7 cách nhân loại đang phát triển để chống Covid-19
Cuộc chiến đẩy lùi Covid-19 là nhiệm vụ phức tạp và cần nhiều thời gian. Con người trên khắp thế giới có thể dựa vào trí thông minh tập thể để cùng nhau chiến thắng đại dịch này.
Trí tuệ tập thể ( collective intelligence) là định nghĩa cho hiệu suất công việc được nâng cao khi nhiều nhóm người cùng chung tay làm việc, hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, còn có sự trợ giúp của công nghệ với mục đích huy động thêm thông tin, ý tưởng và hiểu biết để giải quyết vấn đề.
Những thành tựu công nghệ kỹ thuật trong các năm gần đây là minh chứng cho hiệu quả của trí thông minh tập thể. Chúng kết nối và tạo ra vô vàn hiểu biết mới từ các nguồn dữ liệu sẵn có. Do vậy, trí tuệ tập thể cũng đặc biệt phù hợp để giải quyết vấn đề nhức nhối nhất toàn cầu hiện nay: Đại dịch Covid-19.
Dự đoán và phác thảo khả năng bùng phát
Ngày 31/12/2019, nền tảng theo dõi sức khỏe Blue Dot đã cảnh báo đến khách hàng của họ về sự bùng phát của virus cúm ở Vũ Hán, Trung Quốc – 9 ngày trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố. Sau đó, nó còn dự đoán chính xác tình trạng virus lây lan mạnh khắp thế giới, từ Vũ Hán đến Bangkok, Seoul, Đài Bắc và Tokyo.
Hệ thống dự đoán của Bluedot phát hiện sự xuất hiện của Covid-19 trước cả WHO
Bluedot sử dụng các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo để đọc bản tin toàn cầu, dữ liệu hàng không cũng như báo cáo về bùng phát dịch bệnh ở vật nuôi, động vật…Các nhà dịch tễ học sẽ xem lại kết quả do máy tổng hợp. Sau khi mọi thứ được kiểm tra đầy đủ, công ty sẽ gửi cảnh báo đến khách hàng.
Khoa học cộng đồng
BBC đã thực hiện một dự án khoa học cộng đồng vào năm 2018. Qua ứng dụng, những người tham gia đồng ý bị theo dõi vị trí mọi lúc. Ngoài ra, họ phải báo cáo lại tất cả những người đã gặp gỡ, liên lạc trong ngày hôm đó. Mỗi người trong cộng đồng đều đóng góp thông tin để tạo ra kho dữ liệu khoa học mới, là cơ sở để các nhà khoa học nghiên cứu về phương thức lây nhiễm.
Dự án này đã tạo ra kho dữ liệu khổng lồ giúp các nhà nghiên cứu hiểu được quá trình việc lây lan, cũng như tác động của các biện pháp kiểm soát làm chậm bùng phát. Mặc dù bộ dữ liệu đầy đủ vẫn đang được phân tích, các nhà nghiên cứu đã phát hành dữ liệu mô hình hóa phản ứng của Vương quốc Anh trước Covid-19.
Video đang HOT
Giám sát và thông báo theo thời gian thực
Dựa trên dữ liệu chính thức của chính phủ, Covid-19 SG là bảng hiển thị cho phép cư dân Singapore biết được số lượng ca dương tính với virus, nơi những người đã nhiễm sinh sống và làm việc, bệnh viện mà họ nhập viện, thời gian phục hồi trung bình và rất nhiều thông tin khác xung quanh dịch bệnh.
Dù vướng phải lo ngại về vi phạm quyền riêng tư, chính phủ Singapore vẫn tin rằng thông tin rõ ràng về bệnh dịch là cách tốt nhất để giúp người dân tự nắm bắt được những gì đang xảy ra và có phương án phòng ngừa hiệu quả nhất.
Trò chơi protein
Nhằm tăng tốc độ phát triển vaccine phòng ngừa Covid-19, nhiều nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đang kêu gọi giới khoa học cùng người dân chơi một tựa game trực tuyến.
Hơn 200.000 người trên toàn thế giới đăng ký tham gia game phát triển protein trên Foldit
Trong game, bạn phải khám phá và cố gắng phát triển thành công loại protein có thể ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào con người. Trò chơi hiện nằm trên Foldit, website 12 năm tuổi đóng góp mạnh mẽ cho những nghiên cứu về protein.
Hiện đã có hơn 200.000 người đăng ký tham gia trò chơi này trên toàn thế giới.
Khai thác truyền thông xã hội
Đầu tháng 2, Wired cho biết các nhà nghiên cứu tại trường Y Harvard đang sử dụng dữ liệu từ người dân làm cơ sở theo dõi tiến trình dịch bệnh. Họ khai thác những bài đăng trên mạng xã hội, trải qua các bước xử lý thông tin, ngôn ngữ để tìm ra những điểm liên quan đến dịch bệnh, phân tích và đưa ra dự đoán.
Cho đến nay, tầm quan trọng của khoa học xã hội trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch đang ngày càng được công nhận.
Bộ kiểm tra virus
Bác bỏ những lo lắng về khó khăn trong việc xét nghiệm Covid-19, phòng nghiên cứu Just One Giant đã thành công trong việc tạo ra bộ kiểm tra virus nhanh, rẻ và có thể sử dụng trên toàn thế giới.
Sáng kiến tạo ra bộ thử nghiệm được hình thành từ các cộng đồng nghiên cứu nhỏ, chuyên chia sẻ những thiết kế để phòng thí nghiệm có giấy chứng nhận dễ dàng sản xuất bộ dụng cụ thử nghiệm cho địa phương.
Chia sẻ kiến thức
Việc chia sẻ hiểu biết, khai thác trí tuệ cộng đồng là rất quan trọng trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Mỹ. Ảnh: UC Riverside.
Dự án mã nguồn mở Next Strain là một ví dụ khi thu thập tất cả dữ liệu giải mã bộ gen virus SARS-CoV-2 từ khắp các phòng thí nghiệm trên thế giới. Kho lưu trữ này hỗ trợ đắc lực cho các nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiến hóa gen của virus, giúp chuyên gia theo dõi được cách thức mà virus lây truyền từ người sang người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang tổng hợp tất cả những nghiên cứu được công bố để đưa vào cơ sở dữ liệu toàn cầu. Cơ sở dữ liệu này sẽ cung cấp kiến thức về quản lý dịch bệnh Covid-19 cho các chuyên gia y tế.
Đại Việt
Nhân viên WHO bị chê vì đặt mật khẩu quá tệ
Nhiều nhân viên của Tổ chức Y tế Thế giới đặt mật khẩu đơn giản là password hoặc changme - tên bài hát của Justin Bieber.
Địa chỉ email và mật khẩu, được cho là của gần 25.000 nhân viên các tổ chức y tế nổi tiếng thế giới, như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH)..., bị phát tán qua một số kênh như Pastebin, 4chan, Twitter và Telegram tuần này.
Nhóm bảo mật SITE Inteligence Group thống kê, có hàng nghìn tài khoản thuộc về các chuyên gia của WHO. Ngày 23/4, WHO xác nhận vụ rò rỉ dữ liệu nhưng cho rằng mức độ ảnh hưởng của sự cố không lớn vì nhiều tài khoản đã cũ, chỉ 457 địa chỉ email đang hoạt động. Ngoài ra, cũng chưa có tài khoản nào bị xâm nhập. "Toàn bộ mật khẩu của 457 tài khoản này đã được thay đổi", WHO nói.
Tuy nhiên, Robert Potter, chuyên gia an ninh mạng của Australia, xác nhận với Washington Post rằng ông có thể giành được quyền truy cập vào hệ thống máy tính của WHO dựa trên những địa chỉ email và mật khẩu phát tán trên mạng.
"Cách họ đặt mật khẩu rất kinh khủng", Potter nói. "Ví dụ, có 49 người chọn password làm mật khẩu, một số khác lại dùng chính tên của mình hoặc cụm từ changeme để bảo mật tài khoản". Change me cũng là tên một bài hát của ca sĩ Justin Bieber.
Nhiều người bị lộ tài khoản vì đặt mật khẩu dễ đoán. Ảnh: CNet.
Potter cho biết dữ liệu có thể bị hacker thu thập từ vụ tấn công mạng năm 2016 và sau đó bán trên dark web. Theo CNet, vụ phát tán tài khoản của các tổ chức y tế gây chú ý bởi diễn ra giữa lúc thế giới đang cùng nhau chống lại Covid-19.
SplashData, công ty cung cấp các công cụ quản lý mật khẩu, thống kê hàng triệu mật khẩu bị rò rỉ trên mạng mỗi năm và nhận thấy thói quen bảo mật của người dùng không hề thay đổi. "123456" và "password" luôn là hai mật khẩu phổ biến nhất trong nhiều năm. Ngoài ra, người dùng cũng thường xuyên chọn tên bài hát, tên phim và tên của chính mình khi thiết lập tài khoản.
"Hacker luôn dùng các từ khóa gây sốt trong cộng đồng để thử xâm nhập vào tài khoản online, bởi chúng biết mọi người thường chọn password dễ nhớ", Morgan Slain, CEO của SplashData, nhận xét.
Châu An
Apple Maps cung cấp dữ liệu di động hỗ trợ chống dịch Covid-19 Với nỗ lực đẩy lùi đại dịch Covid-19, Apple hiện chia sẻ dữ liệu di động được tổng hợp từ Apple Maps để giúp các tổ chức y tế hiểu rõ hơn về cách mọi người di chuyển trong cộng đồng. Giao diện dữ liệu được phân tích trên trang web của Apple Theo Phonearena, dữ liệu di động từ Apple Maps sẽ...