7 cách “học đâu nhớ đấy”
Những lúc rảnh hãy thử vận dụng vài phương pháp “học đâu nhớ đấy” sau đây nhé.
1. Làm “cách mạng” phương pháp học
Bạn đã rất quen với cách học từ xưa đến nay? Phương pháp đó có thể đã hoặc chưa đem lại kết quả tốt cho bảng điểm của bạn. Dù thế nào hãy thử làm một cuộc “cách mạng” trong phương pháp học tập xem sao.
Với những bạn chưa đạt được kết quả tốt thì nhất định phải thay đổi. Vì chỉ khi thay đổi, kết quả mới thay đổi. Còn với những bạn đã có những kết quả tốt thì cũng có thể thay đổi, để có một kết quả tốt hơn, hay có một sự mới mẻ và không bị nhàm chán. Nhưng thay đổi cái gì? Có rất nhiều thứ, điển hình như: giờ giấc học, cách thức học (đọc, hiểu, tìm tài liệu,…), mục tiêu học tập (học vì điểm hay vì kiến thức?).
2. Chơi mà học, học mà chơi
Học tập trên sách, vở là điều cần thiết, nhưng không nên lúc nào cũng “vùi đầu” cào sách vở. Và những chuyến “du xuân”, chơi Tết của bạn cũng có thể trở thành những bài học quý giá, những trải nghiệm thực tế mà không phải lúc nào bạn cũng có được. Ví dụ, một chuyến “du xuân” ở vùng cao, hãy cố gắng vừa chơi vừa quan sát, vừa hỏi han, giúp đỡ những đồng bào dân tộc thiểu số để hiểu hơn văn hóa của họ. Nếu chịu khó quan sát, bạn có thể “học mọi lúc, mọi nơi”.
3. Áp dụng thực tế
Khi học, hãy đặt câu hỏi “bạn học cái này để làm gì?”. Nếu chỉ là để có điểm cao, hãy học vẹt, đừng nghĩ nhiều cho mệt. Nhưng khi câu trả lời là nnos áp dụng được cho thực tế thì hãy cố gắng hiểu, đừng quan trọng điểm số. Hãy cố gắng học những gì có thể áp dụng vào thực tế, đừng mất nhiều thời gian cho lí thuyết vô ích.
Khi đã có được những kiến thức bổ ích cho thực tế, hãy cố gắng áp dụng nó ngay vào thực tế. Vì chỉ khi làm bạn mới hiểu và nhớ lâu hơn. Ví dụ, khi học tiếng anh, hãy cố gắng bắt chuyện với người nước ngoài, và tất nhiên bạn nên “rào” trước là “mình đang học tiếng Anh và mong họ giúp đỡ”.
4. Chia sẻ
Đừng ngại chia sẽ những gì mình vừa học được. Một bài viết hay bạn vừa đọc được, hãy kể ngay với những người bạn, những bàn bạc, tranh luận sẽ giúp bạn hiểu vấn đề hơn. Cũng như trong bài học, khi kết thúc buổi học, hãy “chém gió” về những vấn đề cảu bài học ấy. Bạn sẽ biết cần phải giữ những gì, bỏ những gì và học thêm điều gì.
Video đang HOT
5. Tập trung
Một lần nữa chúng ta lại phải nhắc đến sự tập trung. Chẳng ai làm dduocj gì nếu không tập trung. Và những thói quen xấu khiến bạn mất tập trung rất “quen”: ti vi, máy tính, điện thoại,… Và giải pháp là hãy tránh xa chúng khi bạn đã xác định học bài.
Ngoài ra, hãy trang trí phòng, nơi học tập của mình một cách hợp lí. Có thể bừa bộn hoặc ngăn nắp theo ý thích cảu bạn. Màu sắc hài hòa và hơi thiên về màu nóng là tốt nhất. Đừng để khôn khí cảu khu học tập quá im lặng, một chút nhạc không lời là rất tốt.
6. Rút kinh nghiệm “sâu sắc”
Phải nhắc lại là rút kinh nghiệm thực sự. Khi vướng phải một lỗi sai, hãy nhìn lại lại nó và cố gắng nhớ thật kỹ để không bao giờ lặp lại lỗi cũ lần thứ hai. Đừng chữa bài kiểu cưỡi ngựa xem hoa, chỉ cần biết điểm cao hay thấp là được chứ không quan tâm mình đang sai ở chỗ nào.
7. Dùng mẹo
Mẹo để học tập là một cách rất dễ nhớ. Áp dụng mẹo khi học không chỉ gúp bạn nhớ nhanh, nhớ lâu mà còn tạo niềm vui cho bạn. Ví dụ, những công thức tón, lí, hóa biến thành văn thơ tình yêu. Hay những bạn học tiếng Anh sẽ biêt đến UEOAI, OSHACOM. Khi tổng kết kiến thức thành cụm từ khóa, bạn sẽ nhớ rất nhanh.
TheoHiên Nguyên / Trí Thức Trẻ
Từ khóa thành công từ cựu sinh viên Top 100 giỏi nhất thế giới
Là Tiến sĩ ĐH Stanford, đồng thời, anh Nguyễn Chí Hiếu còn từng là Top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới (2006) đã có những chia sẻ về thành công và học tập vô cùng bất ngờ.
Ở cái tuổi 30, một cựu sinh viên tầm cỡ quốc tế có thể dùng vốn chữ để xưng bá tại những vị trí đáng thèm muốn. Đem vốn sống của mình đổi lấy những vốn sống khác một cách đầy đam mê như Nguyễn Chí Hiếu, tôi thấy chỉ có một. Cuộc nói chuyện đầy sức trẻ với anh, chính vì thế mà ẩn chứa vô vàn " từ khóa" thú vị.
Profile
Họ và tên: Nguyễn Chí Hiếu
- Học bổng toàn phần A-level của trường Cambridge Tutors College (nước Anh) (2001) - Sinh viên giỏi nhất nước Anh (2004) - Học bổng toàn phần của Học viện Kinh Tế và Chính Trị London (LSE). Thủ khoa của khoa Kinh tế trong tất cả các năm học (khóa 2004-2007) - Top 100 sinh viên giỏi nhất thế giới (2006) - Thủ khoa tốt nghiệp của toàn trường LSE. Sinh viên tốt nghiệp thủ khoa Kinh tế trong tất cả các trường đại học ở London năm 2007 - Học bổng nghiên cứu sinh tiến sỹ Đại học Stanford (Mỹ). Học bổng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (khóa 2007-2012) - Giải thưởng cho trợ giảng xuất sắc (5 lần) - Giám đốc nhân sự học viện Yola (tháng 9/2012 - nay) - Giám đốc phát triển sản phẩm tại học viện Yola (tháng 6/2013 - nay)
HiếuChíMén
Chí Hiếu là người con của đất biển. Tuổi thơ của anh là chú bé loắt choắt, chạy nhảy không ngừng để rồi chết danh...con chí mén. Lắm lúc nhìn lại cuộc đời, anh thấy mình nhỏ bé và may mắn. Bạn thấy Chí Hiếu là một người trẻ 30 tuổi thành đạt, anh lại thấy bản thân luôn như cậu bé 17 tuổi chân ướt chân ráo sang Anh du học. Cậu bé ấy biết chùn bước, và phản xạ cơ thể nói cho cậu rằng: cậu biết sợ.
Trong nỗi sợ của bản thân, bạn sẽ làm gì? Hiếu Chí Mén chọn cách vừa học vừa đi làm thêm; hết đi giao lưu lại tìm tòi về một điểm hay của cậu bạn cùng lớp. Nếu dành thời gian để làm một điều có ích, bạn sẽ dễ dàng vượt qua những trở ngại. Điều này Chí Hiếu biết, bạn cũng biết. Anh chỉ luôn tiên phong ứng dụng điều mình biết vào cuộc sống thôi.
ConNhàNgườiTa
Cựu sinh viên Top 100 Thế Giới, hóa ra cũng là người biết ghen tị. Thế nhưng, anh Hiếu không để cái ghen dừng lại ở sự ngưỡng mộ. Điểm nào hay, điểm nào tốt - Chí Hiếu luôn rút ra bài học cho mình với lời cảm ơn. Nếu biết thành công là của "người ta", bạn sẽ bớt cho mình những sự so sánh. Thành công của bạn cần sự đầu tư, và chìa khóa của nó nằm ở thái độ. Sếp của bạn chưa chắc sẽ trân trọng bạn, những người dưới quyền bạn chưa chắc dở hơn bạn. Bạn sẽ để tài năng "của mình" sống trong môi trường "của người ta" như thế nào đây?
Chí Hiếu không có thần tượng, vì anh chưa dám cuồng một ai khi chưa biết rõ họ. Vì vậy, anh chọn cách thần tượng cuộc sống. Đối với anh, ai cũng có nét đẹp riêng, và mỗi người đi qua đời ta đều có điểm phải học hỏi.
Phượt
Trước khi từ "phượt" du nhập vào từ điển của giới trẻ, anh Hiếu đã từng bôn ba trời Âu tại Hy Lạp vào năm 2003. Chẳng phải du lịch, cũng chẳng phải một phút nổi hứng; lần đấy anh "phượt" để... trốn nỗi buồn sách vở. Thế mà, một vài ngày tá túc ở khu Tây ba lô - vừa đi vừa trải nghiệm như bao người cho anh cái nhìn khác hẳn. Cuộc sống không ngừng chuyển động, hãy gác thất bại mà tiếp tục đi. Chí Hiếu của ngày hôm nay có dũng cảm để nhìn nhận thất bại một cách cởi mở không, chính là nhờ phần lớn vào kỳ đi "phượt" đầu đời ấy.
Anh chia sẻ rằng: Không phải cứ đến nơi khó đi mới là "phượt". Bạn đi để bước ra khỏi vòng an toàn, bạn đi để cọ xát và làm dày vốn sống ; thì về Củ Chi cũng như ra thăm Hà Nội. Vì đối với anh, "du lịch" khác "phượt" ở thái độ.
ChiaSẻ
Khi nhận lời cộng tác với một trung tâm Anh ngữ tại TP.HCM, Chí Hiếu cũng không ngỡ rằng đây là duyên phận. Chỉ biết rằng, khi anh nhận được lời cám ơn của lứa học sinh đầu tiên sau 2 năm, hai chữ "dạy học" trong anh đã biến từ thuyết giảng thành chia sẻ. Anh ví von rằng: sau khi uống nước bạn chỉ hết khát, ăn một bữa cơm xong bạn không thấy đói nữa. Nhưng khi bạn đợi sự chia sẻ của bạn có kết quả đến cùng, bạn sẽ thấy hạnh phúc gấp bội. Kết quả lâu tới có làm bạn chùn bước không, với anh Hiếu thì chắc chắn là có. Vì nếu anh biết rằng mình sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chút thời gian đó nào có xá gì.
NgườiTrẻNăngĐộng
Mọi người nghĩ Nguyễn Chí Hiếu là cái tên truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, nhưng bản thân anh luôn học được rất nhiều từ các bạn. Anh tâm sự: Ở thế hệ của anh, thành công là công việc, chức vụ, có một căn nhà và gia đình hạnh phúc. Khi biết các bạn trẻ luôn chủ động tìm kiếm giá trị và ý nghĩa trong công việc mình theo đuổi, anh học được rất nhiều điều.
Nếu muốn biết mình có là người trẻ năng động, anh Hiếu gợi ý cho bạn công thức "Thực tế Đam mê Thái độ". Một công việc có thể nuôi sống bạn sẽ củng cố đam mê bạn vốn có, từ đó bạn sẽ có gan để học được tất cả về công việc, dù là giữa thất bại hay trong thành công.
Hiện anh Hiếu đang là 1 trong 50 gương mặt Đại sứ trẻ Việt Nam cho tổ chức AIESEC 2015.
LýDo
Nói về thành công bền vững, anh Hiếu muốn gửi gắm cho các bạn trẻ rằng: Everything happens for a reason. Dịch theo nghĩa của anh, nó có nghĩa là: Bạn là lý do cho thành công của bạn. Chuyện gì đến cũng sẽ phải đến. Bạn có mạnh mẽ đứng dậy và bước một bước vững chắc hơn, bạn có muốn kết quả xảy ra theo đúng ý bạn không; lý do của bạn sẽ trả lời. Tìm được câu trả lời cho thành công bền vững, đôi khi chỉ là tìm được lý do để bạn trung thành với lý tưởng bạn theo đến hết con đường.
TheoGYS / Trí Thức Trẻ
Thói quen học tập xấu xí cần tránh Một thói quen học tập xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của chúng ta. Dưới đây là 7 thói quen học tập xấu rất phổ biến mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của bạn. 1. Học trong môi trường không thích hợp Một trong số các thói quen học tập xấu bạn nên từ...