7 cách nhận biết trẻ tự kỷ
Có khoảng 80-85% trẻ tự kỷ không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, 15-20% trẻ tự kỷ có tác nhân liên quan. Và cho đến nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Trẻ tự kỷ vẫn có cơ hội quay lại cuộc sống bình thường nếu phát hiện và can thiệp sớm – Ảnh: XUÂN MAI
Việc phát hiện và can thiệp sớm vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội – là ý kiến của ThS.BS Phạm Minh Triết, nguyên trưởng khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nhân Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ tại hội trường Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM.
Theo Trung tâm Phòng chống dịch bệnh tại Hoa Kỳ năm 2012, cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK). RLPTK là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, biểu hiện là những khiếm khuyết hành vi đặc trưng về tương tác xã hội; giao tiếp bằng lời và không lời; hành vi, sở thích, hoạt động rập khuôn, lặp đi lặp lại.
Nguy cơ tăng mắc bệnh
BS Minh Triết cho biết trẻ RLPTK thường mắc bệnh lý khác liên quan đến phát triển, tâm thần, thần kinh, nhiễm sắc thể và gen. Theo đó, những nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc RLPTK ở trẻ, ngoài yếu tố môi trường gồm:
* Trẻ sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ mắc của trẻ còn lại lên đến 36-95%, sinh đôi khác trứng, tỉ lệ 0-31%.
Video đang HOT
* Phụ huynh có một trẻ mắc RLPTK, nguy cơ trẻ thứ hai mắc là 2 -18%.
* Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân hay trẻ có cha mẹ lớn tuổi nguy cơ mắc RLPTK cao.
7 cách phát hiện
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đưa ra những gợi ý về các tiêu chuẩn để phụ huynh chẩn đoán con mình có mắc bệnh tự kỷ hay không:
1. Giao tiếp xã hội và tương tác xã hội suy yếu, kéo dài, không thể duy trì cuộc đối thoại, giảm chia sẻ hứng thú, cảm xúc.
2. Bất bình thường trong tương tác bằng mắt và cơ thể.
3. Suy yếu trong sự hiểu biết và sử dụng các cử chỉ cho đến việc biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt và giao tiếp phi ngôn ngữ.
4. Các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại. Ví dụ như xếp đồ chơi thành hàng dài hoặc lật đồ vật nhìn ngắm trong
thời gian dài…
5. Nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động. Ví dụ như trẻ cực kỳ khó chịu với những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt và đồ chơi của mình hay phải ăn đúng thức ăn đã lên lịch…
6. Những sở thích bị giới hạn cao và có tính bất thường về cường độ hoặc mức tập trung. Ví dụ như trẻ có sự gắn bó mạnh mẽ hay quan tâm với các đồ vật một cách không bình thường…
7. Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường, quan tâm đặc biệt đến khía cạnh môi trường. Ví dụ như thờ ơ với đau đớn hay nhiệt độ, phản ứng khó chịu với âm thanh hay bề mặt sàn, ngửi hoặc sờ mó đồ vật, đam mê ánh sáng hay sự di chuyển quá mức…
“Phụ huynh cần theo dõi kỹ lưỡng những biểu hiện trên trong thời gian dài, bởi vì có nhiều trẻ đều có những biểu hiện tự kỷ nhưng khi đi khám thì trẻ chỉ phát triển chậm hơn bạn bè cùng lứa” – BS Minh Triết lưu ý.
TS Giang Hoa (Viện Di truyền y học) nói: “Các bác sĩ chúng tôi cần hiểu biết chính xác đặc điểm bệnh của từng cá nhân để có thể xây dựng phác đồ hiệu quả hơn cho bệnh tự kỷ, dựa trên những đặc điểm: sự khác biệt di truyền, tác động môi trường và lối sống, dữ liệu cận lâm sàng. Vì thế phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp sớm”.
Các bác sĩ cũng cho biết nếu phát hiện càng muộn thì càng gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí không thể cải thiện phần trăm nào nếu trẻ mắc bệnh tự kỷ đã lâu.
XUÂN MAI
Theo tuoitre.vn
Cháu dâu tôi nhiễm HIV vẫn cố sinh 2 người con
Những người bị nhiễm HIV rồi mà có con thì cũng nên dừng ở một đứa thôi để tập trung cho nó ăn học, hòa nhập cộng đồng; đẻ nhiều nhìn chúng bị xa lánh tội lắm.
Đọc bài viết: "Hối hận vì coi thường người vợ bị nhiễm HIV", tôi lại liên tưởng đến câu chuyện trong họ nhà mình. Tôi có một người cháu cũng có vợ bị nhiễm HIV (đến khi có thai 7 tháng đi xét nghiệm máu mới phát hiện ra). Cháu tôi lúc đó xét nghiệm thì không bị nhiễm. Đọc trong các bài viết tôi được biết tỷ lệ vợ lây sang chồng cũng không cao, chắc cháu tôi nằm trong số đó. Lúc đó gia đình tôi rất sốc và tìm hiểu nguyên nhân thì mới vỡ lẽ ra lúc trước cháu dâu đã làm tiếp viên, có ăn ngủ với người khác nên bị lây nhiễm và được chồng nó bỏ qua để cùng nhau tiếp tục nuôi dạy con. Lúc đó nhiều ý kiến nói rằng không nên giữ đứa bé lại, song vợ chồng cháu vẫn quyết định giữ vì được tư vấn là đứa bé có khả năng bị lây nhiễm rất thấp. Khi sinh xong đi xét nghiệm thì đúng là thằng bé không bị, nhưng thú thực nhìn thằng bé rất tội vì mọi người không thể hòa đồng cùng nó. Biết nó không có tội tình gì nhưng tất cả vẫn lảng tránh. Mãi sau này dần dần mọi người cũng đỡ, tiếp xúc gặp gỡ và chơi với nó nhiều hơn, rồi cũng chỉ dặn vợ chồng cháu cần kiêng cữ, giữ gìn cho nhau.
Mọi việc dần được đi vào quỹ đạo nếu không có chuyện tiếp theo xảy ra. Cháu dâu có bầu thêm một đứa nữa trong khi không có công ăn việc làm ổn định, hàng tháng phải lo tiền thuốc thang cho vợ. Chúng tôi sốc toàn tập. Lúc cháu dâu có bầu được 6 tuần, tôi có nói với cháu: "Hãy xem xét lại việc có thêm đứa con nữa, mặc dù khả năng con cháu không bị nhiễm là rất cao nhưng không phải sinh một đứa con ra chỉ là cho nó được sống, còn phải cho nó một cuộc sống đúng nghĩa. Đừng đánh mất tuổi thơ của nó vì trong thâm tâm chúng ta không muốn kỳ thị nhưng không thể bắt toàn xã hội phải quan tâm, bầu bạn với nó. Cái đó phụ thuộc vào nhận thức của mọi người, mà số lượng người không sợ bệnh HIV là rất thấp. Nếu việc nhiễm bệnh là do tai nạn nghề nghiệp, chữa bệnh... thì dễ thông cảm hơn, nhưng lây bệnh do tệ nạn xã hội thì mọi người càng khó gần, cần suy nghĩ cho kỹ càng. Đừng ích kỷ chỉ nghĩ rằng ta cần có nhiều con nhưng con ta sống như thế nào, mất tuổi thơ ra sao, mọi người xa lánh ta không quan tâm thì đó là người cha, người mẹ vô trách nhiệm".
Thế mà các cháu tôi vẫn sinh tiếp, giờ chúng có 2 đứa con với công việc không ổn định, vợ bệnh tật phải duy trì thuốc hàng ngày, không làm được bất kỳ việc gì và chồng cũng không biết có bị nhiễm HIV không vì tôi cũng không hỏi nữa. Tôi kể câu chuyện này không phải vì mục đích kỳ thị người bị bệnh mà hoàn toàn thông cảm cho người chẳng may bị nhiễm bệnh, bởi thực tế người đâu có chọn bệnh mà bệnh chọn người. Tôi chỉ muốn gửi thông điệp rằng những người chẳng may đã nhiễm HIV rồi hãy cố gắng làm mọi việc cho xã hội để tự xã hội nhìn nhận một cách thấu đáo hơn. Nhìn những đứa con của cháu tôi, tôi thấy người bệnh nếu biết mình bị nhiễm HIV rồi mà đã có con thì cũng nên dừng ở một đứa thôi để tập trung cho nó ăn học, hòa nhập với cộng đồng, đừng đẻ nhiều mà nhìn chúng bị xa lánh thấy tội lắm.
Theo VNE
Hướng dẫn chăm sóc trẻ tự kỷ Bé cần được sàng lọc đánh giá sớm để can thiệp trong thời gian vàng, nên nhớ can thiệp chăm sóc con không bao giờ là trễ. Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết chăm sóc con có vấn đề đặc biệt luôn là thử thách của phụ huynh và các thành...