7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021

Theo dõi VGT trên

dịch bệnh Covid-19, Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế – ISEF năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Mỹ. 7 dự án của Việt Nam tham gia Hội thi này.

7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021 - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tặng quà các học sinh Việt Nam dự thi ISEF năm 2021.

Lễ khai mạc Hội thi tại Việt Nam diễn ra sáng 3/5. Dự khai mạc có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành – Chủ tịch Hội đồng thi ISEF 2021 Việt Nam; đại diện lãnh đạo một số vụ, cục thuộc Bộ GD&ĐT; đại diện lãnh đạo địa phương, Sở GD&ĐT, trường THPT có học sinh dự thi và thí sinh có dự án dự thi.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chúc mừng 14 học sinh xuất sắc, đại diện cả nước tham dự ISEF 2021.

Theo Thứ trưởng, từ năm 2006, Bộ GD&ĐT, Intel và Vifotec đã có bước chuẩn bị đầu tiên để nghiên cứu, triển khai Hội thi Intel ISEF tại Việt Nam. Sau thời gian chuẩn bị, triển khai thí điểm, tháng 5/2009 tỉnh Lâm Đồng đại diện cho Việt Nam cử đoàn 3 học sinh tham dự Intel ISEF tại Hoa Kỳ.

7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021 - Hình 2

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ khai mạc.

Hội thi khoa học và kỹ thuật quốc tế (ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia của Hoa Kỳ, do Hiệp hội khoa học và cộng đồng sáng lập, tổ chức lần đầu tiên vào năm 1950. Năm 1958, Hội thi này lần đầu tiên trở thành Hội thi khoa học, kỹ thuật quốc tế với sự tham gia của Nhật Bản, Canada và Đức. Từ 1997, tập đoàn Intel là nhà tài trợ chính và từ đó Hội thi mang tên Intel ISEF. Khi Intel không còn đồng hành, Hội thi mang tên ISEF.

Năm 2012, Bộ GD&ĐT lần đầu đứng ra cùng một số sở GD&ĐT chọn cử dự án nghiên cứu khoa học tham gia Intel ISEF. Và dự án của 3 học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam dự thi đã đoạt giải Nhất lĩnh vực Điện và Cơ khí.

Liên tục từ đó đến nay, hằng năm Việt Nam đều cử học sinh tham dự Intel ISEF và năm nào cũng là một trong số các quốc gia có học sinh đoạt giải. Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học nhận được sự tham gia tích cực của 63 tỉnh thành trên cả nước.

Khẳng định ý nghĩa của Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học và Hội thi ISEF trong đổi mới giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết đây là một sân chơi cạnh tranh khốc liệt.

“Chỉ 25% dự án tham gia ISEF có giải; với tỷ lệ này, khoảng 1.500 dự án dự thi năm nay sẽ có 375 dự án giành giải. Hy vọng với sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo, đầy trách nhiệm của những người liên quan trong tổ chức Hội thi; quyết tâm cao của các Sở GD&ĐT, nhà trường; tạo điều kiện, đồng hành của cha mẹ học sinh; đặc biệt là nỗ lực của thí sinh trong thời gian qua, các dự án Việt Nam tham gia ISEF sẽ đạt được kết quả như mong muốn.” – Thứ trưởng tin tưởng.

7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021 - Hình 3

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành dặn dò thí sinh trước Hội thi.

Năm nay, đoàn Việt Nam đăng kí tham gia ISEF với 7 dự án thuộc 7 lĩnh vực dự thi trên tổng số 21 lĩnh vực của ISEF 2021.

Đây là những dự án đoạt giải Nhất của Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021 diễn ra tại Thừa Thiên Huế từ ngày 25-27/3/2021, đã được đánh giá qua vòng thi lựa chọn đội tuyển thi ISEF 2021.

Trước đó, cả 7 dự án của Việt Nam vượt qua vòng thẩm định hồ sơ của Hội đồng thẩm định do ISEF 2021 và đủ điều kiện tham gia ISEF 2021. Các dự án hiện có gian trưng bày ảo theo quy định của Ban tổ chức ISEF 2021 trên hệ thống https://projectboard.world/.

Video đang HOT

7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021 - Hình 4

Em Lê Ngọc Minh Thư, học sinh lớp 12D4 Trường THPT Việt Đức – đại diện cho học sinh 7 đội Việt Nam tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021 phát biểu tại lễ khai mạc.

Đại diện cho học sinh 7 đội tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021, em Lê Ngọc Minh Thư, học sinh lớp 12D4 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội chia sẻ: Hội thi ISEF là sân chơi ý nghĩa cho chúng em tập dượt nghiên cứu khoa học và biết vận dụng khoa học vào thực tiễn để có những sản phẩm thiết thực ứng dụng cho cộng đồng; đồng thời khơi dậy được niềm đam mê, tinh thần sáng tạo.

“Qua các vòng thi cấp thành phố, quốc gia, chúng em thấy mình ngày càng trưởng thành, tự tin hơn. Vượt qua nhiều sản phẩm khoa học, chúng em trở thành 7 đội giành chiến thắng cao nhất tại Việt Nam để lọt tiếp vào vòng thi quốc tế.

Niềm vinh dự này vừa là cơ hội vừa là thử thách. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng hết sức mình để làm rạng danh màu cờ sắc áo Việt Nam, không phụ sự yêu quý, động viên, hỗ trợ của nhà trường, thầy cô, gia đình” – thí sinh Lê Ngọc Minh Thư nêu quyết tâm.

7 dự án của học sinh Việt Nam tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021 - Hình 5

14 học sinh Việt Nam có dự án tham gia ISEF 2021.

Tham gia ISEF 2021 có khoảng 1.500 dự án, 2.000 thí sinh đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ban giám khảo của ISEF 2021 bao gồm hơn 1.000 giáo sư, nhà khoa học của trường đại học; kỹ sư và nhà khoa học công nghệ, đại diện của các trung tâm, cơ quan nghiên cứu tư nhân và liên bang; nhà nghiên cứu y tế, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và học viên cao học đến từ các quốc gia trên toàn thế giới, bảo đảm đủ điều kiện theo quy định của ISEF 2021.

Ban giám khảo chịu trách nhiệm chấm điểm các dự án theo từng lĩnh vực phù hợp với chuyên môn và sẽ lựa chọn các giải thưởng chính của ISEF 2021.

Ngoài ra, còn có các tổ chức khoa học, doanh nghiệp sẽ cử các giám khảo riêng để lựa chọn các giải thưởng đặc biệt do tổ chức, doanh nghiệp trao.

Được biết, tổng giá trị giải thưởng dành cho ISEF 2021 là hơn 5 triệu USD được cấp dưới dạng học bổng, tài trợ thực tập và phần thưởng.

Lịch thi trực tuyến cụ thể của đoàn Việt Nam

Thứ Hai, ngày 3/5/2021

Khoa học xã hội và hành vi (BEHA) – Sở GD&ĐT Lào CaiToán (MATH) – Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế

Thứ Ba, ngày 4/5/2021

Y sinh và Khoa học sức khỏe (BMED) – Sở GD&ĐT Hà NộiKỹ thuật Y sinh (ENBM) – Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh

Thứ Tư, ngày 5/5/2021

Cơ khí chế tạo (ENMC) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Thứ Năm, ngày 6/5/2021

Hóa học (CHEM) – Sở GD&ĐT Thanh HóaKhoa học Vật liệu (MATS) – Trường ĐHSPHN

Thời gian thi theo giờ Việt Nam của từng dự án sẽ được chỉ định trong 3 khung giờ do ISEF 2021 quy định.

Nhiều điểm "lạ" trong cuộc thi Khoa học của học sinh phổ thông

Có quan điểm cho rằng một vài đề tài "quá sức" với các con, hoặc những đề tài đó như đã nghe thấy ở "đâu đấy", hoặc như đã được trao giải tại một kỳ thi nào đó.

"Với góc độ là một phụ huynh có con đã từng đi thi, một giáo viên và giờ là tư cách một nhà quản lý thì tôi thấy cuộc thi Khoa học Kĩ thuật cấp Quốc gia học sinh Trung học phổ thông cũng đã tạo ra một sân chơi nếu "đúng nghĩa" nó sẽ rất bổ ích cho học sinh.

Như tiêu chí của cuộc thi là khuyến khích các con nghiên cứu khoa học, say mê tìm tòi sáng tạo, từng bước làm quen dần với một phương pháp học tập mới không phải là thầy đọc trò ghi. Các con từ lý thuyết ra thực hành, nếu chúng ta thực hiện được theo đúng ý nghĩa ban đầu thì tôi thấy cực kỳ bổ ích cho các con. Cá nhân tôi rất ủng hộ cuộc thi này.

Qua báo chí tôi thấy có một số đề tài rất hay, đề tài nho nhỏ phù hợp với lứa tuổi và suy nghĩ của các con, phù hợp với đặc điểm của vùng miền nơi các em sinh sống, đây là một yếu tố quan trọng và rất thực tế", nhà giáo Trần Thùy Dương - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam đã chia sẻ như vậy khi trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Nhiều điểm lạ trong cuộc thi Khoa học của học sinh phổ thông - Hình 1

Nhà giáo Trần Thùy Dương: "Có đề tài khi nghe các con thuyết trình tôi thấy quá vĩ mô. Vậy nên chúng ta phải là người định hướng cho các con và đặc biệt là ban giám khảo cần cho các con thấy được đề tài này đang quá sức". Ảnh: Tùng Dương.

Trước những quan điểm cho rằng có một vài đề tài "quá sức" với các con, hoặc những đề tài đó giống như đã nghe thấy ở "đâu đấy", hoặc như đã được trao giải tại một kỳ thi... nào đó rồi, về vấn đề này, cô Dương chia sẻ:

"Chuyên môn của tôi không phải là những môn khoa học, chế tạo, hóa sinh, nhưng tôi cũng có "cảm giác" rằng đây đó cũng có một số đề tài khi đọc qua thì người lớn cũng hơi "giật mình" bởi những đề tài đó mang tầm vĩ mô.

Có lẽ một đứa trẻ với thời gian trong khoảng 1 năm học thì rất khó có thể hoàn thiện được đề tài khoa học đó, kể cả một nghiên cứu sinh thực hiện cũng rất khó. Điều này theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào thầy cô hướng dẫn và đặc biệt là ban giám khảo khi chấm điểm tại các cuộc thi này.

Thời gian qua có nhiều dư luận xôn xao trước những hiện tượng "lạ" trong cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông có xuất hiện hàng loạt đề tài đao to búa lớn, quá tầm đối với học sinh.

Với một số dự án nghiên cứu của học sinh phổ thông đạt giải thì nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đó cho biết: Đối với những vấn đề này đến thầy cô của các em còn không hiểu. Nghiên cứu này phải là những tập thể, những người có kiến thức chuyên môn đầy đủ, nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học Y khoa với chương trình đại học và sau đại học, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

Học sinh có tham gia đề tài khoa học đó thì chỉ là cộng sự sau khi các em đã được huấn luyện kỹ về một nội dung nào đó. Tôi thấy có chuyên gia nhận định: Nhiều khả năng đó là sản phẩm của thầy, chuyên gia và không biết có phải là số liệu trung thực của nghiên cứu hay không? Các em học sinh lên đọc tại cuộc thi nhưng chắc chắn không thể hiểu được thấu đáo đề tài này".

Đề tài nghiên cứu "tầm cỡ" của học sinh sẽ thành tiền lệ xấu?

Theo cô Dương: "Tôi đọc báo thấy không ít những học sinh phổ thông đã có sản phẩm, đề tài nghiên cứu về ung thư tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật và đạt giải, đã được chọn đi thi thi quốc tế? Vậy rất cần làm rõ có hay không đó sản phẩm của người lớn làm hộ để các em đi thi.

Với tôi đây là cuộc thi cấp Trung học phổ thông nhưng cũng rất cần những tiêu chí đánh giá cụ thể, ban giám khảo là những người có chuyên môn hơn ai hết về lĩnh vực đó và dễ dàng đánh giá, nhận biết được được đề tài khoa học đó của người lớn, hoặc đã nằm trong luận án thạc sỹ, tiến sỹ của ai đó, và cũng có thể đã được trao giải tại một cuộc thi nào đó? Có chăng chỉ khác tên đề tài mà thôi.

Trên thế giới thì việc sao chép ý tưởng, đề tài, sử dụng đề tài ...đã được công bố thì đó là một lỗi rất nặng. Tôn chỉ của chúng ta đưa ra là thi và chấm ý tưởng của các con, chấm xem ý tưởng đó có cơ hội để phát triển ra những đề tài sau này áp dụng vào cuộc sống hay không? Tiếp đó là người lớn và các chuyên gia sẽ nghiên cứu phát triển thêm cho hoàn thiện.

Trên đấu trường quốc tế thì ban giám khảo và các chuyên gia chấm điểm đều dựa vào tiêu chí đó, chấm điểm ý tưởng. Ý tưởng đó phải giúp gợi mở ra những đề tài nghiên cứu sau này, đó là điểm hay nhất của cuộc thi.

Các con học sinh chưa có kinh nghiệm nhưng lại có sự sáng tạo của những đứa trẻ, còn nếu bây giờ chúng ta chấm điểm các con phải ra được một sản phẩm có tác dụng cụ thể thì theo tôi chi phí phòng thí nghiệm nó sẽ quá lớn đối với cả một công ty chứ chưa nói đến một trường phổ thông.

Với những đề tài nào đó "quá sức" học sinh, ở tầm "vĩ mô" mà vẫn được chấp nhận thì đó sẽ là một tiền lệ xấu, nhiều em học sinh ở các tỉnh, thành phố khác nhìn và học theo rằng cũng phải có những đề tài nghiên cứu khoa học tầm vĩ mô hoặc những đề tài tốn kém thì mới dám đi thi thì đó cũng là một sự lãng phí".

Theo cô Dương: "Các em học sinh tham gia cuộc thi này tôi thấy các con thực sự có đam mê, nghe cách trình bày, diễn giải, cách phát triển...thì tôi chắc chắn đó là ý tưởng của các con chứ không phải của "người lớn".

Nhưng cũng có đề tài khi nghe các con thuyết trình tôi thấy quá vĩ mô. Vậy nên chúng ta phải là người định hướng cho các con và đặc biệt là ban giám khảo cần cho các con thấy được đề tài này đang quá sức.

Nếu chúng ta định hướng tốt, thì trong những năm tiếp theo học sinh sẽ bám lấy những định hướng đó để rồi cho ra những ý tưởng, những đề tài phù hợp, thực tế theo tiêu chí đề ra.

Nhiều thầy ở bậc tiến sỹ, bậc đại học thường có tầm nhìn rộng, bao quát vấn đề, mà các thầy hỏi, chấm điểm ở một cái "tầm" như vậy thì con trẻ sẽ dần dần bị nâng lên theo, cứ bị với cao mãi rồi "đây đó" sẽ nảy sinh ra những đề tài không phù hợp, quá cao siêu thiếu thực tế. Thậm chí đưa đề tài ra chấm điểm xong về cất đi vì không thể áp dụng hay phát triển thêm được. Đó cũng là lãng phí mà còn tạo tiền lệ không hay".

Nhiều điểm lạ trong cuộc thi Khoa học của học sinh phổ thông - Hình 2

Những học sinh trong Câu lạc bộ Bobotis Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam thỏa sức sáng tạo tại phòng nghiên cứu của trường. Ảnh: Tùng Dương.

Cá nhân tôi rất ủng hộ cuộc thi này

Có dư luận cho rằng có thể một vài đề tài của "người lớn" nhưng để các em đứng tên mang đi dự thi? Cô Dương nói: "Nếu như có thật chuyện đó xảy ra thì thứ nhất sẽ làm mất lòng tin của những học sinh có sức sáng tạo.

Trẻ con dù có sáng tạo đến mấy thì cũng vẫn là trẻ, không thể có sự chín chắn, thực tế hoặc những kiến thức uyên thâm. Còn không thì đâu cần ai cũng phải học lên đại học nếu như ở tầm các con đã có những suy nghĩ và đề tài "tầm cỡ" như vậy?

Mục đích của chúng ta là khuyến khích sự say mê sáng tạo của các con mà nếu để tình trạng như vậy thì đâu còn ý nghĩa. Chúng ta luôn dạy học trò phải thật thà thì chúng ta cũng cần phải nghiêm túc thực hiện việc đó để làm gương cho các con noi theo".

Cô Dương chia sẻ thêm: "Hiện nay có một điều rất mừng là học sinh trường Ams theo tôi quan sát thấy các con rất đam mê khoa học, các con tự thành lập các Câu lạc bộ Robot, Câu lạc bộ nghiên cứu Khoa học, Câu lạc bộ Thiên văn, Câu lạc bộ Thiết kế Đồ họa...đó thực sự là sở thích của các con và cũng đã đạt được nhiều thành tích nhất định.

Trong thời gian tới, ban giám hiệu nhà trường mong muốn những câu lạc bộ này không chỉ mang tính chất sở thích, cũng như hoạt động theo kiểu phong trào mà nó sẽ là định hướng phát triển năng khiếu của học sinh.

Ví dụ Câu lạc bộ Thiên văn có thể của những em chuyên môn Vật lý hay Toán học, chúng tôi sẽ đầu tư mời thầy để huấn luyện các con từ niềm đam mê đó phát triển thành kỹ năng cao hơn.

Các con rất thích học đi liền với thực hành, như vậy sẽ không còn cảm thấy áp lực với lý thuyết mà sẽ trở nên yêu thích môn học hơn. Tôi cũng mong rằng sẽ khuyến khích niềm đam mê khoa học của các con thể hiện qua các câu lạc bộ như vậy chứ không phải vì áp lực tham gia chỉ để lấy giải.

Việc học mà không có đam mê thực sự thì các con khó mà giỏi được, vậy muốn giỏi thì trước hết phải tạo cho các con niềm đam mê".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đau khổ vì không thể về chịu tang khi vợ đột ngột qua đời, sau khi nói chuyện điện thoại với con gái, tôi căm hận tột cùng

Góc tâm tình

06:59:29 06/11/2024
Thật không ngờ trong khi tôi lăn lộn làm ăn thì ở nhà, vợ ngoại tình với người đàn ông khác. Tôi lấy vợ được 6 năm, hiện tại chúng tôi có một bé gái vừa tròn 5 tuổi.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.

Khởi tố đối tượng đăng hơn 300 bài viết xuyên tạc trên Facebook

Pháp luật

06:49:30 06/11/2024
Đối tượng Lê Mạnh đã sử dụng Facebook cá nhân đăng tải hơn 300 bài viết sai sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm các nguyên lãnh đạo.

Động thái của Huyền Lizzie và Phanh Lee giữa nghi vấn xích mích nghỉ chơi

Sao việt

06:45:51 06/11/2024
Phanh Lee chia sẻ khoảnh khắc trong bữa tiệc mừng sinh nhật bạn thân. Huyền Lizzie cũng xuất hiện trong sự kiện đặc biệt này

Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt

Sao châu á

06:42:22 06/11/2024
Điền Hi Vi và Vương Hạc Đệ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu Đêm hội Weibo 2024 . Cả hai được khen đẹp như một cặp hoàng tử và công chúa.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

Tin nổi bật

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"

Tv show

06:13:29 06/11/2024
Lần đó tôi về quê biểu diễn, bà con ùa lên sân khấu mấy trăm người để tặng hoa tôi, tới mức sập sân khấu. Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

06:04:02 06/11/2024
Đây là một món ăn nhẹ lý tưởng cho bữa sáng, bữa xế chiều hoặc bất kỳ lúc nào bạn muốn thưởng thức một món ăn ngon miệng và dễ làm.

Liên hoan phim Berlin rời bỏ mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk

Hậu trường phim

06:02:16 06/11/2024
Liên hoan phim Berlin đưa ra quyết định rời khỏi nền tảng mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk sau động thái tương tự của giám đốc Liên hoan phim Venice, Alberto Barbera.

Nữ luật sư lên tiếng về tin đồn hẹn hò Johnny Depp

Sao âu mỹ

06:00:36 06/11/2024
Luật sư của Johnny Depp, Camille Vasquez nói cô thấy tài tử phim Cướp biển vùng Caribe đáng yêu nhưng anh không phải là mẫu người cô muốn hẹn hò.

Qatar trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ bầu cử Quốc hội

Thế giới

05:48:43 06/11/2024
Chính quyền Qatar gọi đây là "cuộc thử nghiệm" và đề xuất thay đổi Hiến pháp. Theo đề xuất, toàn bộ số ghế trong Hội đồng Shura sẽ lại do Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani bổ nhiệm.