông còn chưa được thực hiện tốt theo yêu cầu của Chỉ thị 10 và Quyết định 552/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến công tác tuyển sinh các nhóm trường Top dưới, các trường trung cấp vẫn khó khăn.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Hồng Minh, từ ngày 01/7/2019 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, theo đó các trường Đại học sẽ không tham gia tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng... những điều này sẽ tạo cơ hội cho giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, phân luồng thu hút người học tham gia vào giáo dục nghề nghiệp thuận lợi hơn.
Cho nên, trong thời gian còn lại của năm 2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ rà soát công tác chuyên môn, tập trung thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2019, trong đó tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với tổng số lượng tuyển sinh dự kiến là 2.260 nghìn người.
Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp và giáo dục nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững; chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Vận hành tốt bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Theo anninhthudo
Giáo dục nghề nghiệp năm 2019: Chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực nâng cao Giáo dục nghề nghiệp năm 2019 đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục được nâng cao; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tổng Cục Thống kê...