7 bí quyết xào miến không dính, mềm dai nguyên sợi đảm bảo không vón cục thành công ngay lần đầu
Miến xào được nhiều người yêu thích vì mùi vị thơm ngon, sợi miến trong vắt đẹp mắt, sợi dai nhưng vẫn mềm và nhất là chứa ít tinh bột giúp hạn chế tăng cân. Miến là nguyên liệu có thể sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất là miến xào.
Nhưng sợi miến bị dính, vón cục và nát trong quá trình xào làm nhiều người ngại thực hiện món ăn này tại nhà. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 5 bí quyết xào miếng không dính, nguyên sợi mềm dai và còn mách nhỏ cho bạn những món ăn tuyệt ngon từ miến nữa, cùng nhau tìm hiểu bài viết nhé!
1. Miến làm từ gì?
Miến hay còn được gọi với tên bún tàu là loại thực phẩm dạng khô, dạng sợi được chế biến từ bột khoai lang, bột dong giềng, bột đậu xanh hoặc bột sắn.
Chính vì miến được sản xuất từ các loại ngũ cốc khác nhau nên miến rất giàu protein nhưng lại không chứa cholestorol rất tốt cho sức khỏe.
2. Những loại miến thông dụng trên thị trường
Có thể phân loại các miến thông dụng trên thị trường bằng 2 cách cơ bản:
Dựa trên màu sắc có thể quan sát được bên ngoài, có 3 loại màu miến được sản xuất phổ biến trên thị trường:
Miến có màu trắng đục hoặc trắng trong: Đây là loại miến này được sản xuất từ các loại tinh bột. Miến có màu vàng nhạt: Miến được nhuộm màu từ mật mía hoặc các nguyên liệu tạo màu tự nhiên để gia tăng hương vị và tăng tính thẩm mỹ. Miến có màu xám nhạt: Loại miến có màu sắc đặc biệt này được làm từ tinh bột của củ dong riềng, rất khác biệt và dễ dàng nhận biết.
Phân biệt dựa trên thành phần miến. Bạn có thể dễ dàng phân biệt miến dựa trên thông tin được ghi tại bao bì:
Miến gạo: Đây là loại miến chứa 90% tinh bột lúa trong miến, hàm lượng amylose chiếm khoảng 18- 45% quyết định độ dẻo của miến và protein chiếm khoảng 9.4%.
Miến dong: Loại miến xám đặc biệt được sản xuất từ tinh bột dong riềng (còn gọi là củ chuối hoặc củ chóc).
Miến dong chứa hàm lượng protein cao và chứa chất gel làm tái tạo kết tinh khiến sợi mì trong suốt bắt mắt hơn.
Miến đậu xanh: Như tên gọi, nguyên liệu chính là đậu xanh. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong miến đậu xanh rất tốt cho sức khỏe và là loại miến được người tiêu dùng ưa chuộng.
Video đang HOT
Miến hỗn hợp: Đây là loại miến pha trộn những loại tinh bột như bột mì, bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai tây,…
3. Bí quyết xào miến không dính, tránh vón cục và không bị nát đơn giản
Bước 1: Tách miến thành những bó nhỏ và rũ tơi miến
Miến thường được bánh thành những bó khô và lớn, nên trước khi chế biến, hãy xác định khẩu phần và định lượng ăn. Rũ miến cho tơi ra thành sợi, tránh rối để bước trụng miến được dễ dàng, miến suôn thành sợi đẹp mắt hơn mà miến không bị vón cục.
Bước 2: Ngâm miến trong nước lạnh từ 5 – 10 phút
Ngâm ngập miến trong nước lạnh từ 5 đến 10 phút. Lưu ý không nên ngâm lâu quá sẽ làm miếm mềm nhũn ra và mất đi độ ngọt vốn có của miến.
Bước 3: Trụng miến trong nước sôi và nhanh tay
Đâu là bước quan trọng nhất quyết định sự thành bại mẻ miến của bạn. Hãy kiên nhẫn chờ cho nước thật sôi, thả nhẹ miến vào trụng khoảng 1 – 2 phút.
Tốt nhất bạn để miến hẳn vào vợt, trong quá trình trụng, bạn chỉ cần đảo nhẹ vợt vài vòng là có thể vớt ra.
Bước 4: Ngâm miến vào nước lạnh ngay sau khi trụng
Sau khi vớt miến, thả ngay miến vào thau nước lạnh (tốt nhất có thêm vài viên đá lạnh) để miến không bị dính, ngâm khoảng 3 – 5 phút đến khi miến nguội hẳn thì với ra rổ để ráo nước. Bước này sẽ giúp những tinh bột tiết ra trong quá trình trụng sẽ được làm lạnh, tránh tình trạng miến dính bệt vào nhau.
Bước 5: Trộn miến với dầu hoặc lòng trắng trứng
Trộn miến với một ít dầu (dầu ăn, dầu ôliu, dầu mè…) hoặc lòng trắng trứng sẽ giúp miến không dính vào nhau, Nếu bạn ăn miến trộn thì không nên dùng lòng trắng trứng nhé!
Bước 6: Cắt miến kích thước vừa ăn
Sợi miến thường dài nên khi xào chung các nguyên liệu khác khó có thể hòa quyện xen kẻ vào nhau và khó ăn. Hãy dùng kéo cắt miến thành những đoạn vừa ăn nhé!
Bước 7: Cho miến vào sau cùng khi xào
Miến khi trụng cơ bản đã chín, nên nếu nấu miến xào, hãy xào chín các nguyên liệu và cho miến vào sau cùng, đảo nhẹ vài cái rồi tắt bếp ngay để xào miến không bị nát nhé!
4. Những món ăn ngon với miến tại nhà
Từng loại miến được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Miến gạo thường được dùng nhiều nhất cho các món xào, còn miến đậu xanh lại được dùng để nấu các món nước nhiều hơn. Miến dong với màu sắc đẹp mắt được sử dụng cho các món xào và món nước dùng trong vắt.
Thông thường, miến thường được chế biến thành những món ăn truyền thống như miến gà trộn, miến gà nấu măng, miến xào thịt bằm,… Ngoài ra, miến còn có thể sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn, lại vô cùng đẹp mắt.
Món miến xào tôm sốt trứng muối sẽ làm bạn bất ngờ với độ ngon khó cưỡng. Miến dai dai, trứng muối mặn mặn cùng tôm giòn bên ngoài ngọt vị bên trong.
Xem chi tiết cách làm món Miến Xào Tôm Sốt Trứng Muối
Hoặc một món ăn mang hơi hướng Trung Hoa, tôm hấp miến sẽ là món ăn mới lạ giúp đổi vị cho bữa cơm gia đình bạn.
Chi tiết cách thực hiện món Tôm Hấp Miến
Nếu có cơ hội vào bếp, hãy thử ngay món miến trộn lươn đậm hương sắc Hà Thành. Những sợi miến được trụng mềm dai, kết hợp với nước sốt đặc biệt, những miến lươn chiên giòn ăn kèm với rau dưa chua ngọt thật “bắt gân”.
Chi tiết cách làm món Miến Lươn Trộn đặc sản Hà Nội
Lạ mắt hấp dẫn với Miến Trộn Hoa Đậu Biếc Kiểu Thái
Nếu những món ăn trên chưa làm bạn cảm thấy “đã” thì hay tham khảo ngay Bộ sưu tập Những món miến xào – miến trộn – miến nước siêu ngon nhé!
Tin chắc rằng, bạn đã hiểu tất tần tật về miến rồi đúng không? Vậy hãy thử nghiệm ngay xem mẻ miến của mình có còn bị dính bệt nữa không nhé! Đừng quên chia sẽ với Cooky.vn những mẹo vặt hay ho mà bạn đã thử nghiệm thành công nhé!
Theo Cocky
Bánh đậu xanh - thơm ngọt tình người xứ Đông
Bánh đậu xanh Hải Dương từ lâu đã trở thành sản phẩm mang tính biểu tượng của một vùng đất, là niềm tự hào của những người con xứ Đông.
Với những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mỗi chiếc bánh đậu xanh Hải Dương lại thấm đượm hương vị đồng nội, thể hiện sự tinh tế và khéo léo của những người thợ cần cù. Bánh đậu xanh đã trở thành sản phẩm mang tính biểu tượng của một vùng đất, là niềm tự hào của những người con xứ Đông.
Nằm trong tam giác du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hải Dương là nơi dừng chân của du khách muôn phương và bánh đậu xanh là một trong những sản vật luôn được chọn làm quà cho người thân, bạn bè.
Quy trình làm bánh đậu xanh không quá phức tạp nhưng đòi hỏi những bí quyết gia truyền và nhất là cái tâm của người thợ.
Chị Phạm Lê Giang, du học sinh Việt Nam hiện sống tại thành phố Leeds (Vương quốc Anh), cho biết: "Khi còn ở Việt Nam, mỗi dịp lễ, Tết, trên ban thờ của gia đình tôi đều có một hộp bánh đậu xanh. Khi đi du học, mỗi lần về nước tôi đều mua và mang sang cho các bạn du học sinh Việt Nam và cả các bạn người nước ngoài một chút bánh đậu xanh để mọi người thưởng thức.
Mọi người đều rất thích và nhớ hương vị của bánh. Mỗi lần nhìn thấy bánh đậu xanh là tôi lại thấy nhớ về quê hương và nhớ nét đặc trưng của Việt Nam".
Hiện nay, hầu hết các công đoạn làm bánh từ sơ chế nguyên liệu, rang đỗ, tách vỏ, nghiền bột, trộn mỡ... đã từng bước được cơ giới hóa nhưng trước kia, bánh được làm hoàn toàn thủ công. Quy trình làm ra chiếc bánh đậu xanh không quá phức tạp nhưng đòi hỏi những bí quyết gia truyền độc đáo và quan trọng là cái tâm của người thợ.
Nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon là những hạt đậu xanh mẩy đều. Ngoài ra còn có mỡ lợn, đường, tinh dầu hoa bưởi.
Ông Đoàn Văn Đạt, Chủ thương hiệu Bánh đậu xanh Nguyên Hương, người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong "làng bánh" chia sẻ: "Đã làm bánh bao nhiêu năm nhưng tôi vẫn nhắc nhở con cháu rằng, nếu như những mẻ đỗ, mẻ mỡ không đúng chất lượng thì các con nên đổ đi. Chứ nếu mình cứ cố tình bán hết những sản phẩm không đạt chất lượng hôm nay thì đương nhiên ngày mai ta mất nghề".
Bánh đậu xanh Hải Dương hấp dẫn bởi hương vị ngọt mát, dân dã nhưng vẫn sang trọng. Qua bao thế hệ, những phong bánh đậu xanh vẫn được đóng theo từng khẩu nhỏ, trên hộp bánh thường in dòng chữ: "Thưởng thức nên có bạn hiền và trà ngon". Đó là "nét duyên" trong cách "thưởng" bánh tinh tế của người Việt.
"Thưởng thức bánh đậu phải uống nước trà. Cầm khẩu bánh vừa phải, không nhỏ quá cũng không to quá cùng với vị thơm của bột đậu, ngậy của dầu, ngọt của đường... đặt vào miệng là bánh tan ra. Trà thì có vị hơi chát nhưng lại luôn có vị ngọt. Những hương vị ấy quyện vào nhau tạo thành hương vị ngọt, thơm và ngậy ngậy mãi" - ông Nguyễn Đình Giang cho biết.
Gần 100 năm cần cù giữ nghề truyền thống, người dân Hải Dương tự hào có hệ thống sản xuất, kinh doanh rộng khắp với trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng và được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới.
Qua bao thế hệ, những phong bánh đậu xanh vẫn được đóng theo từng khẩu nhỏ...
Ông Tăng Bá Hoành, Nhà nghiên cứu lịch sử, Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương cho biết: "Khi bánh đậu xanh ra đời, lúc đầu chỉ có vài cơ sở nhưng sau đó người ta mang đi Đấu Xảo và được giải rồi dần nổi tiếng. Đến khi chiến tranh chống Mỹ thì còn ít người biết đến. Sau khi hòa bình lập lại, nhất là sau thời kì đổi mới thì bánh đậu mới lại phát triển và đến bây giờ phát triển chưa từng có.
Một loại bánh mà được thị trường chấp nhận là không hề dễ. Nguyên liệu làm bánh chỉ có đường, mỡ, đậu xanh và tinh dầu của hoa bưởi, là những tinh hoa của đồng nội, không chỉ trên thị trường cả nước mà thế giới cũng ưa chuộng".
Trên thị trường bánh kẹo đa dạng và phong phú hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương vẫn có chỗ đứng nhất định bởi đó không đơn giản là một loại bánh hay một món quà tặng mà còn là một phần văn hóa xứ Đông./
theo VOV
'Phù thủy' nấu phở chia sẻ bí quyết nấu phở thơm ngon chuẩn nhà hàng Phở là món ăn ai cũng có thể nấu nhưng để nấu được ngon là rất khó. Chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức tham khảo bí quyết nấu ăn của đầu bếp nổi tiếng là bạn đã có thể chuẩn bị cho gia đình một món ngon đậm đà, không khác gì ngoài hàng. Đầu bếp Nguyễn Quốc...