7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu hụt collagen cần bổ sung gấp
Thiếu hụt collagen không chỉ khiến làn da của phụ nữ nhăn nheo, chảy xệ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp.
Collagen là một loại protein đặc biệt vì nó được ví như “keo dính” kết nối các mô liên kết trong cơ thể thành một cấu trúc hoàn chỉnh. Collagen có ở khắp các bộ phận trong cơ thể mà nhiều nhất là ở da.
Tuy nhiên, collagen cũng giống như các tế bào khác, theo thời gian nó sẽ bị già hóa và mất dần. Điều này khiến cơ thể trở nên yếu, đặc biệt là làn da xuống cấp nặng nề và khiến bạn nhanh già hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu hụt collagen.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt collagen cần bổ sung gấp.
1. Da xấu đi
Nếp nhăn xuất hiện là do làn da mất độ đàn hồi, kết quả trực tiếp của việc mất collagen. Mặc dù nếp nhăn không nhất thiết có nghĩa là thiếu hụt collagen, đây có thể là triệu chứng nếu bạn phát hiện ra chúng khi còn trẻ. Điều này là do 70-80% da của bạn bao gồm collagen.
Do đó, sự thiếu hụt collagen có nghĩa là cơ thể sẽ không thể tự phục hồi nhanh chóng, vì collagen còn có trách nhiệm chữa lành vết thương hoặc hỗ trợ các cơ quan quan trọng khác.
2. Đau cơ, khớp
Một loại collagen mà cơ thể sản xuất nằm trong khớp và đĩa đệm. Nó giúp đệm và bảo vệ cả hai bằng cách tạo sụn. Khi lượng collagen này bị suy giảm đáng kể, nó có thể dẫn đến viêm, cứng và đau khớp.
Video đang HOT
Nếu là người năng động và thường xuyên tập thể dục, bạn sẽ quen với những cơn đau nhức kèm theo khi phục hồi cơ. Collagen có tác dụng phục hồi và giúp cơ bắp dẻo dai. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu hụt collagen, điều đó có thể khiến quá trình phục hồi cơ bắp kéo dài, đồng thời tăng nguy cơ mất khối lượng cơ bắp.
Collagen có trong các nang tóc, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho mái tóc khỏe mạnh. Giống việc chữa lành vết thương, thiếu hụt collagen có nghĩa là quá trình phân phối này diễn ra chậm hơn nhiều, khiến mái tóc trông mỏng và xỉn màu hơn.
Ngoài ra, thiếu hụt collagen có nghĩa là cơ thể không thể chống lại các gốc tự do tốt như trước đây. Điều này có thể dẫn đến kết cấu của tóc bị phá hủy, góp phần làm cho tóc mỏng và kém bóng hơn.
4. Thị lực kém
Trong giác mạc có nhiều collagen giúp thị lực phát triển và nhìn rõ hơn. Nếu thiếu hụt collagen thì mắt thường xuyên xuất hiện những hiện tượng như kho rát, mờ mắt, nhìn kém,… Những dấu hiệu này xuất hiện cũng là dấu hiệu báo rằng bạn cần phải bổ sung collagen ngay. Tình trạng thiếu hụt collagen diễn ra lâu ngày có thể gây đục màng thủy tinh thể ở mắt và ảnh hưởng lớn đến thị lực.
Vì collagen tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp da hồi sinh nhanh chóng khi bị tổn thương. Nếu bạn thiếu hụt collagen trong khi cơ thể có các vết thương có thể khiến chúng lâu lành, thậm chí dễ để lại sẹo thâm.
Đây là lúc mà bạn cần mau chóng bổ sung collagen cho cơ thể bằng cách sử dụng viên uống bổ sung collagen hoặc ăn các loại thực phẩm giàu collagen như cà chua, dưa hấu, cam, dâu tây, việt quất, cá hồi, cá mòi, cá thu, đậu nành,… Việc bổ sung này sẽ giúp các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh hơn.
6. Tụt huyết áp
Các thành mạch máu được cấu tạo từ collagen nên nếu hàm lượng collagen bị sụt giảm thì cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lưu lượng máu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số biến chứng thất thường liên quan đến huyết áp thấp như mệt mỏi, chóng mặt, đau ngực, đau đầu thường xuyên,…
7. Dễ mắc bệnh nha chu
Thiếu collagen, răng miệng của bạn dễ mắc các bệnh về nha chu. Collagen tồn tại nhiều trong thành phần của lợi và mang công dụng như một tố chất đề kháng giúp răng tránh các bệnh về nha chu. Do đó, nếu răng miệng của bạn dễ chảy máu chân răng, viêm lợi, sưng lợi… thì rất có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt collagen trầm trọng.
Dấu hiệu cảnh báo não có vấn đề nguy hiểm cần đi khám ngay
Nếu bạn thường xuyên có biểu hiện dưới đây thì cần phải đi khám não khẩn cấp nếu không sẽ gặp nguy hiểm.
Rối loạn trong trí nhớ hoặc suy nghĩ
Bác sĩ Schwartz nói rằng mặc dù khối u có thể gây ra những thay đổi lớn trong hành vi hoặc tính cách của một người, nhưng có những dấu hiệu mà đôi khi bạn không nhận ra. Nhiều người có khối u trong não thường gặp vấn đề trong việc ghi nhớ mọi thứ, thường cảm thấy bối rối hoặc gặp tình trạng phải suy nghĩ nhiều dù đó là vấn đề ít kịch tính.
Tê chân tay hoặc phần cơ thể nào đó
"Mất cảm giác ở một phần cơ thể hoặc khuôn mặt của bạn là điều cần chú ý. Đặc biệt nếu khối u tạo thành trên thân não - nơi mà não của bạn kết nối với tủy sống - bạn có thể bị mất cảm giác hoặc có những những chuyển động vụng về hết sức", bác sĩ Schwartz nói.
Co giật
Bất kể khối u loại nào thì biểu hiện đầu tiên dễ cảm nhận được là bạn sẽ xuất hiện triệu chứng co giật. Bác sĩ Schwartz cho biết, do sự chèn ép của khối u lên các tế bào thần kinh nên đôi khi xuất hiện tình trạng co giật cơ, nặng hơn có thể gây động kinh.
Tùy thuộc vào vị trí của khối u mà bạn có thể bị co giật toàn cơ thể, một ít ở các chi hoặc một phần cơ mặt.
Buồn nôn và nôn
Khó chịu dạ dày và buồn nôn không rõ nguyên nhân, có thể do khối u não ác tính. Nôn mửa do áp lực gia tăng trong não. Nếu nôn và buồn nôn đi kèm với hoa mắt, chóng mặt, thì đây có thể là dấu hiệu của khối u. Khi những cử động đột ngột, như trở mình đột ngột trên giường gây nôn mửa thì tốt hơn là nên kiểm tra khối u ung thư.
Mờ mắt
Mắt bạn bắt đầu nhìn không rõ hình ảnh, nói cách khác là nhìn mờ. Nếu triệu chứng này gia tăng theo thời gian, không thể khắc phục khi đeo kính thì đó là lúc bạn phải đi khám sức khoẻ não. Ngoài ra, nhìn đôi cũng là triệu chứng cần lưu ý. Triệu chứng bệnh phụ thuộc rất nhiều vào vị trí khối u được hình thành. Nếu khối u được hình thành gần dây thần kinh thị giác có thể khiến thị lực của bạn bị suy giảm.
Anh ruột của cặp song sinh thiên thần: Thị lực kém nhưng học rất giỏi Mới đây, câu chuyện về cặp song sinh thiên thần da trắng, tóc vàng Tâm chị - Tâm em đã thu hút sự chú ý lớn từ dư luận. Thế nhưng ít ai biết rằng, anh ruột của cặp song sinh cũng có ngoại hình đáng yêu tương tự, hiện đang sống ở quê nhà với bà tại Sóc Trăng. Ba anh em...