7 cách giảm đường trong máu hiệu quả
Giảm lượng đường trong máu giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 để phòng tránh các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh thận và giảm thị lực.
7 cách dưới đây giúp giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên, không cần đến thuốc thang hay công cụ hỗ trợ.
Ảnh minh họa
Uống nhiều nước hơn
Uống đủ và nhiều nước có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Các chuyên gia cho rằng, uống đủ nước giúp bù nước cho máu và giúp thận đào thải lượng đường dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Đó là một sự thay thế lành mạnh hơn nhiều so với các loại đồ uống có đường khác bởi chúng chỉ làm gia tăng thêm lượng đường trong máu.
Để tham khảo, lượng nước được khuyến nghị là 1,6 lít đối với phụ nữ và 2 lít đối với nam giới, nhưng điều này còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của từng người.
Hạn chế carbohydrate
Carbohydrate có tác động lớn đến lượng đường trong máu. Cơ thể phân giải chúng thành đường và insulin sau đó sẽ di chuyển vào các tế bào. Một chế độ ăn uống không cân bằng và tăng lượng carbs có thể phá vỡ chức năng của insulin, khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Sử dụng lượng carbs phù hợp sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hãy cố gắng đảm bảo cơ thể không hấp thụ quá 45% lượng calo trong hàng ngày từ carbohydrate. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại carbs đều được tạo ra như nhau. Các loại carbs tinh chế, đơn giản chứa đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn so với carbs có đường và chất xơ tự nhiên.
Ảnh minh họa
Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn
Video đang HOT
Việc sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau quả có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu được công bố năm 2017 cho thấy, ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ như chuối, quả mọng và bông cải xanh sẽ giúp giảm lượng đường trong máu cũng như làm giảm trọng lượng cơ thể.
Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) giúp xếp hạng thực phẩm theo cách mà chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI thấp giải phóng đường từ từ vào hệ thống của cơ thể, thay vì làm ngập đường trong máu cùng một lúc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên tìm đến các loại thực phẩm có chỉ số GI từ 55 trở xuống. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là một cách đã được chứng minh là có tác dụng giữ lượng đường trong máu ở mức giới hạn hợp lý.
Bạn nên ăn các loại thực phẩm mà cơ thể hấp thụ chậm, với chỉ số đường huyết thấp và trung bình, chẳng hạn như khoai lang, bột yến mạch, hầu hết các loại trái cây, bao gồm cả quả mọng và táo.
Kiểm soát tình trạng căng thẳng
Mức độ căng thẳng cũng có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu. Khi bạn căng thẳng, các hormone như cortisol làm tăng lượng đường trong máu và khiến cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và uống đủ nước là những cách tuyệt vời để giảm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chúng sẽ là không đủ nếu chúng ta gặp phải tình trạng căng thẳng thường xuyên.
Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, thiền hoặc viết nhật ký. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điều quan trọng là phải nói chuyện với các bác sĩ về việc xây dựng kế hoạch điều trị để giảm lượng đường trong máu và giữ nó trong tầm kiểm soát.
Ảnh minh họa
Giảm cân và tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân và gia tăng tính nhạy với insulin, giúp các tế bào sử dụng lượng đường sẵn có trong máu dễ dàng hơn.
Tập luyện còn giúp các cơ sử dụng đường huyết để tiếp thêm năng lượng và sự co thắt cơ.
Nếu bạn gặp vấn đề với kiểm soát đường huyết, bạn nên kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp bạn nhận ra những phản ứng của mình trong hoạt động khác nhau và giữ lượng đường huyết không quá cao hay quá thấp.
Các loại bài tập bao gồm nâng tạ, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi lội…
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp bạn sảng khoái và rất tốt cho sức khỏe. Việc ngủ ít và thiếu nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết và sự nhạy với insulin. Chúng sẽ làm tăng sự thèm ăn và gây tăng cân.
Thiếu ngủ làm giảm sự phát triển của hormone tăng trưởng và gia tăng lượng cortisol, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Hơn thế nữa, giấc ngủ tốt là phải đủ và chất lượng. Vì vậy, ngủ đủ giấc mỗi tối là rất quan trọng.
Người bệnh tiểu đường nên uống thứ này vào buổi sáng để kiểm soát đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất. Họ luôn phải cẩn thận về chế độ ăn uống và thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để tránh bất kỳ biến chứng nào.
Tiêu thụ sữa vào bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là tin vui cho những người bệnh tiểu đường loại 2. Theo một nghiên cứu, sữa góp phần lớn vào việc giữ mức đường huyết thấp trong suốt cả ngày.
Mối liên hệ giữa sữa và lượng đường trong máu
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học về Sữa vào năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ sữa vào bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày, theo Times of Indian.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu để xem xét tác động của việc uống sữa giàu protein vào bữa sáng đối với mức đường huyết và cảm giác no sau khi ăn sáng và sau đó là bữa trưa.
Theo dõi mức đường huyết - SHUTTERSTOCK
Họ quan sát thấy rằng sữa được tiêu thụ với ngũ cốc ăn sáng làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nước. Mặt khác, nồng độ protein sữa cao làm giảm nồng độ đường huyết sau ăn so với nồng độ protein sữa bình thường. Bữa ăn giàu protein cũng làm giảm cảm giác thèm ăn sau bữa ăn thứ hai so với bữa ăn ít protein.
Trong nghiên cứu kép, nhóm các nhà nghiên cứu đã kiểm tra cẩn thận tác động của việc tăng nồng độ protein và tăng tỷ lệ whey protein (đạm từ váng sữa) trong sữa khi tiêu thụ cùng với một bát ngũ cốc ăn sáng có hàm lượng carb cao đối với lượng đường trong máu, mức độ no và chế độ ăn uống suốt cả ngày, theo Times of Indian.
Họ quan sát thấy rằng quá trình tiêu hóa protein whey và casein, vốn có tự nhiên trong sữa, giải phóng các hoóc môn dạ dày làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này tự động làm tăng cảm giác no.
Hạn chế
Nghiên cứu tiết lộ rằng chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa thực phẩm tiêu thụ trong bữa trưa khi tăng lượng whey protein vào bữa sáng. Nhưng uống sữa với thực phẩm giàu carb vào buổi sáng sẽ làm giảm lượng đường trong máu ngay cả sau bữa trưa, trong đó sữa giàu protein đóng một vai trò quan trọng.
Nghiên cứu này khẳng định tầm quan trọng của sữa vào bữa sáng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Nó giúp tiêu hóa carb chậm hơn và giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu cả ngày, theo Times of Indian.
Sữa cho người tiểu đường
Nhiều người nghĩ rằng sữa không tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường, nhưng điều này không đúng. Bất kỳ loại sữa nào cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Sữa nguyên kem, sữa tách béo và các loại sữa thay thế khác như sữa hạnh nhân và sữa đậu nành được coi là tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường, theo Times of Indian.
Lưu ý: Tránh thêm đường vào sữa, thay vào đó hãy thêm một chút mật ong hoặc bột đường thốt nốt để có kết quả tốt nhất.
Top thực phẩm khiến đôi mắt bạn không còn tinh anh Việc lựa chọn sai thực phẩm ăn hàng ngày cũng là một trong những lý do khiến đôi mắt của chúng ta không còn nhanh nhạy và phản xạ tốt với môi trường tự nhiên. Một số loại thực phẩm hại cho mắt có thể gây suy giảm thị lực, khiến mắt gia tăng các bệnh nguy hiểm mà bạn cần biết đề...