7 bước để phòng tránh bệnh tim
Chắc hẳn ai cũng biết rằng bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với nữ giới.
1. Bỏ thuốc lá
Một điều hiển nhiên không cần bàn cãi là hút thuốc rất có hại cho sức khỏe. Hơn thế nữa, theo thông tin từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hút thuốc chính là một trong các tác nhân lớn nhất gây ra bệnh tim mạch đối với phụ nữ. Chính vì thế, nếu bạn có thói quen này, bước đầu tiên phải làm để phòng tránh bệnh tim mạch chính là bỏ thuốc lá.
Hút thuốc chính là một trong các tác nhân lớn nhất gây ra bệnh tim mạch
2. Tập thể dục
Chỉ cần 30 phút tập thể dục mỗi ngày cũng có thể mang lại những tác động vô cùng to lớn đối với sức khỏe của chúng ta và giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh tim mạch. Hãy bắt đầu bằng môn thể dục đơn giản nhất – đó là đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày, sau đó dần dần tăng thời lượng và tốc độ lên mức cao hơn.
Video đang HOT
3. Thực phẩm
Lựa chọn thực phẩm hợp lý cũng là một cách để phòng ngừa bệnh tim mạch. Nếu bạn muốn có một trái tim khỏe mạnh, giảm nồng độ cholesterol và huyết áp thì hãy điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, thịt nạc, sữa, các loại hạt và các chất béo có lợi. Hãy tránh xa các chất béo bão hòa và đồ ăn nhanh. Những thứ này có thể ngon miệng nhưng thực ra đang dần hủy hoại trái tim của chúng ta.
4. Căng thẳng
Bạn có biết căng thẳng cũng chính là một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch? Chính vì thế, hãy cố gắng tối đa để giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống – ví dụ như tập thể dục hoặc ngồi thiền.
Căng thẳng cũng chính là một nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
5. Rượu bia
Một chén rượu có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, nhưng quá nhiều rượu thì sẽ gây ra tác động ngược lại. Nếu bạn là một người nghiện rượu nặng thì thực sự là bạn đang hủy hoại trái tim của chính mình. Chính vì thế, hãy hạn chế lượng cồn bạn đưa vào người mỗi ngày để có một trái tim khỏe mạnh.
6. Cholesterol
Bạn có biết nồng độ cholesterol của mình là bao nhiêu không? Nếu bạn không biết thì rõ ràng là bạn không hiểu được tình trạng sức khỏe tim mạch của mình như thế nào. Hãy thường xuyên kiểm tra nồng độ cholesterol và khi biết mình đang ở mức nào, bạn có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện nồng độ này. Ngoài ra, những biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch vừa nói ở trên cũng có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol.
7. Huyết áp
Nếu bạn bị huyết áp cao thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ. Để tránh tình trạng huyết áp cao, bạn cần hạn chế natri trong thực đơn hàng ngày. Và cũng giống như việc giảm cholesterol, những biện pháp khác nhằm phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch như cai thuốc, tập thể dục thường xuyên hơn, giảm stress cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.
Theo Quân Đỗ (An ninh thủ đô)
Lấy hai viên sỏi từ gốc "cậu nhỏ"
Từ năm 2003 đến nay, ông Trần Văn Lạc (SN 1934, ở Vĩnh Phúc) đã phải 3 lần mổ "cậu nhỏ". Thật bất ngờ, khi tới Bệnh viện K phẫu thuật tinh hoàn, bác sĩ lại lấy được 2 viên sỏi từ khối u nghi ngờ.
Ông Lạc cho biết, ông bị đau tinh hoàn trái từ năm 2003. Đi khám bác sĩ kết luận viêm cấp, phải chích mủ và điều trị kháng sinh. Từ đó, thỉnh thoảng ông lại bị đau phải điều trị, đến năm 2006 thì phải mổ "miệng sáo" để lấy sỏi bùn. Bệnh có đỡ nhưng thỉnh thoảng vẫn tái phát đau và sưng.
Hình ảnh sỏi biểu hiện u trên CT.
Tháng 10/2012, ông bị đau dữ dội, bí đái, tinh hoàn sưng to, sốt rét, sốt nóng liên tục. Ông nhập Bệnh viện 109 điều trị kháng sinh 10 ngày không đỡ, CT vùng bìu trái có khối u giảm tỷ trọng kích thước 45 x 40cm. Ông được chuyển đến Bệnh viện K vì nghi ngờ ung thư. Kết quả phẫu thuật rạch rộng tổn thương, trong lớp mủ các bác sĩ đã lấy được 2 viên sỏi tròn, cứng đường kính 1,8 - 2cm.
BS Trần Anh Tuấn, Khoa Ngoại C, Bệnh viện K cho biết, trường hợp ông Lạc là bị sỏi tiết niệu nhưng rất đặc biệt, do niệu đạo thủng nên sỏi đã rơi ra ngoài và nằm ở gốc dương vật, gây viêm, đau...
Để phòng tránh bệnh, nên uống đủ nước, nhất là khi thời tiết quá nóng bức hoặc làm việc nặng trong môi trường có nhiệt độ cao, có một chế độ ăn hợp lý, không ăn quá nhiều các sản phẩm có canxi và các chất có thể gây sỏi... Ngoài ra, cần phòng tránh và điều trị tốt các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Sỏi tiết niệu thường gặp ở đàn ông với tỷ lệ 5 nam/1 nữ. Tuổi trung bình ở nam từ 20 - 40 tuổi, ở nữ từ 25 - 40 tuổi. Tuy nhiên, nữ từ 55 tuổi trở lên lại có nhiều người bị sỏi niệu. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về nội tiết tố nữ và tình trạng loãng xương gia tăng ở lứa tuổi mãn kinh.
Theo Xuân Hoài (Khoa học & Đời sống)
Bệnh gút và cách phòng tránh Sau một bữa tiệc thịnh soạn với đầy rượu thịt, nếu có cơn đau dữ dội nổi lên ở các khớp, nhiều khả năng là bạn đã bị bệnh gút (thống phong). Bệnh xuất hiện do hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, triệu chứng điển hình là nổi u cục hoặc viêm ở các khớp. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bay, Đại...