7 cách cực dễ giúp mẹ bầu thoát khỏi phù nề trong thai kỳ
Phù nề khi mang thai là vấn đề mà nhiều mẹ bầu gặp phải, vậy phải làm sao để tránh tình trạng này?
Nguyên nhân của chứng phù nề khi mang thai?
Khi số tuần thai càng tăng, tử cung càng to, máu ở tĩnh mạch lưu thông kém hơn sẽ dễ gây phù sinh lý. Không những thế, do nội tiết tố thay đổi dẫn đến nồng độ albumin trong máu tương đối thấp cộng với chênh lệch áp suất thẩm thấu dẫn đến giữ nước, hình thành phù nề.
Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng bị phù nề, mức độ và vị trí phù nề khác nhau ở mỗi người. Hầu hết mọi người đều bị phù ở bắp chân và bàn chân dưới đầu gối. Tuy nhiên, cũng có một số bà bầu bị phù ở tay, mặt… vv .. Nói chung, phù nề thường bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 của thai kỳ và trở nên rõ ràng hơn vào tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ. Tình trạng phù nề sẽ dần biến mất sau khi sinh.
Khi bị phù, bạn có thể cảm thấy căng tức hoặc tê, sưng tấy thậm chí có thể lõm xuống sau khi ấn. Thỉnh thoảng bạn có thể nâng cao tay (cao hơn tim) một chút hoặc cử động tay để giúp máu lưu thông.
Những bệnh lý nào khác dễ bị nhầm lẫn với phù nề sinh lý ở phụ nữ mang thai?
Giãn tĩnh mạch chủ yếu là phù một bên chân và cũng có thể kèm theo đau. Bạn có thể thấy các tĩnh mạch xanh nhô lên ở mặt sau của đầu gối, thường do đứng lâu. Còn phù nề sinh lý ở phụ nữ mang thai chủ yếu là phù cả hai chân, thường không đau.
Bệnh lý phù nề
Nếu thai phụ bị cao huyết áp, protein niệu, các bệnh tim mạch, thận thì họ dễ bị phù bệnh lý, cần được bác sĩ sản phụ khoa đánh giá. Ngoài ra, nếu mức độ phù nề nghiêm trọng hơn thì bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.
Uống nước nhiều có bị phù nề hay không?
Phù nề không phải do uống quá nhiều nước nên bạn đừng quá lo lắng. Và nếu không uống đủ nước, phụ nữ mang thai rất dễ bị táo bón. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Bạn muốn uống nước đậu đỏ, nước đậu đen, nước râu ngô khi mang bầu?
Một số người hy vọng có thể giảm tình trạng phù nề bằng cách uống nước đậu đỏ, nước đậu đen, râu ngô. Tác dụng chống phù nề của việc uống những đồ uống này thực sự không tốt bằng việc nâng chân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu bạn đã có thói quen uống những loại đồ uống này. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn chi tiết.
Làm thế nào để giảm chứng phù nề khi mang thai?
Không ăn quá mặn
Thai phụ không nên ăn quá mặn hoặc chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ăn ít đồ hộp, để không làm tăng mức độ phù nề.
Ăn ít thức ăn lạnh
Thức ăn lạnh có thể cản trở quá trình tuần hoàn của cơ thể và dễ gây phù nề. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn các loại thức ăn này.
Nâng chân
Nâng chân là phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm phù nề. Hãy nằm xuống và nâng cao chân, trọng lực để giúp lưu thông máu. Bạn có thể nằm trên giường và sử dụng gối hoặc mền để nâng cao chân. Hãy nâng cao chân hơn so với tim.
Trong mọi trường hợp, bà bầu hãy nhớ không tác động bất kỳ lực nào lên vùng bụng. Bạn có thể nâng chân khoảng 1 lần/ ngày. Ví dụ, trước khi đi ngủ buổi tối khoảng 20 phút, bạn hãy nâng chân, gác chân lên ghế, gối. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về trào ngược dạ dày, không nên nằm và kê cao chân ngay sau bữa ăn. Hãy chờ khoảng 1-2 tiếng sau bữa ăn rồi mới nâng chân.
Massage
Bạn có thể nhẹ nhàng xoa bóp chân tay, để giảm phù nề. Đặc biệt, thai phụ chú ý trong quá trình xoa bóp không ấn vào huyệt đạo cụ thể. Mẹ bầu nên massage bằng lòng bàn tay (hoặc toàn bộ bề mặt lòng bàn tay bằng các ngón tay), không nên chỉ massage bằng ngón tay. Massage giúp giảm phù nề. Bạn không nên dùng lực quá mạnh khi massage và không tác động vào các huyệt cụ thể.
Ngâm chân
Bạn nên ngâm chân khoảng 15 phút với nước ấm khoảng 39 độ, không nên ngâm nước quá nóng. Bạn chú ý đi đứng kẻo trượt chân té ngã trong quá trình ngâm chân.
Đi tất co giãn
Bạn có thể đi tất vào ban ngày. Hãy chọn loại tất với độ co giãn phù hợp với bạn. Đừng nghĩ rằng tất càng chật thì càng tốt.
Nằm nghiêng sang trái
Nằm nghiêng sang trái khi ngủ giúp lưu thông tĩnh mạch chủ dưới, có thể gián tiếp làm giảm phù nề. Nằm nghiên bên trái cũng là tiền đề cho một giấc ngủ thoải mái. Ngoài ra, thai phụ cần tránh đứng trong thời gian dài.
Chân sưng phù cảnh báo bệnh gì?
Phản ứng thuốc, cục máu đông, biến chứng khi mang thai có thể khiến bàn chân, mắt cá chân bị sưng to.
Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân.
Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: USnews
Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân
Phản ứng thuốc
Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.
Biến chứng khi mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.
Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân
Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.
Suy tĩnh mạch
Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.
Nhiễm trùng
Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Cục máu đông
Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Bệnh tim, gan hoặc thận
Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám.
Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor
Cách giảm sưng phù chân
1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại
2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng
3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép
4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối
5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét
6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám
7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.
Nước đậu đen dẫu mát lành nhưng 5 nhóm người này chớ nên uống nhiều Dù đậu đen là loại thực phẩm tốt dành cho sức khỏe nhưng thực phẩm này cần phải được sử dụng phù hợp liều lượng và từng đối tượng. Vào mùa hè, nước đậu đen được coi là thứ đồ uống quen thuộc bởi nó giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt. Bên cạnh đó, những món ăn được chế biến từ đậu...