7 đặc sản nhất định phải thử khi đến Mù Cang Chải
Không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang rộng mênh mông, Mù Cang Chải (Yên Bái) còn gây thương nhớ du khách bởi những món ăn dân dã vùng Tây Bắc.
Cốm Tú Lệ được mệnh danh là “tinh hoa ẩm thực” của Tây Bắc. Món ăn làm từ giống gạo nếp Tan Lả có hạt to tròn, hương vị thơm ngon, nổi tiếng. Quy trình làm cốm rất công phu, người dân tộc Thái nơi đây phải thu hoạch từ khi lúa chỉ mới khum ngọn, còn nguyên sữa. Thức quà dẻo thơm mang đậm hương vị núi rừng này thích hợp đem về làm quà tặng cho bạn bè và người thân sau chuyến đi. Ảnh: Amthuc365.
Chỉ khi đến Mù Cang Cải, du khách mới có cơ hội nếm thử món xôi nếp Tú Lệđược ngâm và đồ bởi dòng nước từ con suối đầu nguồn trên đỉnh Khau Phạ. Món ăn gắn với truyền thuyết của một nàng tiên nữ đã mang những mầm giống hạt nếp thơm xuống những cánh đồng nơi đây. Bên cạnh đó, bạn không thể bỏ qua xôi ngũ sắc, món ăn độc đáo mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp đối với con người Tây Bắc. Ảnh: Blog Vexere.
Nhộng ong rừng xào mùng là món ăn bổ dưỡng và hiếm có bởi nguyên liệu chính không phải mùa nào cũng xuất hiện. Thời điểm thuận lợi để lấy được những con nhộng ngon là từ tháng 4 đến tháng 8 khi ong rừng bắt đầu làm tổ và sinh sản. Món ăn chỉ hoàn hảo khi phần nhộng bày trên đĩa có màu vàng ươm và giữ nguyên vẹn hình dáng, mùng xanh xào chín tới. Mùi thơm béo ngậy cùng với sự hòa quyện của lá chanh sẽ đem đến cho du khách một hương vị khó quên. Ảnh: Lienviet Travel.
Không phải món ăn xa xỉ nhưng châu chấu rang lại hấp dẫn du khách bởi hương vị giòn tan, béo ngậy. Thức quà giản dị nhưng chứa đựng biết bao ký ức tuổi thơ nhiều thế hệ, ngay cả những người miền xuôi. Sau mùa gặt, châu chấu xuất hiện nhiều ở đồng và được người dân bắt mang về chế biến thành các cách khác nhau như chiên, xào… Món ăn gây thương nhớ bởi vị béo ngậy của châu chấu, hòa quyện cùng mùi thơm của lá chanh. Ảnh: Mucangchai.
Cá hồi: Dưới chân đèo Khau Phạ cách Tú Lệ 7 km là nơi nuôi cá hồi lớn nhất ở Mù Cang Chải. Gỏi và lẩu cá hồi là hai món ăn hấp dẫn được du khách lựa chọn nhiều nhất tại đây. Loại cá này giá bán khá cao bởi quy trình chăm sóc cầu kỳ, mức giá dao động từ 180.000-200.000 đồng/kg. Ảnh: diemdentre.
Video đang HOT
Măng ớt Trạm Tấu là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn thường ngày hoặc trong các dịp lễ, Tết của đồng bào dân tộc người Mông. Món ăn dân dã này chế biến từ cây măng Lay – một loại cây chỉ mọc ở vùng núi cao. Măng được ngâm ở trong hỗn hợp muối trắng và ớt tươi lâu ngày, chua cay cùng hòa quyện tạo nên hương vị khó quên. Ảnh: Yenbai.
Thịt lợn kẹp cây rừng nướng gây hấp dẫn bởi sự kết hợp hòa quyện của các loại gia vị núi rừng riêng biệt như mắc kén, hành tươi… Những con lợn dùng để chế biến món ăn này được thả tự do nên đây là lý do khiến phần thịt béo ngậy và thơm hơn so với các loại thông thường. Sau khi tẩm ướp gia vị xong, thịt đem cuộn với lá dong tươi, kẹp tre rồi đem nướng trên than hoa. Ảnh: Dulich24.
Theo Zing
Tự làm bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây một đặc sản không thể bỏ lỡ nếu có dịp đến du lịch, tham quan thắng cảnh khu vực cạnh Hồ Tây - Hà Nội. Bánh tôm béo giòn của sợi khoai lang bào tẩm bột chiên, thịt tôm giòn sần sật rất hấp dẫn.
Nguyên liệu làm tự làm bánh tôm hồ tây
(cho 4 Phần ăn)
Khoai lang 450 gr
Tôm tươi 500 gr
Bột mì 100 gr
Bột gạo 100 gr
Bột năng 100 gr
Bột tỏi 3 gr
Bột hành tây 1 gr
Bột nở (baking powder) 2 gr
Bột nghệ 1 gr
Dầu ăn 500 ml
Muối 17 gr
Thực hiện
Bước 1; Khoai gọt vỏ, rửa sơ rồi bào sợi nhỏ. Ngâm khoai trong nước muối khoảng 2 tiếng đồng mới dùng. Trong khi đợi ngâm khoai thì chuẩn bị các nguyên liệu khác.
Bước 2: Tôm để nguyên vỏ, cắt bớt râu dài và ngạnh cứng, có thể bỏ đầu nếu dùng tôm to. Rửa tôm sạch, xóc cho ráo nước rồi ướp tôm với khoảng 5g mối và 2g bột tỏi trong khoảng 5 phút.
Trong bánh tôm Hồ Tây truyền thống, tôm thường dùng là loại nhỏ - vừa. Các bạn có thể dùng tôm loại to giống mình nhưng nên chọn các con có vỏ mềm. Không lột vỏ tôm vì khi rán lớp vỏ này sẽ giúp giữ cho tôm vừa chín tới, không bị cháy hay khô.
Bước 3; Cho vào tô lớn gồm 100g bột mì, 100g bột gạo, 100g bột năng, 2g muối, 1g bột tỏi,1g bột hành tây, 2g bột nở (baking powder), 1g bột nghệ. Trộn đều rồi cho khoảng 260-300ml nước vào tô trộn cùng bột. Nên cho nước từ từ, khi nào bột thành hỗn hợp rất sệt thì dừng lại, không nhất thiết phải dùng hết 300ml nước. Để ủ bột khoảng 30 phút.
Bước 4; Sau khi ủ bột 30 phút, đổ khoai ra rổ, xóc cho thật ráo nước rồi cho vào tô bột trộn thật đều.
Bước 5: Làm nóng dầu ăn trên lửa vừa. Dùng muôi lớn, xếp một phần bột và khoai lên muôi. Đặt 1-2 con tôm vào giữa bánh. Nhẹ nhàng dùng thìa hoặc đũa gạt bánh xuống dầu sao cho còn giữ được nguyên hình dạng của cả chiếc bánh.
Nên dùng chảo sâu lòng hoặc nồi nhỏ để tiết kiệm dầu ăn (ta cần chiên bánh ngập dầu).
Bước 6: Chiên bánh ngập dầu tới khi bánh chín vàng thơm thì gắp ra, để lên đĩa có lót giấy thấm dầu. Có thể chiên nhiều bánh trong một mẻ để tiết kiệm thời gian. Bánh tôm Hồ Tây một đặc sản không thể bỏ lỡ nếu có dịp đến du lịch, tham quan thắng cảnh khu vực cạnh Hồ Tây - Hà Nội. Bánh tôm béo giòn của sợi khoai lang bào tẩm bột chiên, thịt tôm giòn sần sật rất hấp dẫn. Bạn có thể ăn bánh tôm với cùng rau sống, xà lách, cuốn với bánh tráng và chấm với nước mắm chua ngọt.
Theo Quatangcuocsong
Cua hoàng đế vị ngon như tôm hùm, đặc sản chỉ dành cho vua chúa Cua hoàng đế phân bố ở vùng biển miền Trung Việt Nam từng là món ăn tiến vua. Trên thế giới, loại hải sản này đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon. Theo Zing