7 cách chủ nghĩa tối giản giúp bạn giải thoát khỏi nợ nầnvà trở nên giàu có hơn
Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng chủ nghĩa tối giản là dành cho mình, thì nó vẫn có thể giúp bạn về mặt tài chính.
Chủ nghĩa tối giản là thường tập trung vào việc giảm bớt sự lộn xộn trong cuộc sống cả về vật chất và những yếu tố gây xao nhãng khác. Những người theo lối sống này sẽ tìm cách loại bỏ những phiền nhiễu khỏi cuộc sống của họ. Cũng có nghĩa là họ mở ra được nhiều cơ hội hơn trên những phương diện và lĩnh vực khác.
Theo đuổi chủ nghĩa tối giản không có nghĩa là bạn ngừng tiêu tiền. Nó tức là bạn chi tiêu vào những thứ quan trọng và phù hợp. Trọng tâm của bạn có thể thay đổi từ kiếm tiền sang tận hưởng cuộc sống. Dưới đây là 7 cách chủ nghĩa tối giản có thể giúp ích cho tài chính của bạn.
1. Cho phép bạn ưu tiên chi tiêu của mình
Chủ nghĩa tối giản khuyến khích bạn liệt kê ra những điều quan trọng nhất đối với bản thân. Điều này tự nhiên sẽ định hướng cách bạn tiêu tiền đúng hơn. Thay vì mua quá nhiều món đồ, sự chú ý của bạn dịch chuyển sang chất lượng và trải nghiệm, cách bạn chi tiêu sẽ thay đổi.
Nhận ra điều gì là quan trọng nhất đối với bản thân sẽ giúp bạn biết đâu là món đồ thật sự cần thiết để mua. Bằng cách này, thói quen mua sắm của bạn sẽ được cải thiện. Và bạn có thể tiết kiệm được nhiều hơn những gì bạn nghĩ mà vẫn giữ vững được chất lượng cuộc sống.
2. Giới hạn nhu cầu về mọi thứ
Khi thực hiện lối sống theo chủ nghĩa tối giản, bạn thường giới hạn những gì bản thân sở hữu. Vì bạn có ít hơn hoặc chi tiêu ít hơn cho việc mua sắm vật dụng. Do vậy, việc cắt giảm chi tiêu có thể giúp ích cho bạn nếu bạn cần tăng tiết kiệm hoặc để thoát khỏi nợ nần.
Thông thường, nếu không dành quá nhiều để mua sắm, bạn có thể dồn nhiều tiền hơn cho các mục tiêu tài chính khác. Bạn có thể đạt được tự do tài chính sớm hơn, chuẩn bị cho quỹ nghỉ hưu hoặc những kỳ nghỉ.
3. Giúp bạn tập trung khi đạt được các mục tiêu tài chính
Chủ nghĩa tối giản có thể mang lại lợi ích khi bạn bắt đầu lập ngân sách và thiết lập các mục tiêu tài chính của mình.
Lập ngân sách là một kế hoạch chi tiêu dựa trên các ưu tiên hiện tại của bạn. Khi bạn phát hiện ra điều gì là quan trọng nhất đối với mình, bạn sẽ dễ dàng quyết định thời điểm và cách thức tiêu tiền.
4. Tập trung vào việc thoát khỏi nợ nần
Video đang HOT
Một cách để đơn giản hóa tài chính của bạn là tập trung vào việc trả hết nợ. Nhiều người bắt đầu bằng cách trả bớt nợ tiêu dùng và hoá đơn sau những lần chi tiêu quá đà của thẻ tín dụng. Thoát khỏi nợ nần mở ra nhiều cánh cửa và cho phép bạn tự do rời bỏ một công việc bạn không yêu thích hoặc nghỉ việc một năm để đi du lịch.
Nếu bạn không có thêm các khoản thanh toán hàng tháng như trả lãi nợ, việc khám phá và làm những việc quan trọng nhất đối với bản thân sẽ dễ dàng hơn nhiều.
5. Thanh lý những món đồ không còn dùng đến
Nếu bạn mới bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa tối giản, bạn có thể bán những món đồ bản thân không còn muốn hoặc không cần nữa. Bạn có thể sử dụng số tiền này để bắt đầu giải quyết những ngổn ngang tài chính trong cuộc sống, chẳng hạn như khoản nợ.
Số tiền này cũng có thể được dùng để bắt đầu quỹ khẩn cấp hoặc “tài trợ” cho một chuyến đi mà bạn luôn muốn thực hiện. Khi thoát khỏi những bộn bề trong cuộc sống, bạn sẽ ít mắc phải những sai lầm tài chính.
6. Giúp bạn tìm cách đơn giản hóa tài chính của mình
Có một số điều bạn có thể làm để giúp xử lý tài chính của mình dễ dàng hơn. Bạn có thể thanh toán tất cả các hóa đơn của mình trong một ngày. Chuyển sang dùng tiền mặt sẽ giúp theo dõi chi tiêu của bạn dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể muốn tìm một ứng dụng đơn giản hóa quy trình lập ngân sách.
7. Bạn dễ dàng cho đi hơn
Khi bạn biết ưu tiên về mặt tài chính của mình là gì, điều đó có thể giúp việc cho đi dễ dàng hơn. Bạn không còn quá “phát cuồng” vì đồng tiền. Thay vào đó, bạn có thể cảm nhận được ý nghĩa của việc cho đi.
“Cơm áo gạo tiền” có thể khiến cuộc sống của bạn quay cuồng. Nhưng chủ nghĩa tối giản sẽ khiến cuộc sống bớt áp lực hơn nhưng vẫn hiệu quả. Nhận ra những gì bạn quý trọng, dùng tiền để phục vụ cho bản thân mình, chứ không phải để bị điều khiển.
Ảnh: Tổng hợp
5 quy tắc tài quản lý chính quan trọng người 30 tuổi phải biết nếu không muốn gặp rắc rối về tiền bạc trong tương lai: Giàu có hay không nằm cả ở bản lĩnh này
Cần rất nhiều thời gian và kỷ luật để biết cách quản lý tài chính một cách khôn ngoan. Đó không phải là điều xảy ra trong một sớm một chiều.
Có những người đến hết đời vẫn không thể học được cách quản lý tài chính, dẫn đến thất thoát nhiều tiền bạc.
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân là một trong những kỹ năng mà bất kỳ ai cũng cần học hỏi. Biết cách sắp xếp và phân bổ tài chính sẽ giúp bạn sớm ổn định cuộc sống, tránh nhiều rủi ro bất ngờ. Học cách quản lý tài chính càng sớm, thì tài chính của bạn sẽ càng tốt và ổn định về lâu dài.
Dưới đây là 5 quy tắc tài chính quan trọng mà những người ở độ tuổi 30 không nên bỏ qua:
1. Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách
Luôn lập kế hoạch tài chính rõ ràng là một quy tắc quản lý tài chính mà ai cũng nên có. Hầu hết mọi người đều đã lên ý tưởng lập ngân sách và sử dụng một ứng dụng để theo dõi tài chính của họ từ khi còn ở tuổi 20. Tuy nhiên, rất ít người có thể bám sát vào ngân sách của mình.
Khi bước sang tuổi 30, đã đến lúc bạn cần phải phân bổ từng đồng tiền bạn kiếm được sẽ đi đâu về đâu.
Hãy dành ra một vài tháng để theo dõi các khoản chi tiêu của bạn. Giữ một cuốn sổ bên người để ghi lại các khoản thanh toán bằng tiền mặt, xem lại bảng sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng. Liệt kê tất cả những mục tiêu của bạn (tiết kiệm, đầu tư...). Các danh mục như nhà ở, thực phẩm, tiện ích và tiền tiết kiệm nên được tính cẩn thận. Hãy lên kế hoạch, sau đó dự thảo ngân sách và bám sát nó.
Mục tiêu chung của việc lập ngân sách là biết tiền của bạn đang đi đâu để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
2. Tiết kiệm từ 10-20% thu nhập
Đây là một lời khuyên được khuyến khích bởi đại đa số các nhà hoạch định tài chính mà bạn cần ghi nhớ khi ở bước sang tuổi 30.
Hãy chia thu nhập hàng tháng của bạn ra 3 phần, bao gồm chi phí cố định, chi phí sinh hoạt và tiết kiệm. Dành ra 20% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm. Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn tránh những tình huống rủi ro bất ngờ. Nếu thu nhập của bạn thấp, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm từ 10-15%, sau đó tăng dần mức tiết kiệm cho các tháng sau.
3. Các mục tiêu tài chính phải có tính thực tế
Hãy suy nghĩ cẩn thận về các mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra. Hình dung độ tuổi mà bạn muốn đạt được những mục tiêu đó. Viết chúng ra và tìm cách biến chúng thành hiện thực.
Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu hơn nếu viết chúng ra và lập một kế hoạch chi tiết và cụ thể.
Ví dụ, nếu bạn muốn đi nghỉ ở Italy, hãy ngừng mơ mộng và lên kế hoạch cho chuyến đi. Tìm hiểu xem bạn sẽ tiêu tốn bao nhiêu cho kỳ nghỉ, sau đó tính xem bạn sẽ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng. Kỳ nghỉ trong mơ của bạn có thể trở thành hiện thực trong một hoặc hai năm nếu bạn tiết kiệm và thực hiện đúng theo kế hoạch mà mình đã lập ra.
4. Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần
Ở tuổi 30, có nhiều người trở nên "tự mãn" về khoản nợ của mình, thậm chí coi nợ nần là chuyện bình thường.
Bất cứ ai trong chúng ta, đặc biệt là những người làm kinh doanh đều có những lúc phải vay nợ. Nhưng điều khác biệt là ở tư tưởng, cái nhìn của ta về nợ nần. Nếu không cảm thấy sợ nợ nần, rất khó để tập trung trả dứt nợ.
Có vô vàn phương pháp để xóa nợ, nhưng Debt Snowball (quả cầu tuyết) là phương pháp được nhiều chuyên gia tài chính cá nhân khuyến khích và được nhiều người áp dụng. Debt Snowball gợi ý bạn thanh toán nợ theo thứ tự từ bé đến lớn, giúp "giảm áp lực, tăng động lực" trong việc giải phóng hết những khoản nợ mà bạn có.
Bước 1: Liệt kê tất cả các khoản nợ của bạn từ nhỏ nhất đến lớn nhất (không tính lãi suất). Ghi chú số tiền tối thiểu phải trả hàng tháng
Bước 2: Ưu tiên trả khoản nợ nhỏ nhất, đồng thời trả mức tối thiểu cho các khoản nợ còn lại
Bước 3: Khi trả dứt một món nợ, cộng dồn số tiền đã trả cho mục đó vào mục nhỏ nhất tiếp theo
Bước 4: Lặp lại các bước trên cho đến khi trả hết nợ
Việc trả hết nợ sẽ có tác động đáng kể đến tài chính cá nhân của bạn. Nó sẽ cho phép bạn mở rộng ngân sách và để dành thêm tiền vào tài khoản tiết kiệm.
5. Lập một quỹ khẩn cấp
Với lối suy nghĩ "tùy cơ ứng biến" và "đến đâu hay đến đó", nhiều người thường bỏ qua khâu chuẩn bị sẵn các tài khoản dự phòng cho những tình huống phát sinh khẩn cấp. Đến khi những tình huống rủi ro bất ngờ xảy ra, chẳng hạn như bệnh tật, thất nghiệp,... bạn không thể trở tay kịp và rơi vào bế tắc, thậm chí là nợ nần.
Nếu không có quỹ khẩn cấp, nhiều khả năng bạn sẽ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm hoặc thẻ tín dụng để thanh toán những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch. Điều này dễ dẫn đến việc gây áp lực tài chính lên bản thân và gia đình.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, mỗi người nên có một quỹ khẩn cấp bằng 3-6 tháng lương tùy vào mức thu nhập. Số tiền này nên được cất riêng trong một tài khoản tiết kiệm ngắn hạn, khi cần là có thể rút ra ngay.
Khi nào để dành được NHIỀU TIỀN quá là không tốt: Check nhanh 4 dấu hiệu dưới đây để biết! Không phải lúc nào tiết kiệm cũng tốt đâu! Khi nói tài chính cá nhân, ai nấy đều nghĩ có càng nhiều tiền trong quỹ tiết kiệm càng tốt. Có một khoản để dành khổng lồ vừa giúp bạn không rơi vào khủng hoảng, vừa đảm bảo có muốn mua nhà, mua xe cũng không chật vật vất vả xoay tiền. Tuy nhiên,...