7 cách nhanh chóng “đánh bại” bệnh cúm mùa
Hàng năm, bắt đầu từ tháng 9 là mùa xuất hiện bệnh cúm nhiều nhất. Những cách sau đây có thể giúp bạn phòng ngừa và đánh bại bệnh cúm một cách nhanh chóng và hiệu quả, bảo vệ sức khỏe.
Tiêm phòng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý là những cách phòng bệnh cúm hiệu quả. (Ảnh minh họa).
Chích ngừa vắc-xin phòng cúm
Mọi người nên đi tiêm vắc-xin phòng cúm vì người bệnh sau khi mắc cúm sẽ bị suy giảm miễn dịch nên dễ mắc các bệnh khác. Vắc-xin cúm chứa các virus cúm không còn khả năng gây bệnh.
Khả năng bảo vệ sau khi tiêm chủng đạt khoảng 96-97%. Sau khi tiêm khoảng hai tuần thì vắc-xin có hiệu quả bảo vệ.
Thời điểm tiêm phòng cúm thích hợp nhất là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau). Tiêm phòng cúm cần được tiêm mỗi năm một lần vì virus cúm thay đổi mỗi năm và thành phần vắc-xin ngừa cúm được điều chỉnh hàng năm.
Vắc-xin cúm được chỉ định tiêm ngừa cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, đặc biệt người già và những người có bệnh mãn tĩnh, suy giảm miễn dịch.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn để giúp ngăn ngừa cúm hoặc giúp tăng tốc phục hồi nếu bạn đã bị bệnh. Khi hệ thống miễn dịch của bạn ở mức thấp, hãy bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng.
Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh hoặc dùng các viên nén có chức năng bổ sung vitamin cho cơ thể. Bạn nên thêm vào bữa ăn hàng ngày các loại quả mọng tốt cho sức khoẻ và các loại gia vị tăng cường miễn dịch như gừng, quế, bạc hà, tỏi, thì là.
Khoảng thời gian giao mùa là lúc chúng ta cần chú ý ăn uống đủ chất nhất trong năm, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hàng ngày.
Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như tinh bột, chất đạm, chất béo và các loại rau củ quả để giúp hệ thống của bạn chống lại bệnh cúm.
Tăng lượng rau xanh và củ quả vào thực đơn của bạn bằng cách làm các món sinh tố và súp. Cố gắng ăn năm loại trái cây và rau quả hàng ngày, đặc biệt là các loại màu đỏ, màu cam và vàng có chứa lượng vitamin C.
Video đang HOT
Bạn cũng có thể thêm vào bữa ăn các loại thảo mộc và gia vị có đặc tính chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ.
Thực phẩm chứa axit omega-3 cũng có lợi ích sức khoẻ đặc biệt. Bạn nên kết hợp nhiều cá có dầu vào chế độ ăn uống của bạn như cá hồi và cá ngừ tươi.
Khoảng thời gian giao mùa là lúc chúng ta cần chú ý ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tránh tiếp xúc thân thể với người bị cúm
Nếu có thể, hãy cố gắng tránh chạm vào bất cứ ai có dấu hiệu cúm chẳng hạn như ho, hắt hơi và sụt sịt. Khi một người đang bị cúm ho, hắt hơi, sổ mũi sẽ văng ra môi trường những giọt dịch chứa virus. Nếu đứng gần người mắc cúm bị những giọt virus bắn trực tiếp vào niêm mạc mắt, mũi, họng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Giữ vệ sinh không gian phòng của bạn
Cúm rất dễ lây lan. Một không gian sống bừa bộn và bẩn thỉu sẽ là môi trường tốt cho các loại virus, vi khuẩn phát triển. Bạn nên giữ không gian sống của mình thật thoáng đãng, sạch sẽ. Nếu trong nhà bạn có bất cứ người nào bị cúm thì không gian sống của bạn cần phải làm sạch.
Hãy dọn dẹp tất cả mọi ngóc ngách trong nhà. Sử dụng chất khử trùng có cồn để khử trùng bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, điện thoại, điều khiển,…. Vì vậy, dọn dẹp nhà sạch hết sức quan trọng để phòng chống và ngăn ngừa cúm.
Rửa tay sạch sẽ vào các thời điểm thích hợp
Khi tay tiếp xúc với môi trường bẩn sẽ nhiễm virus. Từ tay virus xâm nhập vào cơ thể khi đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Vì thế rửa tay thường xuyên là một trong những cách giúp bạn rửa sạch các vi khuẩn lây từ người khác hoặc từ các bề mặt bẩn.
Cần rửa tay vào các thời điểm thích hợp chứ không phải lúc nào cũng rửa tay. Chú ý các thời điểm trước sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi, sổ mũi cần phải rửa tay sạch sẽ.
Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rửa mũi bằng nước muối hoặc súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng và hỗ trợ việc khử trùng.
Nước muối nên được pha nóng, hơi đậm đặc và không nên nuốt. Nên súc miệng trong nhà vệ sinh, tránh súc miệng trong nhà hoặc trong nhà bếp để tránh lây lan.
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Cô gái 19 tuổi bị rối loạn nhịp tim, hôn mê 10 ngày vì mắc bệnh cực nguy hiểm sau khi tập luyện dưới trời nắng gắt và ngồi điều hòa
Ngày hôm sau, Tiểu Ngọc bắt đầu có triệu chứng giống bệnh cúm như nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.
Sau khi truyền dịch điều trị, bệnh của cô không có chuyển biến tốt, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu khó thở.
Tiểu Ngọc (19 tuổi) sống tại Trường Sa, Trung Quốc, đang là sinh viên năm thứ nhất. Vì muốn đạt điểm cao trong bài thi môn thể dục, Tiểu Ngọc đã tập luyện thể thao dưới trời nắng gắt khiến cơ thể ướt đẫm mồ hôi, sau đó cô vào ngồi điều hòa để xua tan nắng nóng và mệt mỏi.
Ngày hôm sau, Tiểu Ngọc bắt đầu có triệu chứng giống bệnh cúm như nhức đầu, cơ thể mệt mỏi. Sau khi truyền dịch điều trị, bệnh tình của Tiểu Ngọc không có chuyển biến tốt, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu khó thở.
BS Gia Tịnh, bệnh viện Changsha Central Hospital cho biết: "Sau khi tiến hành chẩn đoán, bệnh nhân được xác định mắc bệnh viêm cơ tim. Bệnh viêm cơ tim tiến triển rất nhanh, trong khoảng thời gian ngắn có thể xảy ra tình trạng tim ngừng đập và tỉ lệ tử vong trên 70%.
Ngày thứ hai sau khi nhập viện, bệnh nhân có dấu hiệu loạn nhịp tim và 1 lần tim ngừng đập. May mắn là bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên thoát khỏi cơn nguy kịch. Sau 10 ngày hôn mê, bệnh nhân đã tỉnh dậy, huyết áp và nhịp tim hồi phục về mức bình thường".
Viêm cơ tim, cái chết tình cờ
Độ tuổi thanh thiếu niên thường có thể chất tốt, nhưng nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe có thể khiến bệnh viêm cơ tim phát tác. Sau khi cơ thể vận động và đổ mồ hôi, đó là lúc cơ thể trong tình trạng yếu ớt và dễ nhiễm virus, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh viêm cơ tim.
BS Gia Tịnh cảnh báo, bệnh nhân mắc bệnh viêm cơ tim thời kỳ đầu có triệu chứng tương tự như cúm nên dễ chẩn đoán sai. Nếu bạn xuất hiện triệu chứng sốt, nôn ói, đau ngực nên đến bệnh viện khám, điều trị càng sớm thì khả năng bình phục càng cao.
Viêm cơ tim là bệnh gì?
Viêm cơ tim là tình trạng nhiễm trùng do virus gây ra làm cho cơ tim bị viêm và sưng tấy lên. Nếu bị viêm nặng, cơ tim không thể thực hiện chức năng giúp tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Điều này khiến máu đông lại tạo thành huyết khối ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc thậm chí đột quỵ.
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cơ tim là gì?
Các triệu chứng hay gặp thường dễ nhầm lẫn với bệnh cúm, bao gồm:
- Đau ngực.
- Tim đập mạnh (đánh trống ngực).
- Khó thở.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Vận động khó khăn.
- Cảm thấy mệt mỏi.
- Sự kích ứng cơ tim có thể dẫn đến loạn nhịp tim, suy tim hoặc thậm chí ngất xỉu.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm cơ tim bao gồm:
- Bị nhiễm virus gây bệnh đường hô hấp hay bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn.
- Bị nhiễm HIV.
- Đang điều trị bằng kháng sinh penicillin, điều trị động kinh.
- Có hệ miễn dịch yếu.
- Hút thuốc lá.
- Nghiện chất gây nghiện hoặc lạm dụng thuốc an thần.
Theo Kankanews/Helino
BS Sản khoa cảnh báo: Thời tiết giao mùa, phụ nữ mang thai tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống nếu bị cúm Phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh cúm và có nguy cơ cao tiến triển các biến chứng nếu bị cúm, đó là cảnh báo từ ThS.BS CKII Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bệnh cúm tiến triển thường...