7 điều làm học sinh trung học hối tiếc nhất
Khi rời trường trung học phổ thông, có nhiều điều khiến bạn phải hối tiếc và muốn làm lại.
1. Không có nhiều bạn hơn
Một số bạn cảm thấy hối tiếc khi không có nhiều bạn hơn trong trường đại học. Nhiều bạn chỉ dành hầu hết thời gian cho nhóm bạn thân của riêng mình mà không kết bạn mới, tìm hiểu và quan tâm tới những người khác trong lớp, trong trường. Nhiều bạn cựu học sinh sẽ cảm thấy hối tiếc khi không tìm hiểu được những điều thú vị khi kết bạn với nhiều bạn bè hơn. Thu Phương (cựu THPT Yên Hòa) tâm sự: “Trong lớp, mình chỉ chơi thân với 4 bạn nên khi ra trường, mình hầu như không còn liên lạc với các bạn khác nữa.”
2. Không chăm chỉ học hành
Chúng ta thường không nhận ra và đánh giá đúng sự lười biếng của bản thân cho đến khi cầm được bảng điểm vào cuối kỳ hoặc thi trượt. Trong quá trình học phổ thông, chắc chắn rất nhiều bạn đã từng nói chuyện trong giờ học, ngủ gật trong lớp, không làm bài tập, hay đơn giản là dành nhiều thời gian để chơi game hoặc ngủ thay vì học bài chăm chỉ. Sau các kỳ thi, rất nhiều cựu học sinh đã thể hiện sự hối tiếc khi học tập không đủ chăm chỉ, nhưng có lẽ sự hối tiếc đó đã muộn.
3. Không ưu tiên cho hoạt động thể chất
Video đang HOT
Khi là học sinh trung học phổ thông, bạn đang ở đỉnh cao của sức khỏe và vẻ đẹp, nên nhiều bạn không dành sự ưu tiên cho các hoạt động thể chất. Thu Trà (cựu học sinh THPT Đống Đa chia sẻ: “Mình hay bạn bè rất ít khi tập thể dục. Nếu muốn giảm cân, nhiều bạn đã chọn cách nhịn ăn, thay vì năng vận động, rèn luyện thân thể”. Một điều mà các bạn không hề để ý rằng, các hoạt động thể chất lành mạnh góp phần duy trì hệ miễn dịch, tăng cường sự trao đổi chất cũng như hỗ trợ sự phát triển vóc dáng của các bạn sau này.
5. Chạy theo số đông
Sống trong môi trường có nhiều bạn học sinh giống như là nguyên nhân chính hình thành tâm lý đám đông. Rất nhiều bạn học sinh đã cùng nhau lăng xê một kiểu tóc, một mẫu quần áo, hay một thú vui nào đó. Nhiều bạn học sinh đã cảm thấy hối tiếc khi không thể bước ra ngoài đám đông đó, và không thể hiện được cá tính của riêng mình.
6. Không đủ yêu thương, chăm sóc với gia đình
Tâm sinh lý thay đổi ở tuổi dậy thì khiến bạn có khá nhiều bất đồng với cha mẹ và các anh chị em trong gia đình. Bạn từ chối nghe những lời khuyên từ cha mẹ, bạn không muốn đỡ đần cha mẹ? Bạn tị nạnh những công việc nhà nhỏ nhất với các anh chị em? Bạn chỉ mong chờ đến ngày được đi học đại học để rời xa gia đình. Tuy nhiên, khi vào đại học, bạn sẽ cảm thấy hối tiếc vô cùng với những suy nghĩ bồng bột và nông nổi đó. Chỉ có khi rời xa gia đình bạn mới nhận ra, chỉ có gia đình mới là những người yêu thương, quan tâm, chăm sóc, ở bên bạn vô điều kiện.
7. Không có tình yêu thời áo trắng
Trong những tháng ngày học trung học, nhiều bạn học sinh quá tập trung vào học tập hoặc nghĩ rằng chưa đến lúc để có thể yêu một ai đó nên tiếp tục sống 1 mình trong suốt quãng thời gian học THPT. Tuy nhiên, đây là một điều mà nhiều bạn sinh viên cảm thấy hối tiếc nhất, vì tình yêu thời áo trắng là thứ tình cảm trong sáng, vô tư nhất khác hẳn với tình yêu thời sinh viên khi hai bạn đã bắt đầu phải suy nghĩ và lo lắng cho tương lai.
Theo Trithuctre
Người sống sót vụ đắm phà ám ảnh cảnh nước cuốn trôi các học sinh
Một người sống sót trong thảm họa chìm phà ngoài khơi Hàn Quốc cho biết anh đã nhìn thấy các học sinh bị mắc kẹt tại khu vực nhà ăn, nơi nhiều người bị nước cuốn đi và vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng này.
Anh Eun-su Choi.
Eun-su Choi, một tài xế xe tải, cũng miêu tả việc anh phải thực hiện một quyết định đau đớn là cứu sống chính mình khi chiếc phà bị lật và cảnh nước cuốn các học sinh đi trong khi anh đang cố gắng cứu họ.
"Chúng tôi đang cố gắng kéo họ lên... nhưng rất khó khăn. Sau đó chúng tôi quyết định trèo lên và giờ đây tôi hối tiếc vì điều đó".
Anh Choi đã đi phà từ Incheon ở tây bắc Hàn Quốc tới đảo Jeju ở miền nam hàng trăm lần. Trong chuyến đi định mệnh này, anh vừa ăn sáng và lên boong để hút thuốc thì thảm họa xảy ra.
"Phà đột ngột bị nghiêng và bắt đầu chìm. Các công-ten-nơ hàng bắt đầu rơi xuống biển và tôi nhận ra rằng chúng tôi sắp bị lật úp".
"Tôi đang bám vào lan can. Tôi đã cố gắng cứu một số học sinh tại nhà ăn. Họ bị ngã khuỵu gối và đang bị xô đẩy tại khu vực bàn thu ngân".
"Chúng tôi đang cố gắng kéo họ lên bằng vòi cứu hỏa, nhưng rất khó để giải cứu họ. Sau đó chúng tôi quyết định trèo lên và giờ tôi hối tiếc vì điều đó.
Choi cho hay bạn anh đã cố gắng kéo một bé gái 6 tuổi tới nới an toàn sau khi cô bé được bố mẹ và các hành khách khác truyền tay từ bên trong phà ra ngoài.
Theo anh Choi, bố mẹ và các hành khách, vốn không sống sót trong thảm họa, là "những người dũng cảm nhất".
Tất cả những người mà anh nhìn thấy đã trợ giúp bé gái đề bị nước cuốn đi, anh Choi nhớ lại.
Chiếc phà Sewol đã gặp nạn vào sáng ngày 16/4 khi đang di chuyển từ cảng Incheon tại tây bắc Hàn Quốc tới hòn đảo nghỉ dưỡng Jeju ở miền nam.
Giới chức Hàn Quốc cho biết 476 người đã có mặt trên phà, trong số đó 179 người đã được cứu sống. Tính tới ngày 23/4, tổng cộng 128 người được xác nhận đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và gần 200 người vẫn đang mất tích.
Theo Dantri
Nhiều học sinh đánh giá đề Toán năm nay khá khó Khoảng 17h ngày hôm nay (23/6), hơn 70.000 thí sinh tại Hà Nội đã hoàn thành môn thi Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015. Hôm nay (23/6), hơn 70.000 học sinh Hà Nội đã bắt đầu bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015. Sau khi hoàn thành môn Ngữ văn vào buổi...