7 bí quyết giúp người mới bắt đầu trở thành người nấu ăn ngon cho gia đình
Để có được bữa cơm ngon, người nội trợ không chỉ đơn thuần vào bếp là có thể chế biến xào nấu đơn giản mà cũng cần phải có những bí quyết riêng giúp món ăn trở nên thật thơm ngon, hấp dẫn. Dưới đây là 7 bí quyết giúp nấu ăn ngon dù cho là mới bắt đầu.
Ở Việt Nam, trong một bữa cơm thì điều đầu tiên, được ưu tiên và quan trọng nhất mà bất kỳ người nội trợ cũng cần chú trọng đó là cơm dẻo thơm ngon. Với một bát cơm không bị nát, không bị sượng, thơm ngon dẻo thì sẽ có thể giúp chúng ta thưởng thức các món ăn cũng ngon miệng hơn. Có thể nói, việc nấu cơm là công việc đơn giản hàng ngày, tuy nhiên mọi người chỉ thường vo gạo, cho vào nồi cơm và bật nấc nồi lên là xong. Thói quen này không sai những chưa đủ, với những bí quyết sau đây sẽ có thể giúp bạn nấu cơm ngon, dẻo hấp dẫn hơn.
Đầu tiên, đó là các bạn cần lưu ý về cách vo gạo sao cho đúng, không bị mất chất dinh dưỡng.
- Đối với gạo mới: Nên vo gạo tối đa 2 lần. Trong khi vo chú ý nhẹ tay vì bóp mạnh có thể làm gãy hạt gạo khiến cơm nấu lên sẽ không ngon. Ngoài ra, bạn không nên ngâm gạo quá lâu trong nước vì có thể làm mất chất dinh dưỡng.
- Đối với gạo cũ: Bạn nên bỏ 1 ít muối vào và vo gạo và chú ý vo 3 lần để loại bỏ các tạp chất bị oxi hóa. Và cũng nên vo nhẹ tay để tránh hạt gạo bị gãy vụn.
Khi cơm chín tỏa khói, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, bạn có thể rút điện ra và để yên đậy nắp trong khoảng thời gian từ 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi. Như vậy, bạn sẽ có một nồi cơm ngon vo cùng tuyệt vời cho gia đình rồi.
2. Xào, nướng đúng cách
Những người mới bắt đầu nấu ăn thường sẽ không biết mà cho tất cả các nguyên liệu vào xào chung một lượt, khiến cho món ăn không thể chín đều, đặc biệt là những món xào có cả rau củ và thịt. Khi nấu các món ăn xào, bạn nên chia các thực phẩm nên cho vào xào trước và thực phẩm vào xào sau cho hợp lý dựa trên thời gian chín của thực phẩm. Hoặc có thể dựa trên các loại thực phẩm khác nhau và xào riêng biệt nhiều lần. Ví dụ như bạn xào thịt trước, sau đó sẽ xào rau củ riêng, đến khi các nguyên liệu đã chín tới thì trộn chúng vào xào 1 lượt và có thể đổ ra đữa để thưởng thức rồi.
Đối với những món nướng, bạn không nên ướp muối trước khi nướng, vì muối sẽ hút hết nước trong miếng thịt, khiến thịt bị khô sau khi nướng, và làm giảm lượng vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm. Bạn nên ướp thịt với hỗn hợp sốt được pha chế từ các nguyên lệu như dầu mè, rượu vang, tỏi, hành, tiêu… tùy theo sở thích và mục đích.
3. Quan tâm đến thứ tự gia vị
Để món ăn trở nên đậm đà và thơm ngon thì việc nêm gia vị đóng vai trò là một trong những bước rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải bạn cứ cho nguyên liệu một cách ngẫu nhiên là được mà nó cũng có nguyên tắc đó là gia vị nào thấm lâu hơn thì cho vào trước.
Ví dụ, trong một món ăn cần cho vào các nguyên liệu như muối và đường thì bạn nên nêm đường trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm và cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thì thời gian nấu càng ngắn càng tốt.
Video đang HOT
Việc nêm nêm muối như thế nào cũng cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất đinh chứ không đơn giản là cứ cho trực tiếp trong khi nấu như mọi người vẫn nghĩ. Đối với các món ăn có củ thì bạn nên cho muối vào sớm hơn để nó ngấm đều vào củ. Đối với món rau luộc thì bạn nên nêm muối trước khi bắc nồi xuống tránh cho việc các chất dinh dưỡng trong rau mất đi và nếu cho muối vào quá sớm sẽ khiến rau bị đỏ hoặc vàng, làm mất màu xanh đẹp mắt của rau.
5. Cho thêm nước khi làm món chiên xào
Khi nấu các món rau xào, chúng ta thường sẽ gặp phải tình trạng bị khô đồng thời hàm lượng dinh dưỡng có trong rau cũng bị mất đo. Vì vậy, để có thể giữ lại độ dinh dưỡng cho rau, khi chảo nóng, bạn nên cho thêm 2-3 thìa canh nước để hơi nước nóng có thể làm rau chín tới mà không tiêu hao quá nhiều lượng nước ngọt có trong thành phần của rau, củ.
6. Cách khử mùi tanh của cá
Để khử mùi tanh của cá, sau khi mua về bạn nên ngâm cá trong nước với rượu trắng và gừng đập dập. Làm như vậy sẽ có thể giúp giảm được mùi tanh hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên loại bỏ sạch sẽ mang cá và lớp màng đen có trong bụng cá để khử mùi tanh.
7. Cách chiên rán không bị bắn mỡ
Rất nhiều người rất sợ khi nấu những món ăn chiên rán vì có thể bị bắn dầu vào người gây tình trạng bỏng rát trên da. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bắn dầu mỡ này bằng cách trước khi cho thức ăn vào chiên, rán, các bạn nên rắc thêm một chút bột mì vào chảo trước. Hoặc nếu muốn món ăn chiên rán có một màu vàng đẹp mắt, nhất là món nem thfi bạn cần lưu ý khi đun nóng dầu, bạn hãy vắt vào chảo dầu một vài giọt nước chanh, đảm bào khi rán món ăn của bạn sẽ có màu sắc vô cùng bắt mắt.
Nấu món canh chua cá thơm ngon, không bị tanh
Cá nấu canh chua là món ngon được nhiều nhà ưa thích chị em nội trợ hãy thêm vào sổ tay gia đình. Loại bỏ các bộ phận tanh trong cá trước khi nấu
Ảnh minh họa.
Để giảm bớt mùi tanh của cá khi nấu canh, trước hết bạn cần loại bỏ các bộ phận tạo mùi tanh ở cá như mang, vây, vẩy cá, gân, ruột, các chất nhớt nhầy xung quanh thân...
Nếu không giỏi làm cá, khi mua cá bạn nên nhờ người bán làm cá giúp, cắt khúc nhỏ vừa ăn. Khi mang cá về nhà, bạn chỉ cần rửa thêm 2 - 3 lượt là có thể chế biến ngay.
Khử mùi tanh của cá
Có rất nhiều nguyên liệu giúp khử mùi tanh của cá hiệu quả, bạn có thể ngâm và rửa cá với rượu và gừng, cá sẽ nhanh hết mùi tanh, thịt cá thơm ngon hơn.
Vì gừng có mùi nồng, bạn nên dùng lượng nhỏ, không nên dùng quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn.
Ngâm cá trong nước vo gạo hay sữa tươi khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch cũng giúp khử mùi tanh.
Lấy muối hột chà lên thân cá hoặc ngâm cá trong nước muối sau đó rửa sạch cá với nước thì mùi tanh ở cá cũng sẽ giảm.
Ướp gia vị
Cá ướp gia vị trước khi chế biến sẽ có vị ngon đậm đà và giảm mùi tanh. Bạn có thể ướp cá với các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, ớt, rau răm...
Nếu người nội trợ muốn ướp cá với gừng thì không cho gừng sống vào ướp với cá sống vì khi chế biến, cá bị nóng lên, protein có trong cá sẽ chảy ra ngoài và cản tác dụng khử mùi của gừng.
Vì thế, nếu muốn ướp cá với gừng thì bạn nên cho cá vào nồi, làm nóng cá để protein ngưng kết lại rồi bạn mới cho gừng vào ướp.
Nấu canh cá
Khác với các công đoạn chuẩn bị, lúc nấu cá sẽ có khả năng bị nát cá hoặc bị tanh. Khiến món ăn không ngon hoặc kém đẹp mắt. Sau đây là những lưu ý khi nấu canh cá:
Không nấu cá với nước lạnh: nếu nấu cá ngay từ đầu, sẽ nhanh chín và làm nát thịt cá. Ngoài ra, nồi canh sẽ bị tanh, ngay khi phần bụng cá tiếp xúc với nước lạnh.
Xào cá sơ với hành tỏi và ít gia vị: chuẩn bị chảo với 1 ít dầu ăn, phi thơm hành tỏi rồi cho cá vào xào. Sau đó, cho một ít muối xào cho đến khi mặt cá xăn lại rồi vớt ra để riêng. Khi nồi nước sôi, cho cá vào nấu chín hẳn, nêm phụ gia rồi tắt bếp.
Nêm thêm gia vị và rau thơm: khi nấu canh cá, nên chọn các loại rau có mùi như ngò gai, ngổ, hành lá, húng quế hoặc thì là...sẽ giúp tô canh của bạn dậy mùi thơm và loại bỏ mùi tanh cá.
Cách nấu canh cá chua
Nguyên liệu:
- 6 muỗng dầu ô liu nguyên chất
- 1 củ hành tây vừa, xắt nhỏ
- 3 tép tỏi lớn
- 2/3 chén rau mùi tây tươi, xắt nhỏ
- 1 quả cà chua tươi, xắt nhỏ
- 250ml nước ngao, hến (hoặc nước luộc của động vật có vỏ)
- 1/2 chén rượu nấu ăn
- 1 miếng phi lê cá (sử dụng cá trắng như cá bơn, cá tuyết, cá hồng), cắt thành miếng nhỏ
- 1 muỗng tương ớt
- Tiêu, muối
Cách thực hiện:
- Đun nóng dầu ô liu trong một cái nồi lớn, thêm hành tây vào xào khoảng 4 phút, thêm tỏi, rau mùi tây, đảo đều trong 2 phút. Tiếp tục cho cà chua vào nấu thêm 10 phút hoặc lâu hơn.
- Thêm nước ngao, rượu trắng, cá vào, đun nhỏ lửa cho đến khi cá chín (từ 3-5 phút), rồi cho tương ớt, muối, hạt tiêu, nêm lại cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp, rắc thêm hành ngò.
Kho cá ngon bạn cần biết cách "tung hứng" gia vị một cách tài tình Để kho cá ngon, bạn phải biết cách kết hợp các loại gia vị một cách chuẩn xác, là "cuộc chơi" của mùi vị vô cùng độc đáo. Công thức kho cá này, hợp với mấy loại cá thịt mềm, kho nhanh. Kho cá xong bạn có cả nước kho rưới cơm, chấm rau rất ngon. Nguyên liệu để kho cá - Khoảng...